Bạn đang xem bài viết Lễ hội Yên Tử: Khám phá lễ hội chùa Yên Tử cầu bình an tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hằng năm, cứ vào độ Tết đến xuân về cũng là lúc người dân, du khách nô nức tấp nập tụ họp để tổ chức Lễ hội Yên Tử với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, với một năm mới xung túc, ấm no. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về ngày lễ hội đặc biệt này!

Lễ hội Yên Tử được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Yên Tử được tổ chức ở đâu?Lễ hội Yên Tử được tổ chức ở đâu?

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội Yên Tử là một lễ hội ngày Tết có quy mô rất lớn, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Tham khảo thêm: Lễ hội chùa Hương ở đâu, diễn ra khi nào? Nguồn gốc, ý nghĩa

Lễ hội Yên Tử diễn ra khi nào?

Lễ hội Yên Tử diễn ra khi nào?Lễ hội Yên Tử diễn ra khi nào?

Lễ hội Yên Tử thường diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết tháng 3 hàng năm, tức kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân. Đây là khoảng thời gian cho du khách tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Tham khảo thêm:   Mẫu học bạ THPT theo Thông tư 22 Học bạ Trung học phổ thông năm 2022 - 2023

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội Yên Tử

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội Yên TửNguồn gốc, ý nghĩa lễ hội Yên Tử

Vùng núi Yên Tử là khu di tích gồm các chùa, tháp, am, tượng phật và khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, có thể lên đến 11 chùa và hàng trăm am tháp, được bao phủ bởi những áng mây trắng. Dọc đường đi còn có những con suối, rừng cây đem lại vẻ đẹp yên bình, thoải mái. Có lẽ vì vậy mà nơi đây được các vua chúa xếp vào hạng “danh sơn” của nước ta.

Trong đó, chùa Yên Tử được xem là đất tổ Phật giáo của Việt Nam vào thời Đại Việt. Cụ thể vua Trần Nhân Tông sau khi từ bỏ ngai vàng đã đến đây tu hành và khai sinh ra Thiền phái Trúc Lâm – dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Do đó vào mỗi dịp đầu xuân hằng năm, chùa Yên Tử lại rộn ràng tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nghi thức lễ hội Yên Tử

Ngay trước ngày lễ hội diễn ra, Hội Phật giáo tỉnh sẽ tiến hành nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử. Tiếp theo, các sư thầy và cả người dân địa phương sẽ thực hiện những nghi thức cầu mong cho lễ hội diễn ra bình an, tốt đẹp như: dâng hương, tụng kinh niệm phật, tế cáo trời đất, phật tổ và các vị sơn thần,…

Nghi thức lễ hội Yên TửNghi thức lễ hội Yên Tử

Sáng mùng 10 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, các vị chư tăng hòa thượng sẽ tiến hành thực hiện nghi lễ cầu quốc thái dân an. Tiếp đến, các đại biểu sẽ lần lượt thực hiện đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử. Ngoài ra, phần lễ còn các hoạt động thú vị khác như thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm vô cùng đặc sắc.

Tham khảo thêm:   8 mẹo giải cứu tóc rối giúp lấy lại mái tóc suôn mượt từ chân đến ngọn

Sau khi kết thúc nghi lễ khai hội, bạn sẽ được bắt đầu cuộc hành hương lễ phật theo từng dòng, lần lượt di chuyển đến đỉnh núi Yên Tử dưới những bóng cây cổ thụ to lớn và có cả những làn sương khói mờ ảo, cứ ngỡ như đang đi vào cõi Phật.

Kinh nghiệm đi trẩy hội Yên Tử

Cách di chuyển tới Yên Tử

Cách di chuyển tới Yên TửCách di chuyển tới Yên Tử

Bạn có thể di chuyển đến Yên Tử với nhiều phương tiện khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mức giá phù hợp với bạn. Một số phương tiện có thể kể đến như xe khách, xe máy, máy bay,…

Nếu bạn đi bằng ô tô, xe máy đến Yên Tử, bạn hãy đi theo lối cầu Chương Dương, qua Nguyễn Văn Cừ, đi tiếp theo hướng QL 18, bạn sẽ đến được Bắc Ninh. Đi thẳng đến Chùa Trình thì rẽ trái, rồi tiếp tục khoảng 10km nữa bạn sẽ đến Yên Tử.

Giá vé tham quan Yên Tử

Giá vé tham quan Yên TửGiá vé tham quan Yên Tử

Tham quan Yên Tử chắc hẳn điều đầu tiên cần xem xét chính là giá của những địa điểm vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ để có thể chuẩn bị kinh phí cho phù hợp. Dưới đây là những thông tin về giá về chỗ ở và ăn uống mà bạn nên biết:

  • Đi từ đền Trình vào Yên Tử, vé xe buýt 16 chỗ: Khoảng 20.000 đồng/lượt
  • Đi từ bãi đỗ xe vào chân núi, vé xe điện: Khoảng 10.000 đồng/lượt
  • Phòng ngủ riêng tùy vào địa điểm: Khoảng 150.000 đến 500.000 đồng/phòng
  • Phòng ngủ tập thể, phù hợp với đi chơi hội nhóm, gia đình: Khoảng 100.000 đến 180.000 đồng/giường
  • Dịch vụ nhà hàng, tuỳ vào nơi ở: Khoảng 40.000 đến 80.000 đồng/suất ăn
Tham khảo thêm:  

Giá vé cáp treo

  • Tuyến Một Mái – An Kỳ Sinh, tuyến Giải Oan – Hoa Yên: Mỗi tuyến một chiều khoảng 120.000 đồng/người – Khứ hồi khoảng 200.000 đồng/người
  • Nếu mua cả 2 tuyến: Một chiều khoảng 120.000 đồng/tuyến/người – Khứ hồi: Khoảng 80.000/người

Tham khảo thêm: Du lịch Yên Tử

Lưu ý khi đi trẩy hội Yên Tử

Lưu ý khi đi trẩy hội Yên TửLưu ý khi đi trẩy hội Yên Tử

Khi đi du lịch trẩy hội tại Yên Tử, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đặt trước các dịch vụ để tránh tình trạng hết phòng, hết vé, và phải xem kỹ thông tin của nơi đặt có uy tín không.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, quần áo cần thiết, phù hợp với thời tiết ở Yên Tử, máy ảnh, thiết bị điện tử, sạc dự phòng,…và bảo quản đồ cẩn thận tránh tình trạng mất đồ, để quen hay bị móc túi, đánh cắp.
  • Lựa chọn giày chuyên dụng khi leo núi vào mùa mưa để chống trơn trượt.
  • Xem xét những chỗ ăn ngon, giá cả phù hợp để không bị “chém giá”.

Trên đây là những thông tin về Lễ hội Yên Tử mà Wikihoc.com tổng hợp được. Mong giúp ích cho bạn trong kỳ nghỉ lý thú. Hãy theo dõi Wikihoc.com để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Chọn mua kem chống nắng các loại bán tại Wikihoc.com để chăm sóc làn da khi đi du lịch nhé:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lễ hội Yên Tử: Khám phá lễ hội chùa Yên Tử cầu bình an tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *