Bạn đang xem bài viết Cây si: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây Si trong bộ phong thủy Tứ Linh “Đa – Sung – Sanh – Si” đại diện cho sự may mắn, cát tường, mang lại vượng khí cho ngôi nhà và văn phòng. Tuy nhiên, trồng cây si để đem lại điều may mắn là điều không phải ai cũng biết. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về cây Si theo phong thủy nhé.

Cây si là cây gì?

Đặc điểm cây si

Cây Si hay cây Cừa, cây Gừa theo cách gọi của một số nơi, là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae) chi ficus, có tên khoa học là Ficus microcarpa L.

Cây si phát triển có thể cao đến 30 mét, các rễ phụ sẽ thả rơi thành những thân phụ đâm sâu xuống đất giúp cây cố định thân chính. Cành nhánh mọc ngang rất nhiều hướng ra xung quanh, đa phần mọc ngang từ dưới gốc. Trên thân có thể có những sống gờ hay các cục bướu nổi lên do quá trình phát triển quá nhanh. Toàn thân có nhựa mủ màu trắng, lá màu xanh khá đậm rất đẹp.

Mô tả, đặc điểm nhận biết về cây SiMô tả, đặc điểm nhận biết về cây Si

Phân loại cây si

Bên cạnh giống cây si bản địa ở nước ta hiện nay được trồng để làm cây cảnh tạo bóng mát thì còn một loại cây si nữa đó là cây si Nhật có kích thước nhỏ hơn thích hợp dùng để làm cây si bonsai để bàn.

Công dụng của cây si

Giúp che mát, làm công trình

Trồng cây Si phát triển tốt có thân cao, tán rộng đường kính tán tạo bóng râm có thể lên đến 5-10 mét. Khi có ánh nắng mặt trời, lá cây si quang hợp hút CO2, nhả O2 làm những người đứng dưới tán cây dễ thở và giúp không khí trong sạch hơn. Chất diệp lục trong lá cây Si có tác dụng hút các tia điện tử từ các thiết bị điện tử, bảo vệ tốt cho mắt và não bộ.

Tham khảo thêm:  

Cây có tác dụng che mát, làm công trìnhCây có tác dụng che mát, làm công trình

Do có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt ở tất cả các loại đất và không cần sự chăm sóc của con người, như ở các công trình công cộng như công viên, đền thờ, chùa chiền hay dọc các triền sông, đường phố… trồng cây Si có tác dụng tạo cảnh quan môi trường xanh mát, chống sa mạc hóa ở những vùng cằn cỗi.

Làm cây si bonsai

Làm cây bonsaiLàm cây bonsai

Do đặc điểm thân và cành cây si có độ mềm dẻo rát cao, tuổi thọ lại dài, thân thường có bướu hay cục gù rất đẹp nên nhiều nghệ nhân bonsai uốn cây si làm cây cảnh bonsai mà không sợ cây chết hay gãy. Cây si bonsai có thể trồng đứng một mình trong chậu hay, để bên cạnh hồ nước, hòn non bộ…cũng sống rất mạnh mẽ và rất ít bị chết khô.

Làm thuốc thảo dược trị bệnh

Làm thuốc thảo dược trị bệnhLàm thuốc thảo dược trị bệnh

Theo Đông y, người ta thường lấy nhựa cây và cắt rễ phụ về chế biến để trị những bệnh sau:

  • Trị các vết thương bầm tím, lở loét hay ứ huyết do bị tai nạn hay đánh đập.
  • Chữa ho, viêm amidan, viêm phế quản, sốt cao.
  • Chữa các trường hợp viêm ruột cấp hay bị kiết lỵ.

Ý nghĩa cây si trong phong thủy

Trong phong thủy, nhóm Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si) hay gọi là nhóm cát tường, trồng cây si mang đến cát tường và thịnh vượng cho ngôi nhà hay văn phòng chung khuôn viên. Thân cây cao lớn đại diện cho phúc lộc dồi dào, lá cây xanh tốt, bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống mãnh liệt. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác đủ đầy và khỏe mạnh.

Cây si chỉ phát triển theo hướng cát tường nếu trồng đúng chỗ, tăng sinh khí, giúp trấn yểm những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang tính sát khí.

Tham khảo thêm:   Cách đăng ký Zing VIP để tải nhạc miễn phí trên Zing MP3

Ý nghĩa phong thủy về cây SiÝ nghĩa phong thủy về cây Si

Cây si hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Cây si hợp với mệnh gì, tuổi gì?Cây si hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Theo phong thủy, cây si hợp với mệnh Mộc do có thân cây màu nâu, lá màu xanh lục. Những người này trồng cây Si rất tốt, hợp mệnh mang lại phúc lộc cho bản thân và gia đình. Đó là những người thuộc các tuổi sau:

  • Tuổi Canh Dần: 1950
  • Tuổi Tân Mão: 1951
  • Tuổi Mậu Tuất: 1958
  • Tuổi Kỷ Hợi: 1959
  • Tuổi Nhâm Tý: 1972
  • Tuổi Quý Sửu: 1973
  • Tuổi Canh Thân: 1980
  • Tuổi Tân Dậu: 1981
  • Tuổi Mậu Thìn: 1988
  • Tuổi Kỷ Tỵ: 1989
  • Tuổi Nhâm Ngọ: 2002
  • Tuổi Quý Mùi: 2003

Có nên trồng cây Si trước cửa nhà?

Theo phong thủy đây là nhóm cây mang tính âm, có thể là nơi trú ngụ của các linh hồn hay ma quỷ, không tốt cho vận khí trong nhà do sự phát triển rậm rạp của các nhánh cây đâm sâu xuống đất, tạo ra những hình ảnh âm u khi chiều tà và đêm tối. Vì thế theo quan điểm này không nên trồng cây si trước cửa nhà.

Có nên trồng cây Si trước cửa nhà?Có nên trồng cây Si trước cửa nhà?

Cách trồng và chăm sóc cây

Cách trồng cây si

Nên nhân giống cây Si bằng cách chiết cành hay giâm hon từ cây trưởng thành đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh:

Đất trồng: Nên chọn loại đất thịt giàu mùn mặt vườn và trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục.

Cách làm:

  • Chọn đoạn nhánh khỏe mạnh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.
  • Bầu bằng nilon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.
  • Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.

Kỹ thuật trồng cây

Đất trồng: Nên chọn đất tốt, giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.

Cây trồng con: Sau khi nhân giống cây con nên lựa cây khỏe mạnh, có bộ rễ tốt, nhanh phát triển để dễ tạo dáng, thế

Tham khảo thêm:   Kịch bản chương trình chia tay giáo viên nghỉ hưu (6 mẫu) Dẫn chương trình chia tay cán bộ giáo viên nghỉ hưu

Với những yếu tố phong thủy trên, những người mạng Mộc nên trồng cây Si trước nhà theo các lưu ý sau:

  • Chỉ nên trồng cây Si bonsai với chiều cao không quá 1 mét, nên trồng theo cặp hay theo số lẻ 3.5.7 hoặc trồng chung với một số cây khác để tăng vượng khí.
  • Không đặt cây Si ở chính giữa hay tại các hướng Tây, Tây Nam là các hướng đại kỵ của mệnh Mộc.
  • Thường xuyên tỉa lá và nhánh cây tránh để cây phát triển rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.

Thường xuyên tỉa lá và nhánh cây tránh để cây phát triển rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.Thường xuyên tỉa lá và nhánh cây tránh để cây phát triển rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.

Cách chăm sóc cây si

Ánh sáng: Do có kích thước lớn và lá mọc dày nên cây si rất cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Vì vậy, cần phải đặt cây si nơi nhiều nắng và thoáng để hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt.

Phân bón: Nên thường xuyên bổ sung phân ủ mục và mùn cưa, vỏ trấu cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng và giữ ẩm đất.

Chăm sóc: Sau khi trồng vào vị trí bonsai, phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho đất, có thể bón thêm phân kích thích để phát triển bộ rễ giúp cây lớn nhanh và thường xuyên cắt bỏ các nhánh không cần, bấm ngọn để cây phát triển theo ý muốn.

Giá và địa điểm mua cây si

Giá và địa điểm mua cây siGiá và địa điểm mua cây si

Giá tham khảo cây si: Bạn có thể mua cây si cảnh tại các nhà vườn trồng cây cảnh hay tại các trang mạng điện tử. Cây có giá tham khảo khoảng từ 50.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào tuổi đời, hình dáng và kích thước của cây.

Hình ảnh các loại cây si bonsai thích hợp chưng Tết

Mẫu cây si bonsaiMẫu cây si bonsai

Cây si bonsai làm đẹp ngày TếtCây si bonsai làm đẹp ngày Tết

Mỗi cây bonsai đều có một hình dáng khác nhauMỗi cây bonsai đều có một hình dáng khác nhau

Cây si với gốc lớn thích hợp trang trí sân vườnCây si với gốc lớn thích hợp trang trí sân vườn

Trên đây là ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng cây si ngày Tết mà Wikihoc.com gửi đến bạn. Chúc bạn dễ dàng chọn được loại cây để trưng ngày Tết trong nhà thật đẹp nhé!

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây si: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *