Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 11 Đề thi kì 2 môn Tin học 6 KNTT, Cánh diều (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022 – 2023 gồm 11 đề thi sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề thật tốt để ôn thi học kì 2 năm 2022 – 2023 hiệu quả.

Với 11 đề thi học kì 2 môn Tin 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, còn giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết:

Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 2 môn Tin học 6

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG THCS……..
———****——–

KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: TIN HỌC 6
Thời gian: 45 phút

A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.

Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…

Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.

Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.

Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

Tham khảo thêm:   Cách chế biến ức gà không bị khô

A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.

Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…

Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.

Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?

Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:

Câu 14

a) Tên của chủ đề chính.

b) Tên các chủ đề nhánh.

c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

Hình 11

Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.

1) Insert Left a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.
2) Insert Right b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.
3) Insert Above c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.
4) Insert Below d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6

A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

C

D

C

D

C

A

C

B

C

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm

Câu 13:

– Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

– Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

0,75

0,75

Câu 14:

a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ.

0,5

1,5

1

Câu 15:

– Tiêu đề: Căn lề giữa.

– Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

– Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.

0,5

0,5

0,5

Câu 16:

1 – c

2 – d

3 – a

4 – b

0,25

0,25

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức

Cấp độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1.Sơ đồ tư duy

HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy

Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy

HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy

HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy

Số câu

3 (C1,2,5)

1 (C13)

2 (C3, 4)

1 (C14)

7

Số điểm

0,75

1,5

0,5

3

5,75

Tỉ lệ (%)

7,5

15

5

30

57,5

2. Định dạng văn bản

HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản

HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản

HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản

Số câu

2 (C6,7)

2 (C8,9)

1 (C15)

5

Số điểm

0,5

0,5

1,5

2,5

Tỉ lệ (%)

5

5

15

25

3. Trình bày thông tin ở dạng bảng

HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng

Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng

Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng

Số câu

1 (C10)

2 (C11,12)

1 (C16)

4

Số điểm

0,25

0,5

1

1,75

Tỉ lệ (%)

2,5

5

10

17,5

Tổng số câu

7

7

1

1

16

Tổng số điểm

3

4,5

1,5

1

10

Tỉ lệ (%)

30

45

25

100

Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Tin học 6

A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2022 - 2023 Ôn tập tiếng Anh 8 học kì 2

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 14 (mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện:

A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai

Câu 2: Tìm kiếm gồm có 3 bước, sắp xếp lại các bước theo đúng trật tự:

a. Nháy chuột vào thẻ Home.
b. Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter.
c. Trong nhóm lệnh EditingFind.

Trật tự sắp xếp:

A. a – b – c
B. a – c – b
C. c – a – b
D. b – a – c

Câu 3: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.

Câu 4: Để chèn thêm một hàng trong Table, ta thực hiện như sau:

A. Đặt con trỏ tại nơi cần chèn hàng trong Table, chọn Table – Insert – Rows Above hoặc Rows Below.
B. Chọn ô tại nơi cần chèn hàng, chọn Table – Insert – Cells – Insert Entire Row.
C. Đặt con trỏ tại ô cuối cùng bên phải của Table, bấm phím Tab.
D. Tất cả các thao tác trên đều đúng.

Câu 5: Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?

A. Format/Font
B. Home /Paragraph
C. Page Layout/Page Setup
D. Format/Paragraph

Câu 6: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI?

A. Time New Roman
B. VNI-Times
C. VNI-Top
D. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:

1. Tạo sơ đồ tư duy mới
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
3. Tạo chủ đề chính
4. Tạo chủ đề nhánh
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn

A. 1-3-4-5-2.
B. 1-2-3-4-5.
C. 5-1-2-3-4.
D. 5-4-3-2-1.

Câu 8: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chép những ý chính của một bài học.
B. Trong sơ đồ tư duy chỉ có hai loại chủ đề: chủ đề trung tâm và chủ đề chính xung quanh chủ đề trung tâm.
C. Các nhanh nối cho biết mỗi chủ đề được triển khai thành những chi tiết nào.
D. Có thể dùng sơ đồ tư duy để trình chiếu trong một cuộc họp.

Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Có thể chỉnh sửa tên của một chủ đề.
B. Phải tạo ra hết các chủ đề con chủ đề rồi mới có thể triển khai chi tiết được cho một chủ đề con.
C. Không thể di chuyển được vị trí sơ đồ tư duy đang vẽ trên màn hình.
D. Muốn xóa được chủ đề phải lần lượt xóa tất cả các chủ đề con của nó trước.

Câu 10: Để tạo một chủ đề mới, ta thực hiện?

A. File→ New
B. File→ Open
C. File→ Save
D. Edit→ New

Câu 11: Nếu coi gia đình là chủ đề mẹ thì chủ đề con là:

A. Bố
B. Mẹ
C. Anh
D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 12: Input là gì?

A. Thông tin vào.
B. Thông tin ra.
C. Thuật toán.
D. Chương trình.

Câu 13: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.
B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.
C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.
D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Tham khảo thêm:   120 bài Toán luyện thi Violympic lớp 5 Bộ đề luyện thi Violympic Toán

Câu 14: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu đó là sai:

A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.
B. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.
C. Đầu vào của bài toán cũng là đầu vào của thuật toán.
D. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.
E. Đáp án A, D đều sai.

B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước?

Câu 2: (1,0 điểm) Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện mấy lần? Kết quả của đoạn chương trình sau?

i := 5;

Dem:=0;

Tong:=0;

While i>=1 do

Begin

i := i – 1;

Dem:=Dem+1;

Tong:=Tong+1;

End;

Write (‘dem:’, Dem, ‘Tong:’,Tong);

Câu 3: (1,0 điểm) Cho sơ đồ khối mô tả thuật toán đếm số số hạng dương trong dãy sau, hãy viết thuật toán dưới dạng liệt kê.

Câu 3

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học 6

A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

(Mỗi câu đúng được 0,5đ)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

C

B

C

D

C

A

A

B

A

A

D

A

C

E

B. Tự luận: (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

(1,0đ)

Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

while <điều kiện> do ; trong đó:

+ Điều kiện: thường là 1 phép so sánh

+ Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.

0,5

0,25

0,25

2

(1,0đ)

– Cho biết câu lệnh sau Do thực hiện 5 lần vì i = 5 mỗi lần kiểm tra i>=1 thì giảm i đi 1 đơn vị qua câu lệnh i := i – 1; Thông qua biến Dem ta biết số lần lặp là 5. Vậy câu lệnh được thực hiện 5 lần.

– Kết quả của đoạn chương trình là: Dem: 5; Tong: 15

0,5

0,5

3

(1,0đ)

Thuật toán đếm số số hạng dương trong dãy dưới dạng liệt kê là:

Bước 1. Nhập N, các số hạng a1, a2…, aN

Bước 2. i = 0, k= 0,

Bước 3. Nếu ai > 0 thì k = k+1;

Bước 4. i = i + 1

Bước 5: Nếu i > N thì đưa ra giá trị k, rồi kết thúc;

Bước 6. Quay lại bước 3.

0,125

0,125

0,125

0,125

0,25

0,25

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 6

Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1. Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

– Biết được cách sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế.

– Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

5

5

10

2. Trình bày thông tin ở dạng bảng

– HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng.

HS hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng.

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

0,5

1,0

Tỉ lệ (%)

5

5

10

3. Sơ đồ tư duy

Hs biết được các chức năng cơ bản chung của phần mềm sơ đồ tư duy.

HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy.

Số câu

2

1

3

Số điểm

1,0

0,5

1,5

Tỉ lệ (%)

10

5

15

4. Khái niệm thuật toán

– Biết thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán.

Diễn tả được sơ lược thuật toán là gì, nêu được ví dụ minh họa.

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

0,5

1,5

Tỉ lệ (%)

5

5

15

5. Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

– Biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình máy tính với thuật toán.

Hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt.

Mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Số câu

1

1

1

3

Số điểm

0,5

0,5

1,0

2,0

Tỉ lệ (%)

5

5

10

20

6. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh

Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh thông qua các bài toán cụ thể.

Số câu

2

1

3

Tỉ lệ (%)

10

10

20

Số điểm

1,0

1,0

2,0

7. Cấu trúc lặp trong thuật toán

– Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc lặp

Thể hiện được cấu trúc lặp khi biết và khi không biết trước số lần lặp cần làm.

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

1,0

1,0

Tỉ lệ (%)

5

10

10

Tổng số câu

9

5

1

2

17

Tổng số điểm

4,5

2,5

1,0

2,0

10

Tỉ lệ (%)

45

25

30

100

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 11 Đề thi kì 2 môn Tin học 6 KNTT, Cánh diều (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *