Bạn đang xem bài viết Cây xà cừ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây xà cừ là loại cây gỗ quý hiếm, thường được dùng làm đồ nội thất nhưng ít ai biết cây này còn có công dụng chữa bệnh. Cùng Wikihoc.com khám phá nhiều điều thú vị về cây xà cừ và cách trồng nó nhé!

 Cây xà cừ là cây gì

Nguồn gốc, ý nghĩa cây xà cừ

Xà cừ hay còn gọi là cây quả gỗ, sọ khỉ, có tên tiếng anh là Nacre TreeXà cừ hay còn gọi là cây quả gỗ, sọ khỉ, có tên tiếng anh là Nacre Tree

Xà cừ hay còn gọi là cây quả gỗ, sọ khỉ, có tên tiếng anh là Nacre Tree, tên khoa học là Khaya senegalensis, thuộc họ Xoan. Loài cây này có nguồn gốc từ Sudan Châu Phi, sau này được trồng rộng khắp thế giới, nhiều nhất ở Berlin Đức.

Tại Việt Nam, cây xà cừ được trồng phổ biến từ Bắc vào NamTại Việt Nam, cây xà cừ được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam

Tại Việt Nam, cây xà cừ được dùng làm cây cảnh, do có thể sinh trường trên nhiều loại đất, nhất đất cát vùng ven duyên hải miền Trung nên cây được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam. Bạn dễ dàng thấy hàng cây xà cừ trăm năm tuổi ở ven đường phố, trường học, công viên, đình làng…hay ở trong vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Ý nghĩa phong thuỷ cây xà cừ

Nhiều người vẫn thường khuyên không nên trồng cây thân gỗ có đường kính to trước nhà vì đó là lối chính sẽ ngăn dòng khí lưu thông, che lấp ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến tài lộc, vận khí gia đình.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trồng cây xà cừ trước nhà nếu giữ một khoảng cách nhất định, để tạo được bóng mát xoa dịu cái nắng hè. Bạn nên trồng cây ở bên trái ở phía nhìn từ trong ra ngoài, cách cổng chính khoảng 20m và móng nhà 20m.

Ý nghĩa phong thuỷ cây xà cừÝ nghĩa phong thuỷ cây xà cừ

Ngoài ra, gỗ xà cừ mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, màu nâu đỏ của gỗ được dùng để chế tác các vật phong thủy, tiêu biểu như đĩa tứ linh với 4 loại thụy thú Long, Ly, Quy, Phụng được trạm trổ tinh xảo trên tấm gỗ xà cừ nguyên vẹn và không hề chấp nối. Hoặc thường thấy nhất là đóng tủ thờ, vời nhiều đường vân chạm trổ kỳ công nhằm cầu phước, an gia đạo.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Phân tích phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

Đặc điểm cây xà cừ

Cây xà cừ là loài cây thân gỗ, dáng thẳng đứng, đường kính khoảng 1 – 2m, chiều cao chừng 20 đến 50m, thân có lớp vỏ màu xám đen, sần sùi. Cây là loại nhiều cành, nhánh, tán lá rộng nên được dùng làm tạo mỹ quan, che bóng mát. Rễ cây dạng rễ cọc, chắc khỏe và đâm sâu.

Lá cây xà cừ dạng lá kẹp, nhìn như lông chim, mọc so leLá cây xà cừ dạng lá kẹp, nhìn như lông chim, mọc so le

Lá cây xà cừ dạng lá kẹp, nhìn như lông chim, mọc so le, mặt trên lá nhẵn. Hoa của cây này có 4 cánh, mọc thành từng cụm, màu trắng tinh. Quả xà cừ có dạng nang, màu nâu xám, cứng cáp, thường chín vào tháng 9 – 10, khi chín sẽ nứt ra và hạt bên trong bung ra, những hạt xà cừ có màu nâu, mang giá trị cao, thường dùng làm hạt giống.

Tác dụng của cây xà cừ

Tác dụng đối với sức khoẻ

  • Các bệnh viêm, đau, sưng: Người xưa dùng lá non của xà cừ để trị viêm, đau sưng rất hiệu quả. Dùng 1 nắm lá non xà cừ, rửa sạch, giã nhuyễn và ngâm với rượu, rồi đắp lên vùng bị đau sưng, viêm trong 1 tuần sẽ hết.
  • Trị bệnh ho: Vỏ cây màu vàng dùng để trị ho, sau khi rửa sạch để ráo mang đi ngâm với quất và mật ong trong 3 – 4 ngày rồi uống.

Vỏ cây xà cừ trị ho, nấu nước tắm trị ghẻVỏ cây xà cừ trị ho, nấu nước tắm trị ghẻ

  • Chữa bệnh ghẻ: Cũng dùng vỏ xà cừ, sau khi sơ chế sạch sẽ mang đun với nước tới khi sôi thì để nguội, dùng để tắm rất hiệu quả, giảm tình trạng ghẻ và ngứa hữu hiệu nhưng vào dựa vào độ tuổi, bệnh tình mà dùng lượng vỏ cây hợp lý.
  • Chữa bệnh sốt và đau dạ dày: Hoa xà cừ đem đi sắc với nước, uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn sẽ giúp trị sốt và đau dạ dày rất tốt.

Tác dụng làm đẹp

Do có bộ rễ lớn, chắc chắn nên cây chống được gió bão, giữ đất, chống xói mòn rất tốt. Cây còn có tán lá rộng, khả năng thanh lọc bụi bẩn, không khí nên được trồng để tạo không gian xanh, làm đẹp cảnh quan.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 14 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Do đó, cây được trồng nhiều ven đường, công viên,…nhưng cây sẽ bị giới hạn đường kính không quá 400mm và tỉa cành vào trước mùa mưa để tránh gây tai nạn khi cây đổ, gãy cành.

Cây còn có tán lá rộng, khả năng thanh lọc bụi bẩn nên được trồng tạo mỹ quanCây còn có tán lá rộng, khả năng thanh lọc bụi bẩn nên được trồng tạo mỹ quan

Gỗ cây xà cừ từ lâu đã nổi tiếng và có giá khá cao. Gỗ xà cừ đỏ, đẹp, chịu lực rất tốt, dễ uốn nắn nên được dùng để làm nhiều vật dụng gỗ, trang trí nội thất,…Đặc biệt, gỗ xà cừ không có mùi, chống mốc tốt, các thớ gỗ rất đẹp tạo nét quý phái, sang trọng nên được nhiều người ưa thích.

Gỗ cây xà cừ từ lâu đã nổi tiếng và có giá khá caoGỗ cây xà cừ từ lâu đã nổi tiếng và có giá khá cao

Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống

Ít ai biết được hạt, quả cây xà cừ có thể được dùng để ép thành dầu ăn, thành phần trong dầu xà cừ chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người.

Quả cây xà cừ được ép thành dầu ănQuả cây xà cừ được ép thành dầu ăn

Cách trồng và chăm sóc cây xà cừ

Cách trồng cây xà cừ tại nhà

Bước 1 Chọn hạt giống

Đầu tiên, bạn chọn hạt giống khỏe mạnh, không sâu bệnh và từ những cây có 18 tuổi trở lên thì cho ra cây giống mới chất lượng. Thời điểm trồng cây vào mùa mưa là tốt nhất.

Bạn chọn hạt giống xà cừ khỏe mạnh, không sâu bệnhBạn chọn hạt giống xà cừ khỏe mạnh, không sâu bệnh

Nếu trồng cây với quy mô lớn thì mật độ và khoảng cách thích hợp nhất khoảng 626 cây/ ha, giữa các cây thì 4 tới 5 mét, giữa các hàng 3 – 3,5m để cây có không gian phát triển.

Đất nên lựa loại dễ thoát nước, tơi xốp, hố đào có độ sâu và chiều rộng thích hợp khoảng 50x50x50cm, tốt nhất đào 10 ngày trước khi trồng, bón ít phân NPK.

Bước 2 Trồng cây xà cừ

Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 1 tiếng với rồi vớt ra, cho vào một miếng vải mỏng, đặt thoáng khí để ươm hạt. Sau đó, tưới ít nước để giữ độ ẩm cho hạt, khi hạt nảy mầm thì mang hạt đi trồng.

Cây xà cừ khi sinh trưởng cở 40 - 50 cm thì mang ra trồng vị trí chuẩn bị từ trướcCây xà cừ khi sinh trưởng cở 40 – 50 cm thì mang ra trồng vị trí chuẩn bị từ trước

Khi hạt nảy mầm khoảng 1 tuần thì cho vào bầu đất có chứa phân hữu cơ, phân chuồng, đất và phân lân, nhớ đâm lỗ thoáng nước dưới đáy bầu đất.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn thay đổi giọng nói trong video trên CapCut

Cây xà cừ khi sinh trưởng khoảng 40 – 50 cm thì mang ra trồng vị trí chuẩn bị từ trước, tháo túi bầu ra, cắt bớt rễ thừa và đặt cây vào hố, lấp đất lại, nén chặt đứng để cố định gốc rồi tưới ít nước cho cây, tránh tưới đẫm vì sẽ làm úng gốc.

Cách chăm sóc cây xà cừ

Khi cây còn nhỏ thì bạn nên tưới cây mỗi ngày 2 lần, lớn lên thì giảm còn 1 lần/ngàyKhi cây còn nhỏ thì bạn nên tưới cây mỗi ngày 2 lần, lớn lên thì giảm còn 1 lần/ngày

  • Khi cây còn nhỏ thì bạn nên tưới cây mỗi ngày 2 lần, sau khi cây đã lớn thì giảm xuống 1 lần/ngày.
  • Bạn nên làm sạch cỏ dại, tém đất quanh gốc với đường kính 0,8 – 1m, tỉa nhánh cây để cây từ mặt đất đến ⅓ hay 1/2 thân cây, có điều kiện sinh trưởng.
  • Khi cây con giai đoạn đầu thì bạn nảy làm sạch cỏ thường xuyên để tránh sâu bệnh, khi cây lớn thì nếu phát hiện có sâu thì lập tức phun thuốc chuyên dụng để tránh lây lan.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây xà cừ

  • Nếu bạn mua cây giống xà cừ về trồng thì nên chọn cây giống thân thẳng, ngọn lá không dập và không có dấu hiệu lạ.
  • Đất trồng xà cừ tốt là chọn nơi có độ pH ở khoảng mức 6 để cây sinh trưởng tốt.

15 hình ảnh đẹp về cây xà cừ

Cây xà cừ cổ thụ đẹp mắtCây xà cừ cổ thụ đẹp mắt

Cây xà cừ xanh mátCây xà cừ xanh mát

Cây xà cừ ven đườngCây xà cừ ven đường

Cây xà cừ tạo bóng mátCây xà cừ tạo bóng mát

Hàng cây xà cừ cổ thụHàng cây xà cừ cổ thụ

Hàng cây xà cừ trong nắng chiềuHàng cây xà cừ trong nắng chiều

Cành cây xà cừ trên nền trời xanhCành cây xà cừ trên nền trời xanh

Cây xà cừ trồng ven đườngCây xà cừ trồng ven đường

Cây xà cừ trồng thẳng tắpCây xà cừ trồng thẳng tắp

Cây xà cừ trồng dưới ánh nắng chiềuCây xà cừ trồng dưới ánh nắng chiều

Lá cây xà cừ xanh mơn mởnLá cây xà cừ xanh mơn mởn

Cây xà cừ dưới ánh hoàng hônCây xà cừ dưới ánh hoàng hôn

Cây xà cừ tạo bóng mát xanhCây xà cừ tạo bóng mát xanh

Cây xà cừ trồng ven đường Cây xà cừ trồng ven đường

Thân cây xà cừ Thân cây xà cừ

Bên trên là những thông tin về cây xà cừ và những công dụng của nó mà ít ai biết, mong các bạn có thêm điều thú vị và bổ ích về loài cây gỗ quý này.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây xà cừ: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *