Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 22 Đề giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án + Ma trận) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 22 Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Mỗi đề thi đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 2 năm 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán, Ngữ Văn 6. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 22 đề giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6:

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

  • Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
  • Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Đề thi Giữa kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2022 – 2023
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.

Câu 2: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.

Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá.
B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm giun.
D. Nhóm ruột khoang.

Câu 6: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.

Câu 7: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).

Câu 9: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 .
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 11: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước.
D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 12: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 13: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm men.
D. Nấm linh chi.

Câu 14: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 15: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.

Câu 16: Đơn vị của năng lượng là:

A. N.
B. kg.
C. J.
D. kg. N.

Câu 17: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:

A. Tác dụng lực.
B. Truyền nhiệt.
C. Ánh sáng.
D. Cả A và B.

Câu 18: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua – bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 19: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

A. động năng.
B. hóa năng.
C. thế năng đàn hồi.
D. quang năng.

Câu 20: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

A. ánh sáng.
B. âm thanh.
C. nhiệt do máy tính phát ra.
D. cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

A. năng lượng thủy triều.
B. năng lượng nước.
C. năng lượng mặt trời.
D. năng lượng gió.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Con thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 7: Writing Soạn Anh 10 trang 82 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 24: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:

A. thế năng hấp dẫn.
B. nhiệt năng.
C. điện năng.
D. động năng và thế năng.

Câu 25: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:

A. không thay đổi.
B. bằng không.
C. tăng dần.
D. giảm dần.

Câu 26: Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

A. quang năng thành điện năng.
B. nhiệt năng thành điện năng.
C. quang năng thành nhiệt năng.
D. nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 27: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 28: Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

A. nhiệt năng làm nóng động cơ.
B. khí thải ra môi trường.
C. ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
D. cả 3 đáp án trên.

Câu 29: Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

A. năng lượng điện.
B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm.
C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường.
D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm.

Câu 30: Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

A. Thời gian sử dụng lâu.
B. tiêu thụ năng lượng điện ít.
C. hiệu quả thắp sáng cao.
D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

1. A 2. C 3. D 4. C 5. B 6. A 7. B 8. C 9. B 10. A
11. D 12. A 13. D 14. C 15. C 16. C 17. D 18. D 19. C 20. D
21. B 22. A 23. D 24. A 25. A 26. A 27. C 28. D 29. D 30. D

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Nội dung Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn
TN TL TN TL TN TL TN TL

CHỦ ĐỀ 7: Nguyên sinh vật và động vật.

– Động vật không xương sống và động vật có xương sống

– vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống

3 câu

2,5

25%

Số câu

2 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 8: Đa dạng sinh học.

– Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người

.

1 câu

1,5

15 %

Số câu

1

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 9: Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật

– Sự co dãn vì nhiệt.

2 câu

1

10%

Số câu

2 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản.

– Trọng lực.

– Hai lực cân bằng

– Lực ma sát

– Lực kế

– Vận tốc của chuyển động

– Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động.

– Hai lực cân bằng.

5 câu

4,5

45%

Số câu

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Tổng

7(3,5)

3(3)

1

1(2)

12

3,5

35%

30%

1,5

15%

2

20%

10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời cho các câu sau:

Câu 1: (NB) Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.

Câu 2: (NB) Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm)
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.

Câu 3: (NB) Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.

Câu 4: (NB) Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào:

A. khối lượng của các vật
B. kích thước của các vật
C. chiều dài của vật
D. chiều cao của vật

Câu 5: (NB) Thế năng đàn hồi của vật là

A. năng lượng do vật chuyển động
B. năng lượng do vật có độ cao
C. năng lượng do vật bị biến dạng
D. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 6: (NB) Động năng của vật là

A. năng lượng do vật có độ cao
B. năng lượng do vật bị biến dạng
C. năng lượng do vật có nhiệt độ
D. năng lượng do vật chuyển động

Câu 7: (NB) Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. làm cho vật nóng lên
B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng
D. làm cho vật chuyển động

Câu 8: (NB) Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

A. năng lượng ánh sáng
B. nhiệt năng
C. động năng
D. hóa năng

Câu 9: (NB) Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành

A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng ánh sáng.
C. năng lượng âm thanh.
D. năng lượng nhiệt.

Câu 10: (NB) Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

A. Chui rúc vào sâu trong cát
B. Màu lông nhạt, giống màu cát
C. Di chuyển bằng cách quăng thân
D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 11: (NB) Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

A. Đới lạnh
B. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm
C. Hoang mạc đới nóng
D. Cả a và b đúng

Câu 12: (NB) Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

A. Dự trữ năng lượng chống rét.
B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.
C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 13. (NB) Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh dại.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh tả.

Câu 14: (TH) Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

A. Có màu lông giống màu cát
B. Bướu mỡ
C. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Câu 15: (TH) Động vật có xương sống bao gồm:

A. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 16. (TH) Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng

A. có kích thước hiển vi
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. Chưa có cấu tạo tế bào,
D. có hình dạng không cố định.

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 17:

a. Lương thực là gì? Lấy ví dụ minh họa

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng? Nếu sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 18: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:

a) Túi kẹo có khối lượng 150g.

b) Túi đường có khối lượng 2kg.

c) Hộp sữa có khối lượng 380g.

d) Hộp phấn có khối lượng 175g

Câu 19: Trong các dạng năng lượng sau đây: Động năng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học. Những dạng năng lượng nào thuộc nhóm năng lượng chuyển động? Những năng lượng nào thuộc nhóm năng lượng lưu trữ?

Câu 20: Em hãy đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học?

Tham khảo thêm:  

Câu 21: Nêu các đặc điểm để nhận biết lớp cá?

Câu 22.

a, Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sán?

b, Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,… sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A D A C D A C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án D C D D B D B C

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Đáp án

Điểm

Câu 17. (1,75 điểm)

a.

Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: chất đạm, vitamin nhóm B…

– HS: tự lấy ví dụ

b. Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

– Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc.

– Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa(đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 18.(1 điểm)

Vì vật có khối lượng 1kg thì có trọng lượng 10N nên:

a) Túi kẹo có trọng lượng là 1,5N

b) Túi đường có trọng lượng là 20N

c) Hộp sữa có trọng lượng là 3,8N

d) Hộp phấn có trọng lượng là 1,75N

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 19. (0,5 điểm)

* Nhóm năng lượng chuyển động:

– Động năng, Năng lượng điện, Năng lượng nhiệt.

* Nhóm năng lượng lưu trữ:

Thế năng hấp dẫn, Thế năng đàn hồi, Năng lượng hóa học.

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 20. (0,75 điểm)

Một số biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học:

– Tận dụng ánh sáng Mặt Trời

– Tắt tất cả các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học

– Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện: bóng đèn có nhãn tiết kiệm điện, quạt tiết kiệm điện, điều hòa tiết kiệm điện, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, … .

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 21. (1 điểm)

Nêu các đặc điểm để nhận biết lớp cá

– Cá sống ở nước

– di chuyển nhờ vây,

-hô hấp bằng mang,

-cá đẻ trứng

Câu 22. (1,75 điểm)

a, Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sán?

– Rau sống trồng ở môi trường bên ngoài nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun sán.

– Thói quen ăn rau sống sẽ khiến nhiều người dễ bị nhiễm bệnh.

=> Khi ăn rau, đặc biệt là sau sống cần phải rửa rau thật sạch trước khi ăn.

b, Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,… sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

Các động vật sống ở nơi có nhiều san hô cần phải có màu sắc sặc sỡ tương tự san hô để dễ ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang để bắt mồi.

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu TN/số ý TL Điểm số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5.

8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng (5 tiết)

3

1

14

3

1,75

Chủ đề 9. Lực.

29. Lực hấp dẫn (4 tiết)

1

1

14

1

1,25

Chủ đề 10. Năng lượng.

Bài 30. Các dạng năng lượng (4 tiết)

1

3

12

3

1,25

31. Sự truyền và chuyển dạng năng lượng (4 tiết)

2

1

13

2

1,25

Chủ đề 8.

21. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên (4 tiết)

22. Thực hành phân chia các nhóm thực vật (4 tiết)

1

1

27

1,75

23. Đa dạng động vật không xương sống (6 tiết)

24. Đa dạng động vật có xương sống (2 tiết)

1

4

3

14

7

2,75

Số câu

2

10

2

6

2

0

1

0

724

16

10,0

Số điểm

1,5

2,5

1,5

1,5

2

0

1

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10điểm

Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn KHTN 6

Nội dung

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Chủ đề 5.

8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng (5 tiết)

Thông hiểu:

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,…

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, …

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, …

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

Vận dụng thấp

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, …) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

4

3

C17

C1, C2, C3

Chủ đề 9. Lực.

29. Lực hấp dẫn (4 tiết)

Nhận biết

– Nêu được khái niệm về khối lượng.

– Nêu được khái niệm lực hấp dẫn.

– Nêu được khái niệm trọng lượng.

Thông hiểu

– Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường.

– Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.

Vận dụng

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại

4

1

C18

C4

Chủ đề 10. Năng lượng.

Bài 30. Các dạng năng lượng (4 tiết)

Nhận biết

– Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

– Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.

– Kể tên được một số loại năng lượng.

2

3

C19

C5, C6, C7

31. Sự truyền và chuyển dạng năng lượng (4 tiết)

Nhận biết

– Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

– Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Thông hiểu

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

3

2

C20

C8, C9

Chủ đề 8.

21. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên (4 tiết)

22. Thực hành phân chia các nhóm thực vật (4 tiết)

Thông hiểu:

– Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

– Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

Vận dụng:

Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

3

4

C22a

C22b

23. Đa dạng động vật không xương sống (6 tiết)

24. Đa dạng động vật có xương sống (2 tiết)

Nhận biết:

Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.

Thông hiểu:

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

4

4

3

C21

C10, C11, C12, C13

C14, C15, C16

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời là những chuyến đi (5 mẫu) Những bài văn hay lớp 11

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 60 phút

A.TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)

Câu 1. Bệnh nào sau đây do nguyên sinh vật gây nên?

A. Bệnh sốt rét
B. Bệnh tiểu đường
C. Bệnh cao huyết áp
D. Bệnh lang ben

Câu 2. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm nguyên sinh vật?

A.Trùng roi.
B. Vi khuẩn lao.
C. Thực khuẩn thể.
D. Nấm men.

Câu 3. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là

A. plasmodium.
B. amip lị Entamoeba.
C. người truyền sang người.
D. muỗi Anophen.

Câu 4. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 5: Loài nấm nào sau đây được sử dụng trong sản xuất bánh mì?

A. Nấm hương
B. Nấm sò
C. Nấm mộc nhĩ
D. Nấm men

Câu 6: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
C. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Câu 7. Sơ đồ nào sau đây thể hiện sự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành thực vật?

A. Hạt kín Hạt trần Dương xỉ Rêu.
B. Hạt trần Hạt kín Dương xỉ Rêu.
C. Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín.
D. Rêu Dương xỉ Hạt kín Hạt trần.

Câu 8. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 9. Động vật có thể gây ra tác hại gì?

A. Nguồn thức ăn cho con người.
B. Giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
C. Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức.
D. Gây bệnh cho người và động vật.

Câu 10. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. hình thái đa dạng.
B. có xương sống.
C. kích thước cơ thể lớn.
D. sống lâu.

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học?

A. Điều chế kim loại
B. Làm thức ăn
C. Làm chỗ ở
D. Bảo vệ môi trường

Câu 12. Vai trò của đa dạng sinh học là

A. suy giảm đa dạng sinh học.
B. ảnh hưởng đến khí hậu.
C. cung cấp lương thực, thực phẩm.
D. ô nhiễm không khí.

Câu 13: Treo quả nặng vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó lò xo đã tác dụng lên quả nặng một lực gì?

A. Lực đẩy
B. Lực nén
C. Lực hút
D. Lực kéo

Câu 14. Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:

Câu 14

A. bị biến dạng
B. bị thay đổi tốc độ
C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ
D. bị thay đổi hướng chuyển động

Câu 15. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 5 kg.
B. 0,5 kg.
C. 50 kg.
D. 500 kg.

Câu 16: Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn
B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh

B.TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 17 (1 điểm).

a, Trong quá trình lấy nấm mốc ra khỏi mẫu vật để quan sát, em cần sử dụng những dụng cụ gì để đảm bảo an toàn sức khỏe?

b, Em hãy trình bày vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên?

Câu 18 (2 điểm).

a, Em hãy kể tên một số đại diện thuộc nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống.

b, Em hãy nêu vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

Câu 19 (2,0 điểm).

a, Em hãy kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp mà em biết. Chúng có đặc điểm gì nổi bật mà được xếp vào chân khớp?

b, Sau khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên Em hãy giải thích vai trò của sinh vật trong tự nhiên?

Câu 20 (1 điểm).

a, Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người?

b, Một con lợn có khối lượng 1 tạ thì có trọng lượng là bao nhiêu?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ/A

A

B

B

C

D

A

C

C

D

B

A

C

D

C

A

B

B. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 17

(1điểm)

a, Khi lấy nấm mốc, cần sử dụng găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt.

– Giải thích: Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp, nếu hít phải sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

0,5 điểm

b, – HS trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, …).

0,5 điểm

Câu 18

(2,0 điểm)

a, -ĐVKXS: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp.

-ĐVCXS: Ca, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

0,5 điểm

0,5 điểm

b, Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, …)

1 điểm

Câu 19

(2,0 điểm)

a, – Kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp: Rết, nhện, châu chấu, chuồn chuồn, ve…

– Đặc điểm nổi bật của ngành chân khớp:

+ Phần phụ (chân) phân đốt

+ Các đốt khớp động với nhau

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

b, -HS nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, …).

1 điểm

Câu 20

(1điểm)

a, Các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người:

– Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ……..

– Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh…

0,5 đ

b,Một con lợn có khối lượng m =1 tạ = 100 kg thì có trọng lượng là

P = 10.m = 10.100 = 1000(N)

0,25

0,25 đ

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6


Chủ đề
MỨC ĐỘ Tổng số câu TN/Tổng số ý TL Điểm số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống (26 tiết)

8,0

1.1. Nguyên sinh vật (2t)

3

3

0,75

1.2. Nấm (5t)

1

1

1

1

2

1,0

1.3.Thực vật (6t)

1

2

1

2

2

1,5

1.4.Động vật (7t)

2

2

2

1

1

5

3

3,25

1.5. đa dạng sinh học (4t)

2

1

1

2

1,0

1.6. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. (2t)

1

1

0,5

2. Chủ đề 9. Lực (7 tiết)

2,0

2.1. Lực và biểu diễn lực (2)

1

1

0,25

2.2.Tác dụng của lực (2)

1

1

0,25

2.3. Lực hấp dẫn và trọng lượng (2)

1

1

1

1

1,25

2.4. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (1)

1

1

0,25

Số câu TN/Tổng số ý TL

2

12

3

4

4

2

0

11

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1

2

1

0

10đ

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 22 Đề giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án + Ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *