Bạn đang xem bài viết Cây tuyết tùng: Cách trồng và chăm sóc đơn giản cho cây luôn tươi tốt tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Có nhiều người không biết cây tuyết tùng là cây gì cũng như không biết chăm sóc cây như thế nào là đúng. Hôm nay Wikihoc.com sẽ bật mí cho các bạn cây tuyết tùng: Cách trồng và chăm sóc đơn giản cho cây luôn tươi tốt nhé!

Giới thiệu về cây cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng là loại cây thân gỗCây tuyết tùng là loại cây thân gỗ

Cây Tuyết Tùng thuộc chi Thông Tuyết là loài thực vật lá kim thuộc bộ nhà Thông, có tên khoa học là Cedrus. Cây này có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya và một phần khu vực Địa Trung Hải. Điều kiện sinh trưởng của cây tuyết tùng là những nơi có độ cao từ 1500m trở lên so với mực nước biển.

Cây tuyết tùng là cây thân gỗ có thể cao từ 30 – 50m. Những cây dùng làm cảnh chỉ cao từ 20 – 50cm. Lá cây có hình kim, dài khoảng 5 – 8cm, mọc theo đường xoắn ốc. Lá có màu xanh đậm hoặc hơi nhạt một chút tùy vào lớp sáp trên cây.

Loại cây này có quả dài trung bình 5 – 12cm, hình thùng. Khi quả chín, quả có màu nâu và có mùi hăng đặc trưng. Tuy nhiên, đối với những cây nhỏ dùng làm cảnh thì không có quả mà chỉ có lá phát triển nhanh có mùi hương nhẹ.

Tham khảo thêm:   Cách chọn cá basa tươi ngon, đơn giản

Ý nghĩa cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng có nhiều ý nghĩa trong cuộc sốngCây tuyết tùng có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống

Cây tuyết tùng mang ý nghĩa trường tồn, bền bỉ với thời gian cho nên loại cây này được dùng làm quà tặng mừng thọ và những dịp quan trọng. Nhiều người còn quan niệm rằng nếu nằm mơ thấy cây tuyết tùng thì sẽ gặp được nhiều điều may mắn.

Trong phong thủy, cây tuyết tùng là nơi trú ngụ của thần linh, có khả năng xua đuổi tà vận, khí xấu. Ngoài ra với vẻ ngoài cứng cáp của cây còn biểu tượng cho đức tính thật thà, ngay thẳng của con người.

Cây tuyết tùng hợp với mệnh nào? Tuổi nào?

Tuổi Thân, mệnh Kim rất phù hợp trồng cây tuyết tùngTuổi Thân, mệnh Kim rất phù hợp trồng cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng cùng họ với nhiều loại cây tùng khác như tùng la hán, tùng thơm,… chính vì vậy cây này thích hợp để người mệnh Kim, tuổi Thân trồng vì sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và gặp được nhiều thuận lợi, tài lộc trên con đường sự nghiệp.

Công dụng của cây tuyết tùng

Công dụng của cây tuyết tùngCông dụng của cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng có rất nhiều công dụng. Dưới đây là một số công dụng đặc trưng của cây tuyết tùng:

  • Có khả năng thanh lọc không khí xung quanh nơi đặt cây, xua đuổi côn trùng
  • Có công dụng trong y học, tinh dầu chiết xuất từ cây tuyết tùng giải tỏa căng thẳng, giảm stress hiệu quả,…
  • Tinh dầu cây tuyết tùng còn được dùng làm thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm da, vảy nến,…
  • Tình dầu cây tuyết tùng có tính sát khuẩn, kháng viêm cao nên được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Ngoài ra tinh dầu của cây còn có khả năng trị ho, đau nhức xương khớp,…
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vấn đề rác thải nhựa 2 Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng

Kỹ thuật trồng cây tuyết tùng

Đất trồng cây có độ thoát nước tốtĐất trồng cây có độ thoát nước tốt

Chúng ta có thể dùng phương pháp giâm cành để trồng cây tuyết tùng, rồi bón phân định kỳ và tưới đủ nước cho cây là cây có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau khi trồng cây tuyết tùng:

Nhiệt độ trồng cây: Cây tuyết tùng có khả năng chống chịu điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho nên bạn có thể trồng cây ngoài trời hoặc trong nhà đều được, nhưng cây sẽ phát triển tốt ở nơi có ánh sáng tự nhiên, thoáng khí

Đất trồng: Cần tránh đất kiềm vì cây không thể sinh trưởng trong loại đất này. Bên cạnh đó, cần chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, có chất dinh dưỡng. Bạn có thể trồng cây trong chậu to vì chậu to giúp thoát nước tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây tuyết tùng

Tưới nước cho cây với lượng vừa đủ

Bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc cây tuyết tùng như sau:

  • Đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên, thoáng khí như sân vườn, gần cửa sổ, sân thượng,…
  • Tưới nước với lượng vừa đủ và đất có khả năng thoát nước. Bạn chỉ cần tưới nước 2 -3 lần/tuần là được.
  • Nếu bạn trồng cây tuyết tùng trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/tuần.
  • Cây tuyết tùng không có nhu cầu phân bón cao cho nên bạn chỉ bón phân một lần vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Bạn chọn loại bánh dầu, đó là loại bánh làm từ bã dầu sau khi được ép lấy dầu sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Tham khảo thêm:  

Mua cây tuyết tùng ở đâu và giá bao nhiêu?

Cây tuyết tùng trồng làm cảnhCây tuyết tùng trồng làm cảnh

Bạn nên đến các cửa hàng bán cây cảnh uy tín để mua vì nơi đây sẽ cung cấp cho các bạn cây tuyết tùng có chất lượng. Đồng thời, bạn có thể hỏi người bán về cách trồng cũng như chăm sóc cây nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Hiện nay, trên thị trường một chậu cây tuyết tùng có chiều cao từ 45 – 50 có giá khoảng 85.000 đồng/chậu.

Gợi ý các mẫu cây tuyết tùng để bàn đẹp

Nếu bạn muốn mua cây tuyết tùng để bàn học, bàn làm việc hoặc trang trí nhà cửa, hãy cùng Wikihoc.com tham khảo một số mẫu cây đẹp dưới đây nhé!

Mẫu 1

Mẫu 1Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 2Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 3Mẫu 3

Như vậy Wikihoc.com đã bật mí cho các bạn cây tuyết tùng: Cách trồng cây tuyết tùng và chăm sóc đơn giản cho cây luôn tươi tốt cũng như ý nghĩa cây tuyết tùng. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về cây tuyết tùng rồi nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây tuyết tùng: Cách trồng và chăm sóc đơn giản cho cây luôn tươi tốt tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *