Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022 – 2023 3 Đề thi Hóa giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 10 gồm 3 đề có đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Hóa 10 giúp các bạn học Hóa nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Nội dung chi tiết đề thi giữa kì 2 Hóa 10 năm 2022 – 2023 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 10

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do

A. Oxi có nhiều trong tự nhiên.
B. Oxi có độ âm điện lớn.
C. Oxi là chất khí.
D. Oxi có 2 electron lớp ngoài cùng.

Câu 2: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S, H2SO4, CuSO4 lần lượt là

A. 0, +4, +6, +6.
B. +4, -2, +6, +6.
C. 0, +4, +6, -6.
D . +4, +2, +6, +6.

Câu 3: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây?

A. Cu.
B. Hồ tinh bột.
C. H2
D. Dung dịch KI và hồ tinh bột.

Câu 4: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. O3.
B. SO2.
C. H2SO4.
D. H2S.

Câu 5: Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Thể tích V là

A. 0,11 lít.
B. 1,12 lít.
C. 0,224 lít.
D. 2,24 lít.

Câu 6: H2SO4 đặc, nguội có thể tác dụng được với tất cả chất trong dãy nào sau đây?

A. Mg, Zn.
B. Fe, Zn.
C. Al, Zn.
D. Fe, Al.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là

A. 53,6 gam.
B. 54,4 gam.
C. 92 gam.
D. 92,8 gam.

Câu 8: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Cu, Zn, Na.
B. K, Mg, Al, Fe, Zn.
C. Ag, Ba, Fe, Sn.
D. Au, Pt, Al.

Câu 9: Hấp thụ toàn bộ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 300 ml dd NaOH 1M. Sản phẩm muối thu được là

Tham khảo thêm:   OEM là gì? Lợi thế chiến lược OEM so với truyền thống

A. Na2SO3.
B. Na2SO4, NaHSO4.
C. NaHSO3.
D. Na2SO3, NaHSO3.

Câu 10: Có các thí nghiệm sau:

(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(II) Sục khí H2S vào nước brom.

(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.

(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là

A. 2.
B. 1
C. 3.
D. 4.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất ra khoảng 160 triệu tấn. Viết PTHH sản xuất H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ: FeS2 → SO2 → SO3 → oleum → H2SO4.

Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng các chất sau: H2SO4; HCl; Na2SO4.

Câu 3 ( 2 điểm): Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (ở đktc) vào 2,2 lít nước vôi trong 0,1M thu được dung dịch X và 14,4 gam chất rắn Y. Xác định V. Giả sử SO2 tan trong nước không đáng kể.

Câu 4 ( 1 điểm): Hòa tan hết 8,775 gam hỗn hợp B gồm Mg và Al trong 75 gam dung dịch H2SO4 98% thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm SO2 và H2S.Cho Y từ từ qua bình đựng KMnO4 dư thấy có 2,4 gam kết tủa xuất hiện, lọc bỏ kết tủa, cho phần dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy thu được 26,2125 gam kết tủa nữa. Tính C% của H2SO4 trong X và %Al trong hỗn hợp B.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 10

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B D B C A B B D C

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

FeS2 → SO2 → SO3 → oleum → H2SO4.

HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.

1/ 4FeS2 + 11O2 →(tº) 2SO2 + 8Fe2O3

2/ 2SO2 + O2 ⇔(xt, tº) 2SO3

3/ H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3

4/ H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4.

Câu 2 ( 2 điểm):

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử (0,5 điểm)

Dùng dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử nếu: xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; H2SO4 (nhóm I). (0,5 điểm)

Còn lại không hiện tượng là HCl.

PTHH: (0,5 điểm)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4+ 2HCl

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4+ 2NaCl

Nhỏ dd Na2SO3 vào nhóm I nếu: có khí bay ra là H2SO4 còn lại không hiện tượng là Na2SO4 (0,5 điểm)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 3 ( 2 điểm):

Các phản ứng có thể xảy ra theo thứ tự: (0,5 điểm)

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O (1)

SO2 + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2 (2)

Số mol Y = số mol CaSO3 = 0,12 mol; số mol Ca(OH)2 = 0,22 mol

TH1: Chỉ xảy ra phản ứng 1 (0,5 điểm)

Theo pư 1: Số mol Ca(OH)2 pư = số mol Y = 0,12 < 0,22 → thỏa mãn.

→ số mol SO2 = 0,12 mol → V1 = 2,688 lít.

TH2: Xảy ra cả 2 phản ứng (0,5 điểm)

Tính toán được số mol SO2 = 0,32 mol → V2 = 7,168 lít.

Vậy có 2 nghiệm: V1 = 2,688 lít và V2 = 7,168 lít (0,5 điểm)

Câu 4 ( 1 điểm):

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 (0,25 điểm)

5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Tính được nS = 2,4/32 = 0,075 → nH2S = 0,075.

Áp dụng đl bảo toàn nguyên tố → nSO2 = nBaSO4 = 0,1125 mol

Quá trình khử: 2H2SO4 + 2e → SO2 + 2H2O + SO22- (0,25 điểm)

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn Soạn Sử 8 trang 40 sách Chân trời sáng tạo

5H2SO4 + 8e → H2S + 4H2O + 4SO42-

Tính theo quá trình → nH2SO4 = 0,6 mol → nH2SO4 dư = 0,15 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng → mx = 74,025 gam (0,25 điểm)

→ C% axit = 19,86%

Gọi nMg = a (mol); nAl = b (mol) (0,25 điểm)

Áp dụng đl bảo toàn e → 2a + 3b = 0,825

Theo khối lượng → 24a + 27b = 8,775

Giải hệ → a =0,225; b = 0,125 → %mAl = 38,46%.

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Cánh diều

Đề thi giữa kì 2 Hóa 10

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính khử của ion Br lớn hơn tính khử của ion Cl.
D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là

A. Ag, CaCO3, CuO.
B. FeS, BaSO4, KOH.
C. AgNO3, (NH4)2CO3, Cu.
D. Mg(HCO3)2, AgNO3, CuO.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Câu 4: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.

Câu 5: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch HBr.
D. Dung dịch HF.

Câu 6: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
B. là chất oxi hóa.
C. là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?

A. Nhựa.
B. Gốm sứ.
C. Thủy tinh.
D. Polime.

Câu 8: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 7,84 lít.

Câu 9: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.
B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít.
D. 0,112 lít.

Câu 10: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. quỳ tím không chuyển màu.
C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.
D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt các dd sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: MgCl2, KBr, KCl.

Câu 2 ( 2 điểm): Cho m gam hỗn hợp G gồm: CaCO3 và Al vào một lượng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,96 lít khí B ở đktc. Cô cạn A thu được 37,8 gam muối khan.

Tham khảo thêm:   Công thức thấu kính Công thức thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ

1/ Xác định % khối lượng của các chất trong G.

2/ Tính CM của các chất trong A.

Câu 3 ( 2 điểm): Cho 5,965 gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X < Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.

Câu 4 ( 1 điểm): Sục V lít Cl2 ở đktc vào 100ml dung dịch C gồm: NaF 1M; NaBr 3M và KI 2M thu được dung dịch D. Cô cạn D thu được 41,1 gam chất rắn khan E. Xác định V.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 10

I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D D B D A D C C B C

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 ( 2 điểm):

Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử. (0,5 điểm)

Dùng dd NaOH nhận ra MgCl2 nhờ kết tủa trắng (0,5 điểm)

PTHH: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓) + 2NaCl.

Dùng dd AgNO3 nhận ra KCl (kết tủa trắng), KBr (kết tủa vàng nhạt). (0,5 điểm)

PTHH: (0,5 điểm)

AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3.

(viết đúng mỗi PTHH 0,25 điểm)

Câu 2 ( 2 điểm):

1. Gọi số mol CaCO3 = x; số mol Al = y; tính số mol khí = 0,4 mol. (0,25 điểm)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (0,5 điểm)

x → x (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

y → 1,5y (mol)

(mỗi PTHH đúng 0,25 điểm)

Lập hệ: (0,25 điểm)

Giải hệ: x = 0,1; y = 0,2

Tính được %mCaCO3 = 64,935%; %mAl = 35,065%.

2. Tính số mol HCl pư = 0,8 mol và tính V = 0,4 lít. (0,25 điểm)

Tính số mol các chất tan trong A: CaCl2 0,1 mol và AlCl3 = 0,2 mol. (0,25 điểm)

Tính được: CMCaCl2 = 0,1:0,4 = 0,25M; CMAlCl3 = 0,2:0,4 = 0,5M. (0,25 điểm)

Câu 3 ( 2 điểm):

Trường hợp 1: X là Flo và Y là Clo. Ta có PTHH: (0,25 điểm)

Tính được số mol AgCl = 0,01 mol

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 (0,5 điểm)

0,01 ← 0,01 (mol)

→ mNaCl = 0,01.58,5 = 0,585 < 5,965 (thỏa mãn) (0,25 điểm)

Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y là E (điều kiện: 35,5 < ME < 127). Ta có PTHH: (0,25 điểm)

NaE + AgNO3 → AgE + NaNO3

Ta có số mol NaE = số mol AgE (0,5 điểm)

Giải PT → ME < 0 (loại). (0,25 điểm)

Câu 4 ( 1 điểm):

Các pư có thể xảy ra theo thứ tự: (0,25 điểm)

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1)

0,1← 0,2 → 0,2 (mol)

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)

0,3 → 0,3 (mol)

n: x → 2x → 2x (mol)

Số mol các chất: NaF 0,1 mol; NaBr 0,3 mol; KI 0,2 mol

– Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 1. (0,25 điểm)

Theo pư 1: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaBr 0,3 mol

m1 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.103 = 50 gam.

– Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 2. (0,25 điểm)

Theo phản ứng 1,2: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 0,3 mol

m2 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.58,5 = 36,65 gam.

Nhận xét: m2 < mE < m1 → Pư 2 mới xảy ra 1 phần

Gọi số mol Cl2 pư ở 2 là x mol: Theo pư 1,2: (0,25 điểm)

– E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 2x mol; NaBr (0,3-2x) mol

Ptr: 0,1.42 + 0,2.74,5 + 2x.58,5 + (0,3-2x).103 = 41,1 x = 0,1

– Số mol Cl2 đã dùng = 0,1+x = 0,2 mol → V = 0,2.22,4 = 4,48 lít

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Hóa học 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022 – 2023 3 Đề thi Hóa giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *