Bạn đang xem bài viết Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp – Kĩ thuật tạo dáng đơn giản tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cây sung là một trong những cây cảnh không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn có ý nghĩa phong thủy rất tích cực trong đời sống hàng ngày. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu những cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp và dễ dàng.

Các giống cây sung hiện nay

Theo nguồn gốc xuất xứ, cây sung được chia thành hai loại là cây sung ta và cây sung Mỹ. Trong đó, cây sung ta còn được chia ra thành hai loại là cây sung tẻ và cây sung nếp.

Cây sung ta được trồng để che bóng mát là chính, còn cây sung Mỹ trồng để thu hoạch quả.

Các giống cây sung hiện nayCác giống cây sung hiện nay

Kĩ thuật tạo dáng cây sung cảnh

Khi uốn cây sung cảnh, phải uốn thân trước sau đó uốn đến cành chính và cuối cùng là uốn những cành nhỏ. Bắt đầu uốn từ gốc đến ngọn cây, cành lớn rồi mới tới cành nhỏ.

Trước khi uốn, bạn có thể cắt những cành xấu để dễ tạo dáng hơn.

Trong khi uốn, không nên uốn quá chặt hoặc quá lỏng, đường quấn phải ở góc 45 độ so với trục thẳng của thân cây. Sau đó, uốn cành xoắn theo hướng quấn của dây. Sau 1 năm thì có thể tháo dây.

Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp

Bước 1 Tỉa bớt lá

Tham khảo thêm:   Văn bản Bàn về đọc sách Trích Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách

Trước khi tạo dáng thì bạn phải tỉa bớt lá trên cây quá sát nhauTrước khi tạo dáng thì bạn phải tỉa bớt lá trên cây quá sát nhau

Đầu tiên, trước khi tạo dáng thì bạn phải tỉa bớt phần lá cây mọc quá sát nhau, những cành song song, tỏa đều hoặc gối lên nhau.

Ngoài ra, bạn cũng phải cắt bỏ phần cành mọc uốn về phía nhau, trước chéo, đối xứng và cành rủ để tránh mất thẩm mỹ của cây.

Bước 2 Tiến hành uốn cành cây sung cảnh

Sau đó tiến hành uốn cànhSau đó tiến hành uốn cành

Cây sung cảnh sau khi tỉa lá để tạo dáng bạn sẽ uốn cành từ trong ra ngoài, ưu tiên uốn phần thân chính trước, rồi mới tới cành chính, sau cùng là những cành quanh thân từ gốc lên ngọn, và từ cành lớn tới cành nhỏ.

Bước 3 Quấn kẽm quanh thân cho cây sung cảnh đẹp

Cuối cùng của việc tạo dáng cho cây cảnh là quấn kẽm để cố định dáng câyCuối cùng của việc tạo dáng cho cây cảnh là quấn kẽm để cố định dáng cây

Bước cuối cùng của việc tạo dáng cho cây cảnh là quấn kẽm để cố định dáng cây. Bạn cắm một đầu dây kẽm vào sâu trong đất, …. không được quấn quá chặt hay quá lỏng.

Lúc quấn dây kẽm thì quấn chéo 1 góc 45 độ từ phía gốc đến cành câyLúc quấn dây kẽm thì quấn chéo 1 góc 45 độ từ phía gốc đến cành cây

Lúc quấn dây kẽm thì quấn chéo 1 góc 45 độ từ phía gốc đến cành cây, đối với cành cây thì xoắn nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm lu6n giữ chặt vỏ cây, đối với những cây chừng 3 – 4 tháng cây phát triển nhanh, bạn sẽ tháo dây kẽm ra và quấn lại để tạo nét mới,

Cách chăm sóc cây sung cảnh sau khi tạo dáng cây sung

Cách tưới nước, bón phân cho cây sau khi tạo dáng

Cây sung là loại cây ưa nước, vì thế sau khi uốn xong thì bạn nên tưới nướcCây sung là loại cây ưa nước, vì thế sau khi uốn xong thì bạn nên tưới nước

  • Tưới nước: Cây sung là loại cây ưa nước, vì thế sau khi uốn xong thì bạn nên tưới nước cho cây để cây đủ sức phát triển. Khi cây bị thiếu nước thì thân với cành cây sẽ có các vảy bao bọc làm tăng sức chịu hạn cho cây, nếu thấy hiện tượng trên thì bạn nên tưới nước cho cây ngay nhé!
  • Ánh sáng: Bạn nên đặt cây sung sau khi tạo dáng ở nơi có ánh sáng tốt, tránh quá gay gắt vì sẽ làm cây phát triển chậm. Tránh đặt cây dưới bóng râm hay ít ánh sáng vì sẽ làm cây ít phân cành, nhánh cây sẽ dài ra làm mất thẩm mỹ.
  • Bón phân: Bón phân cho cây 1 – 2 lần/ năm, bạn nên bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa để cây dễ hấp thụ hơn.
Tham khảo thêm:   Uống nước chanh có tốt không? Uống như thế nào đúng cách?

Cách chăm sóc cây ra trái sau khi uốn

Để cây phát triển thật tốt sau khi uốn có trái thì bạn nên bọc vết thương của cây lại

Để cây phát triển thật tốt sau khi uốn có trái thì bạn nên bọc vết thương hoặc dùng dầu vôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, dầu hôi để bôi phân vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng cây sung.

Ngoài ra, bạn phải quan sát thường xuyên tình trạng của cây, các vết thương sau khi được uốn có bị nhiễm trùng hay không để kịp xử lý. Sau khi cây uốn xong cần lượng lớn chất dinh dưỡng để phát triển, đây thời điểm tốt để bạn bón phân hợp lý cho cây.

Khoảng thời gian hợp lý để tạo dáng cho cây sung vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8. Bời vì vào giữa hè, cây bắt đầu phát triển ra lá và những chồi non, cây tràn trề sinh lực. Còn khi tạo dáng cho sung cảnh vào cuối hè, cây sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, giảm khả năng bị sâu mọt ăn chồi non và nhiễm bệnh hơn những tháng kia.

Cách chăm sóc cây ra trái sau khi uốnCách chăm sóc cây ra trái sau khi uốn

Cách cho cây sung cảnh mau ra quả

Nếu muốn cho cây sung mau lớn thì ngoài đáp ứng các lưu ý kể trên thì người chăm còn phải băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm. Còn muốn cây ra quả sớm thì phải kích thích cây bằng cách ngưng tưới nước 15 – 20 ngày, vặt bỏ hết lá.

Tham khảo thêm:   Tính chất giao hoán của phép nhân là gì? Hướng dẫn học chi tiết

Chờ khi cây ra lá mới thì mới chăm sóc bình thường thì cây sẽ ra nụ hoa và quả cỡ sau 3 tháng, cách này nên làm từ tháng 6 – 8, mùa quả sẽ vào cuối năm.

Ngoài ra, bạn có thể kích thích cây ra quả bằng dùng dao khứa vài đường gần gốc cây cho nhựa chảy ra, cây sẽ bị thúc ra quả nhanh hơn. Còn trồng trong chậu thì thay chậu to hơn, cho phân vi sinh vào, ngưng tưới nước thì sau 2 – 3 tháng cây thay lá và bắt đầu kết quả.

Tuy nhiên, tránh cắt tỉa phần cùi hoa bám vào thân sau khi cây ra quả và rụng đi, vì đợi quả mới sẽ mọc ra từ đó. Nếu muốn quả mọc chỗ khác thì mới cắt bỏ vị trí đó, quả sung sẽ mọc chỗ khác nơi thân đủ già.

Hình ảnh cây sung đẹp nhất hiện nay

Dáng cây sung kỳ lạDáng cây sung kỳ lạ

Cây sung dáng đổCây sung dáng đổ

Cây sung bonsaiCây sung bonsai

Cây sung đẹpCây sung đẹp

Bên trên là những cách tạo dáng cây sung cảnh đơn giản, mong qua bài viết trên các bạn biết thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp – Kĩ thuật tạo dáng đơn giản tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *