Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ Soạn Địa 10 trang 5 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lý 10 Bài 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, hình thành kiến thức mới và phần luyện tập vận dụng trang 5, 6, 7, 8, 9, 10 bài Sử dụng bản đồ thuộc phần 1: Một số vấn đề chung.

Soạn Bài 2 Địa lí 10 Cánh diều được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. GiảiĐịa lý 10 Bài 2 Sử dụng bản đồ cho học sinh là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo và các bạn gia sư soạn giáo án dạy học nhanh hơn.

Trả lời câu hỏi Mở đầu Địa lí 10 Bài 2

Vậy có những phương pháp nào để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ,…

Tham khảo thêm:   3 cách làm salad rong biển tươi vừa ngon lại còn giúp giảm cân

– Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí. Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm: Lựa chọn nội dung bản đồ; Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ; Đọc nội dung bản đồ.

Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 2 Cánh diều

Câu 1

Đọc thông tin và quan sát hình 2.1, hãy nêu các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu. Lấy ví dụ về kí hiệu của một đối tượng địa lí trên bản đồ mà em biết.

Gợi ý đáp án

– Các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu: Dạng chữ, Dạng tượng hình, Dạng hình học

* Ví dụ minh họa:

– Trong Lược đồ khoán sản Việt Nam có:

+ Các kí hiệu dạng hình học: biểu hiện cho Than, Dầu mỏ,…

+ Các kí hiệu dạng tượng hình: biểu hiện cho Đất hiếm, đá quý,…

Câu 2

Đọc thông tin và quan sát hình 2.2, hãy cho biết phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí.

Gợi ý đáp án

Phương pháp đường chuyển động biểu hiện: sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.

=> Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân,…

Câu 3

Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, hãy cho biết phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.

Tham khảo thêm:   Bài tập Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau Ôn tập Toán 7

Gợi ý đáp án

– Phương pháp chấm điểm biểu hiện được các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.

=> Ví dụ:

  • Phân bố dân cư
  • Phân bố cơ sở chăn nuôi

Câu 4

Đọc thông tin và quan sát hình 2.4, hãy cho biết phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố như thế nào.

Gợi ý đáp án

Phương pháp khoanh vùng được dùng để biểu hiện những đối tượng địa lí có sự phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

=> Ví dụ: sự phân bố các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,…

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 2

Câu 1

Hãy hoàn thành bảng đồ theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện bản đồ.

Gợi ý đáp án 

Phương pháp Sự phân bố của đối tượng Khả năng biểu hiện của phương pháp
Kí hiệu

Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể

– Vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

– Chất lượng của đối tượng

Đường chuyển động Sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội – Hướng di chuyển của đối tượng.

– Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

Khoanh vùng Sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác. Tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định
Bản đồ – biểu đồ Giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó. – Số lượng của đối tượng.

– Chất lượng của đối tượng.

– Cơ cấu của đối tượng.

Tham khảo thêm:   Cách xem World Cup trực tiếp trên máy tính, điện thoại, TV

Câu 2

Hãy nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống.

Gợi ý đáp án 

Các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống:

  • Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.
  • Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.
  • Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

Câu 3

Hãy điền phương pháp phù hợp vào bảng sau theo mẫu để biểu hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ.

Gợi ý đáp án 

STT Nội dung cần biểu hiện Phương pháp biểu hiện
1 Dòng biển nóng và dòng biển lạnh Đường chuyển động
2 Các đới khí hậu Khoanh vùng
3 Sự phân bố dân cư Chấm điểm
4 Cơ cấu dân số Bản đồ – biểu đồ
5 Sự phân bố các nhà máy điện Kí hiệu

Câu 4

Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà.

Gợi ý đáp án

Gợi ý: sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ Soạn Địa 10 trang 5 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *