Bạn đang xem bài viết Cây cúc mốc: Đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cúc mốc mang một dáng vẻ giản dị, cổ kính mà lại rất phong trần và là loại cây cảnh được ưa thích trong việc tạo hình, làm cây bonsai. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loài cây này qua bài viết sau đây nhé.

Cây cúc mốc là cây gì?

Cây Cúc Mốc có tên khoa học là Crossostephium chinense, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như: Nguyệt bạch, Ngải phù dung, Ngọc phù dung… Đây là những cây mọc thành bụi, họ cúc, chúng được tìm thấy nhiều ở miền nam Trung Quốc, quần đảo Ryuku, Đài Loan và Philippines.

Cây Cúc Mốc có tên khoa học là Crossostephium chinenseCây Cúc Mốc có tên khoa học là Crossostephium chinense

Cây cúc mốc có thân nhỏ ngắn, cành non được phủ lông trắng. Lá có hình như hoa cúc, mọc sát thành bụi dày và có màu xám như bị mốc. Khi phát triển cúc mốc cao khoảng 30cm, được yêu thích bởi tán lá phát ra mùi thơm và có những bông hoa như hoa cúc nên đây cũng là một gợi ý lý tưởng để trồng trong vườn nhà.

Tham khảo thêm:   Tóm tắt lý thuyết Sinh học ôn thi THPT Quốc gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học

Ý nghĩa của cây cúc mốc

Cây hoa cúc mốc mang lại điềm lànhCây hoa cúc mốc mang lại điềm lành

Cây hoa cúc mốc là loại cây độc đáo, được tạo hình bonsai để trang trí cho không gian sống thêm sinh động và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, một ý nghĩa vô cùng đặc biệt mà ít ai biết đến đó là cúc mốc mang đến điềm lành cho gia đình.

Nhiều người cho rằng để cúc mốc ở gần cửa sổ hoặc cửa chính sẽ giúp xua đuổi được điểm xấu và không cho ma vào nhà.

Công dụng của cây cúc mốc

Cúc mốc có rất nhiều công dụng tốtCúc mốc có rất nhiều công dụng tốt

Trong nhiều nghiên cứu về hoa cây cúc mốc đã tìm thấy trong lá và hoa của cúc mốc có tinh dầu, các hoạt chất taraxerol, taraxeryl acetat và taraxerol… rất có lợi cho sức khỏe nên cúc mốc được sử dụng với một số công dụng sau:

  • Lá cây cúc mốc được dùng để ủ trà sẽ có mùi thơm như hoa cúc để chữa đau khớp hoặc thấp khớp, chữa ăn không tiêu, nhức đầu, cảm mạo, đau bụng.
  • Trong Đông Y, cúc mốc có tính mát, vị cay, không độc, thơm có rất nhiều công dụng như: Làm sáng mắt, chữa chảy máu cam, chữa bệnh sởi, trị ho, ù tai, điều hòa kinh nguyệt, chữa thổ huyết…
  • Đặc biệt cây cúc mốc chữa ho rất hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ nhỏ, các mẹ thường lấy lá cúc mốc hấp với mật ong cho bé.
Tham khảo thêm:   20 cách trị hôi miệng tận gốc, dễ làm, hiệu quả vĩnh viễn tại nhà

Cách trồng cây cúc mốc

Cách trồng cây cúc mốcCách trồng cây cúc mốc

Cúc mốc được nhân giống và trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Cúc mốc khá dễ trồng vì chịu được khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, để trồng cúc mốc được đẹp hơn thì cần chú ý một vài yếu tố sau:

  • Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng, ưa nắng nên cần trồng ở nơi có nhiều nắng và sáng.
  • Đất trồng: Là loài cây không kén đất, nếu được nên trồng ở loại đất thoáng xốp, nhiều mùn hơn, thoát nước tốt để cây phát triển tốt hơn.
  • Nhiệt độ: Cây cúc mốc chịu được nóng tốt, chịu lạnh thì kém hơn.
  • Độ ẩm: Cúc mốc ưa ẩm trung bình, tốt nhất nên tưới cây từ sau 7 – 10 ngày. Lượng nước nhiều sẽ dẫn đến cây bị ngập úng.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cúc mốc cũng không nhiều. Nếu trồng lấy lá thì có thể bón phân 2-3 tháng/lần bằng các loại phân giàu dinh dưỡng.
  • Sâu bệnh thường gặp: Cúc mốc ít bệnh nhưng cũng cần theo dõi thường xuyên để cây sinh trưởng tốt hơn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến loại cây cúc mốc. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về loài cây này và trồng trong khu vườn nhà mình cho thêm xinh đẹp nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây cúc mốc: Đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến Vẽ sơ đồ tư duy bài Tây Tiến

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *