Bạn đang xem bài viết Cây trúc nhật: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Với vẻ ngoài mảnh mai, thanh nhã, trúc nhật là loại cây thường được nhiều người trồng để trang trí, tăng thêm vẻ đẹp và sự sang trọng cho ngôi nhà. Trong bài viết sau, Wikihoc.com sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật đúng kỹ thuật.

 Cây trúc nhật là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây trúc nhật

Cây trúc nhật là loại cây thuộc họ nhà tre, tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata. Cây được biết đến với các tên gọi như Trúc Phất Dụ hay Phất Dụ Trúc, có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, các nước thuộc vùng nhiệt đới Trung Mỹ và miền Nam của châu Á.

Giới thiệu về cây Trúc NhậtGiới thiệu về cây Trúc Nhật

Đặc điểm, phân loại cây trúc nhật

Cây trúc nhật thường mọc thành bụi và có nhiều nhánh nhỏ, các nhánh vươn thẳng đứng. Mỗi cây cao khoảng 0.5-1m, thân cây chia thành từng đốt tương tự như đốt tre.

Lá cây có dạng hình thoi, thuôn dài và nhọn ở hai đầu, gần giống với lá tre nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Lá cây trúc nhật có nhiều loại như lá xanh, lá đốm hay lá sọc.

Tham khảo thêm:  

Đặc điểm cây Trúc NhậtĐặc điểm cây Trúc Nhật

Hoa cây trúc nhật có màu trắng tinh khôi, mọc thành từng chùm dài. Những cánh hoa chụm lại ở đỉnh, cuống chung vươn ra. Khi hoa tàn, những quả non nhỏ màu xanh, da nhẵn bóng sẽ xuất hiện.

Hoa cây Trúc NhậtHoa cây Trúc Nhật

Tác dụng của cây trúc nhật

Cây góp phần trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng, thanh lịch. Đồng thời, cây còn có công dụng rất tốt trong việc điều hòa, thanh lọc không khí, giúp bạn thoải mái, mát mẻ hơn.

Tác dụng của cây trúc nhậtTác dụng của cây trúc nhật

Ý nghĩa phong thuỷ cây trúc nhật

Trong phong thủy, cây trúc nhật có thân cây cao ráo, mảnh mai, thể hiện cho sự ngay thẳng, bản lĩnh nhưng không kém phần thanh nhã, mềm mại của người quân tử. Cây cũng thường được trồng trong chậu sứ tráng men trắng, nhằm tôn lên vẻ đẹp của cây và khẳng định lối sống thanh cao của người quân tử.

Trúc nhật cũng là loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể xanh tốt quanh năm trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Chính vì thế, cây Trúc Nhật còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, dám đương đầu với mọi khó khăn của con người.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trúc nhậtÝ nghĩa phong thuỷ cây trúc nhật

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, chữ “trúc” gần âm với “chúc” mang ý nghĩa chúc phúc cho mọi điều tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc và một vài nơi ở Việt Nam, trồng cây trúc nhật trong sân nhà sẽ mang đến may mắn và xua đuổi điềm dữ cho cả gia đình, giúp cả nhà luôn vui vẻ, hòa thuận.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp dàn ý bài thơ Tự tình 2 (5 Mẫu) Lập dàn ý bài thơ Tự tình 2

Cây trúc nhật hợp mệnh nào? Tuổi nào?

Trong phong thủy, cây trúc nhật hợp với những người mệnh Mộc. Màu xanh của lá cây là màu sắc tương hợp đối với người mệnh Mộc. Trồng cây trúc nhật sẽ giúp những người mệnh Mộc thu hút được tài khí và gặp được nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Khi trồng cây, người mệnh Mộc cần đặt cây ở hướng Nam, Đông và Đông Nam. Điều này sẽ giúp công việc làm ăn của họ trở nên suôn sẻ hơn, thu hút tài lộc, may mắn.

Cây trúc nhật hợp mệnh nào? Tuổi nào?Cây trúc nhật hợp mệnh nào? Tuổi nào?

 Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật

Cách trồng cây trúc nhật tại nhà

Bạn chuẩn bị đất trồng cho cây, đảm bảo đất tơi xốp, đủ độ ẩm, có thể trộn thêm xơ dừa hoặc tro trấu.

Tiếp theo, bạn chọn 1-2 cành cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh. Sau đó giâm cành xuống đất. Bạn cần ấn chặt cành xuống đất để tạo thành rễ cho cây. Bạn tưới nước hằng ngày đến khi cành ra rễ.

Lúc này, bạn có thể mang cây trồng trong chậu. Bạn đặt cây vào giữa chậu, sau đó lấy đất đắp và nén chặt quanh gốc cây, sao cho cây có thể đứng thẳng. Đồng thời, bạn tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

Cách trồng cây Trúc NhậtCách trồng cây Trúc Nhật

Cách chăm sóc cây trúc nhật

Trúc nhật là loài cây ưa bóng mát, do đó bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vì điều này sẽ làm cháy hoặc chết lá cây. Bạn cũng có thể tắm nắng cho cây vào buổi sáng hoặc chiều mát.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy kẻ ô viết tiếng Trung Giấy tập viết chữ Hán

Khi tưới nước, bạn cần lưu ý tưới cho cây một lượng nước vừa phải. tránh tưới quá nhiều nước khiến cây bị úng, thối rễ.

Mỗi tháng một lần, bạn nên bổ sung phân vi sinh, phân hữu cho cây. Khi thấy cây bị rụng lá, khô héo, bạn cần chăm sóc cây kỹ hơn để cây có điều kiện phục hồi.

Bệnh phấn trắng là bệnh thường gặp ở loài cây này. Khi phát hiện cây bị bệnh, bạn hãy dùng khăn thấm cồn lau sạch hết phấn. Nếu cây bị sâu bệnh, bạn nên đưa cây ra ngoài phun thuốc trừ sâu.

Tham khảo: Kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu hiệu quả, năng suất

Cách chăm sóc cây trúc nhậtCách chăm sóc cây trúc nhật

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc nhật

  • Khi trồng cây trúc nhật đã mọc cao thì nên cắm thêm cọc để cây không bị gãy đổ.
  • Bạn cũng có thể trồng cây thủy canh và thay nước 1-2 tuần/lần.
  • Chỉ nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới lúc trưa làm cây dễ chết.

 8 hình ảnh đẹp về cây trúc nhật

Cây trúc Nhật được trồng trong các chậu nhỏCây trúc Nhật được trồng trong các chậu nhỏ

Cây trúc Nhật dáng cao, trồng trong chậu đứngCây trúc Nhật dáng cao, trồng trong chậu đứng

Cây trúc Nhật đốm để bànCây trúc Nhật đốm để bàn

Cây trúc Nhật có thể chưng ở nhiều vị trí trong nhàCây trúc Nhật có thể chưng ở nhiều vị trí trong nhà

Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như cách trồng, chăm sóc cây trúc nhật để cây có thể phát triển tốt. Wikihoc.com chúc các bạn thực hiện thành công nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây trúc nhật: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *