Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 10 Đề thi học kì 1 môn Văn 12 (Có ma trận, đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024 gồm 10 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi cuối kì 1 Văn 12 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa với ngữ liệu đọc hiểu ngoài chương trình. Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 12 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 1 môn Địa lí 12, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 12.

1. Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 12 – Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 12

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU ( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ

[…] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN.

Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 400 từ, với chủ đề : “ Một ngày không dùng điện thoại thông minh”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”

(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 12

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc – hiểu

1

– Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận

0.5

2

– Lí do: vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng.

0.5

3

Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.

Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.

0.5

0.5

4

Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người

1

Tập làm văn

1

Yêu cầu:

Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung

– Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn

Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau

– Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?

– Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.

– Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao….

– Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết…

0.5

0.5

0.5

0.5

2

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.

0,5

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

(1) – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ:

Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ.

Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.

Sóng:Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

– Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu.

(2) – Sáu câu thơ đầu:

Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm.

Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức).

– Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được).

Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

-> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi.

(3) – Bốn câu cuối:

– Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương.

Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

(4) – Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ:

– Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

– Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân.

3,5

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt

0,5

0.25

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 25: Triệu - Lớp triệu Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 60, 61

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 12

Mức độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Phần I.Đọc hiểu

Ngữ liệu:

Văn bản nhật dụng

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu.

Một đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh dài 150- 200 từ.

– Nhận biết thông tin về:

– – Văn bản; tác giả; phương thức biểu đạt; thể loại;hoàn cảnh ra đời.

– – Nhận diện các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng kiến thức tiếng Việt.

Hiểu quan niệm của tác giả, thông điệp bài viết.

Trình bày quan điểm bản thân mà vấn đề đưa ra.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Phần II. Tạo lập văn bản.

– Nghị luận xã hội.

– Nghị luận văn chương

Viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

– HS viết được bài văn nghị luận văn học.

– Lời văn mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, rõ nghĩa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

1 câu

5 điểm

50%

10 câu

10 điểm

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 – Đề 2

2.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 12

 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Tham khảo thêm:   Cây tuyết tùng: Cách trồng và chăm sóc đơn giản cho cây luôn tươi tốt

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.

Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.

Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.

Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.

Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”

(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016)

Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên? (0.5 đ)

Câu 2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? (1.0 đ)

Câu 3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở? (1.0đ)

Câu 4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ? (0.5 đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

“Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.” (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016).

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của mình về thông điệp trên.

Câu 2: ( 5 điểm)

Phân tích hình tượng Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến sau: “ Sông Đà hung bạo mà trữ tình”./

2.2 Đáp án đề thi Văn cuối kì 1 lớp 12

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.ĐỌC HIỂU

(3 Đ)

1

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

0.5

2

– Biện pháp tu từ chính: Phép điệp từ ngữ/ điệp cấu trúc.

– Tác dụng: nhấn mạnh ý mà nhà văn muốn thể hiện, đó là vai trò của mỗi cá nhân trong việc quyết định cuộc sống của bản thân.

0.5

0,5

3

. Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, không chịu phấn đấu để thực hiện ước mơ, sống theo lối mòn nhạt nhẽo.

1.0 đ

4

Lời khuyên: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn.

Chú ý: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các ý trên đây.

0.5 đ

II.LÀM VĂN

(7Đ)

1

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý chính sau đây.

Giới thiệu trích dẫn thông điệp (câu văn trên)

0,5đ

Giải thích các ý: làm những điều bạn thích tức là biết sống với những đam mê lành mạnh, đi theo tiếng nói trái tim tức là cách sống chân thật với chính bản thân mình, yêu ghét rõ ràng, sống theo cách bạn cho là mình nên sống hàm chứa ý nghĩa về việc chọn lựa cách sống đúng đắn, sống để tuổi trẻ trở nên có ý nghĩa và giá trị.

0.5 đ

Suy nghĩ: Chọn cách sống đúng đắn không chỉ đáp ứng cái tôi vị kỉ mà cần phải biết sống vì những lẽ sống cao đẹp, sống đúng trong nhân cách làm người và quan niệm về hạnh phúc chân chính.

0.5 đ

Liên hệ ngắn gọn về bản thân.

0.5đ

2

a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Có chọn lọc và phân tích dẫn chứng hợp lý.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về vẻ đẹp SĐ để làm sáng tỏ ý kiến: “ Sông Đà hung bạo mà trữ tình”

0,25

0,25

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

– Vài nét về tác giả, tác phẩm

– – Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút.

– – Người lái đò Sông Đà được sáng tác trong gian đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với nội dung ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc….

Về nội dung:.

1 Giải thích ý kiến:

“ Sông Đà hung bạo mà trữ tình” là hai tính cách đối lập nhau nhưng thống nhất tạo nên tính toàn vẹn cho hình tượng.

– “ Sông Đà hung bạo- nói đến thiên nhiên dữ dội nham hiểm xảo quyệt như kẻ thù số 1 ““ Sông Đà trữ tình” mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng…

2 Cảm nhận về hình tượng Sông Đà

*Sông Đà hung bạo: Hùng vĩ, hiểm trở

– “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”.

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

+ Xa: từ xa âm thanh thác nước hiện lên với nhiều trạng thái: “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “”hất hàm”, “oai phong”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”.

+ Sự biến hóa linh hoạt của 3 trùng vi thạch trận:

– Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người.

* Sông Đà trữ tình

– Từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ.

– Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”, có ánh sáng “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào mắt”, như “nắng tháng ba Đường thi”, …

– Khi đi thả thuyền trên sông: “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, thiên nhiên mơn mởn: lá ngô non, “con hươu thơ ngộ”, …

3.Nghệ thuật

Tác giả vận dụng thành công kiến thức, ngôn ngữ đa lĩnh vực…Khi miêu tả nhìn cảnh vật, con người ở phương diện thẩm mỹ….Chọn lọc sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc…

4. Đánh giá chung

Khái quát nội dung: tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của con Sông Đà vừa hung dữ, vừa thơ mộng trữ tình, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

Bày tỏ tình yêu say đắm….

0,5 đ

0.5 đ

3.0 đ

0,5 đ

0,5 đ

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt

0,25đ

0.25đ

Tham khảo thêm:  

Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý mang tính tham khảo, giám khảo chấm linh hoạt, khuyến khích những bài làm sáng tạo.

2.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Văn 12

Mức độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc hiểu văn bản

– Ngữ liệu: Văn bản hoặc trích đoạn văn bản.

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ Độ dài: tối đa 300 chữ;

+ Văn bản/đoạn trích VB trong hoặc ngoài chương trình, không giới hạn thể loại.

+ Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức.

– Phương thức biểu đạt; biện pháp tu từ; thể loại; từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết trong văn bản, …

– hình tượng; tác dụng của BPTT.

– Nội dung văn bản/ đoạn trích, câu văn;

– Bày tỏ và lý giải quan điểm, thái độ;

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1,5

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 4

Số điểm 3:

Tỉ lệ: 20%

Phần II. Tạo lập văn bản.

Nghị luận xã hội

Nghị luận văn chương

– Phát biểu, trình bày suy nghĩ về vấn đề có liên quan đến ngữ liệu.

– HS viết được bài văn nghị luận văn học. có đầy đủ bố cục, biết kết hợp các thao tác lập luận,..

Lời văn mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, rõ nghĩa, dựng đoạn tốt, trình bày đẹp.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ:20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1,5

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 2 ,5

Tỉ lệ:25%

1 câu

5 điểm

50%

3 câu

10 điểm

100%

……………

Tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Văn 12

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023 – 2024 10 Đề thi học kì 1 môn Văn 12 (Có ma trận, đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *