Bạn đang xem bài viết ✅ Chính tả bài Cửa sông trang 89 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chính tả bài Cửa sông giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 2 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 89, 90. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách tìm tên riêng.

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Tranh Làng Hồ, Đất nước. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để học tốt bài Chính tả tuần 27:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 89, 90

Câu 1

Nhớ – viết : Cửa sông (từ Nơi biển tìm về với đất… đến hết)

Trả lời:

Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vùng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Tham khảo thêm:  

Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non.

Chú ý:

  • Viết và trình bày đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
  • Chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu (dấu chấm, dấu ba chấm) và những chữ dễ viết sai chính tả (nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá…)

Câu 2

Tìm các tên riêng trong những đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào.

a) Người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ là Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô (1451-1506), một nhà hàng hải người l-ta-li-a. Cô-lôm-bô tưởng nhầm vùng đất này là Ấn Độ. Về sau, người đồng hương của ông là nhà hàng hải A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi (1454-1512) đã đính chính sai lầm ấy và khẳng định vùng đất Cô-lôm-bô tìm được là một vùng đất hoàn toàn mới lạ. Chính vì vậy, tập bản đồ xuất bản ở Lo-ren (Pháp) năm 1507 đã gọi châu lục này là A-mê-ri-ca (châu Mĩ), dựa theo tên của A-mê-ri-gô. (1451-1506) .

b) Đỉnh E-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 mét này là Ét-mân Hin-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thổ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953.

Tham khảo thêm:  

Theo TÂN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ

Trả lời:

* Các tên riêng trong đoạn trích.

  • Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sing No-rơ-gay.
  • Tên địa lý: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.

* Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.

  • Tên địa lý: Mĩ. Ấn Độ, Pháp.
  • Giải thích cách viết: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. (Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Bài tập Chính tả Cửa sông

Câu 3: Địa danh nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. Hi-ma Lay-a
B. Hi-rô Si-ma
C. Oa-Sinh-Tơn
D. Pa-ri

Đáp án: D

Câu 4: Tên người nước ngoài nào được viết đúng chính tả?

A. Nen-xơn-man Đê-la
B. Ê Mi Li
C. Mo-ri-xơn
D. A lếch xây

Đáp án: C

Câu 3: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống phù hợp:

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

nước Mĩ    Chi-ca-go    Ban-ti-mo

Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, ———-, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ ———, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc, ———-, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Tham khảo thêm:  

Đáp án:

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

“Ngày 1-5-1886, công dân thành phố Chi-ca-gô, nước Mĩ, xuống đường biểu tình đòi làm việc theo chế độ 8 ngày một giờ. Từ Chi-ca-gô, làn sóng bãi công nhanh lan ra các thành phố Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,… Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt, ở Chi-ca- gô, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 1-5 hằng năm đã được chọn làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.”

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chính tả bài Cửa sông trang 89 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 – Tuần 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *