Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về chuối tiêu, loại chuối dân dã mà lại lợi ích chẳng ngờ tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Chuối là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Chúng có nhiều chủng loại khác nhau, nào chuối tiêu, chuối ngự, chuối sáp, chuối hột…trong đó phổ biến nhất là chuối tiêu.

Chuối tiêu có thể được sử dụng ăn sống hay chín đều được. Với chuối tiêu xanh, bạn có thể cắt lát ăn kèm với các loại rau sống; nấu các món giấm chuối, cá kho chuối, lươn om chuối… hay đơn giản là cho vào nồi luộc để có món ăn vặt hấp dẫn. Với chuối tiêu chín, bạn có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố chuối, kem chuối, bánh chuối, sữa chua dầm chuối…và rất nhiều món tráng miệng khác.

Chuối tiêu là gì?

Chuối tiêu còn có các tên gọi khác như chuối giàChuối tiêu còn có các tên gọi khác như chuối già

Tại Việt Nam, chuối tiêu còn có các tên gọi khác như chuối già, ba thư, bản tiêu, tiêu tử, ba quả… Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, cao từ 5 – 6m, sống lâu năm, thân cây thẳng, tròn mềm, có bẹ lá, cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to và dài. Khi ra trái, mỗi buồng có từ 6 – 8 nải, rất to và đẹp. Quả chuối tiêu có hình dáng cong như lưỡi liềm, chưa chín có màu xanh đậm, chín thì chuyển sang màu vàng, phần thịt vàng nõn, rất thơm và ngọt.

Ngoài ra, chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, không độc, thành phần chủ yếu là protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, phốt pho, calci, kẽm, vitamin A, C, E, B11, folate, carotene và choline,. Đồng thời, chúng cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Tham khảo thêm:   Tìm m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất Ôn tập Toán 9

Tác dụng thần kỳ của chuối tiêu đối với sức khỏe và sắc đẹp

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, chuối tiêu còn có một số tác dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp như:

Làm đẹp da

Chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da mềm mịn và tươi trẻ.

Giảm cholesterol

Lượng cholesterol quá cao trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh động mạch vành. Chuối tiêu có tác dụng hạ thấp cholesterol. Bạn có thể dùng 50 g chuối tiêu, rửa sạch, thái lát rồi cho vào nước sôi, uống liên tục từ 10 – 20 ngày để hạ thấp cholesterol trong cơ thể.

Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Chuối hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết ápChuối hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp

Người bị cao huyết áp nên ăn mỗi ngày 3 – 5 quả chuối để duy trì cân bằng natri, kali trong cơ thể và acid kiềm, giúp cơ bắp và thần kinh duy trì bình thường, cơ tim hoạt động hài hòa.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả chuối chín cũng có tác dụng cực hữu hiệu trong việc làm dịu và thúc đẩy sự lên da non ở các vết thương tổn của ruột trong viêm ruột kết có loét, đồng thời chống các rối loạn ở ruột và dạ dày, các bệnh tiêu chảy cấp tính và mãn tính, bệnh viêm ruột, táo bón và bệnh thiếu vitamin C.Đặc biệt, trong chuối chứa nhiều Pectin – 1 Glucid giúp tiêu hóa tốt và chống nhiễm trùng đường ruột.

Trị bệnh trầm cảm

Trong chuối tiêu có chứa một dạng vật chất giúp não sản sinh amin, khiến tinh thần trở nên vui vẻ. Vì vậy, người bình thường hoặc những người bị trầm cảm có thể ăn nhiều chuối để giảm bớt lo lắng, phiền muộn.

Tham khảo thêm:   Nước tương và xì dầu có giống nhau không?

Thanh nhiệt, giải độc

Củ chuối tiêu thì có vị ngọt, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân và rễ chuối tiêu vị ngọt chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết (thanh giải nhiệt tà ở phần huyết), giải độc, trị nhiệt suyễn (khó thở do nhiệt), tiểu ra máu và mụn nhọt.

Điều trị các bệnh ngoài ngoài da

Vỏ chuối điều trị các bệnh ngoài ngoài daVỏ chuối điều trị các bệnh ngoài ngoài da

Vỏ chuối tiêu có chất khống chế vi khuẩn và nấm sinh sôi, dùng vỏ chuối tươi rửa sạch rồi chà đi chà lại trên vùng da ngứa hoặc giã nhuyễn dùng trong nhiều ngày sẽ có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu.Bên cạnh đó, vỏ quả chuối xanh có tác dụng làm se và diệt nấm, nhựa của quả xanh thì có thể dùng để chữa hắc lào.

Các bài thuốc cụ thể có chuối tiêu

Chữa trúng độc do ăn uống: Củ chuối tiêu thái miếng, cho đầy nồi, đổ ngập nước và đun sắc cho đến khi đặc thì lấy một bát cho uống để làm nôn mửa.

Chữa nhọt sưng ở sống lưng, vết sưng tấy, mụn nhọt: Củ hoặc rễ chuối tiêu giã nát đắp.

Chữa phế nhiệt (bệnh do nhiệt tà xâm phạm phế, thường gây ra các triệu chứng như má đỏ hồng, ho đờm đặc, đau ngực hay suyễn thở mạnh, khạc ra máu): rễ chuối tiêu tươi 60g, rau sam 30g giã nát, ép lấy nước sau đó đun âm ấm, bỏ bã uống nước.

Chữa tiểu ra máu: Rễ chuối tiêu tươi 120g và cỏ nhọ nồi 30g. Dùng hỗn hợp sắc nước uống.

Tham khảo thêm:   KHTN 8: Bài tập Chủ đề 2 Giải KHTN 8 Cánh diều trang 72

Chữa sốt cao phát cuồng, phiền khát (bồn chồn không yên và khát nước), mê sảng, co giật: Dùng một lóng trúc hay nứa, vót nhọn đầu, chọc vào giữa thân cây chuối cho nước chảy ra. Hứng lấy một bát để uống. Có thể dùng củ và rễ, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa hắc lào: Rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô. Lấy một quả chuối xanh còn non trên cây, bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm bôi vào chỗ có nấm. Làm từ 4 đến 5 lần.

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Thịt quả chuối tiêu xanh, phơi sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C, tán bột, ăn hàng ngày với liều từ 20 đến 30g.

Chữa đại tiện táo bón: Ăn quả chuối tiêu chín, mỗi lần từ 3 đến 4 quả.

Chữa trĩ ra máu: Chuối 2 quả, để cả vỏ nấu chín ăn. Dùng nhiều lần.

Chữa cao huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu, từ 30 đến 60g sắc uống. Dùng nhiều lần.

Chữa phụ nữ ít sữa và người già táo bón: Hoa chuối thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hoặc muối lạc rang, ăn từ 2 đến 3 bữa liền.

Tham khảo thêm: 6 cách làm bánh chuối nướng béo thơm, ngon ngất ngây tại nhà

Chuối tiêu là loại quả ngon, bổ, rẻ và có mặt ở mọi nơi, sẽ thật tiếc nếu bạn không biết cách tận dụng chúng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cũng cấp sẽ hữu ích với bạn, hãy thường xuyên bổ sung chuối tiêu vào thực đơn hằng ngày của gia đình nhé.

Nguồn: Healthline

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về chuối tiêu, loại chuối dân dã mà lại lợi ích chẳng ngờ tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *