Kết bài Nói với con bao gồm 46 mẫu kết bài dễ nhớ, ngắn gọn, được tuyển chọn từ những bài văn của các bạn học sinh giỏi lớp 9. Qua đó, giúp các em có nhiều tư liệu tham khảo để viết đoạn kết bàiphân tích, cảm nhận Nói với con, cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con…. thật hay.
Bài thơ Nói với con của Y Phương là một trong những tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn 9, giúp các em ôn thi vào lớp 10 năm 2023 – 2024 thật hiệu quả. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Tổng hợp Kết bài Nói với con của Y Phương hay nhất
- Kết bài Nói với con ngắn gọn (4 mẫu)
- Kết bài phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (9 mẫu)
- Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương (9 mẫu)
- Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con (7 mẫu)
- Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con của Y Phương (6 mẫu)
- Kết bài cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con (5 mẫu)
- Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình (6 mẫu)
Kết bài Nói với con ngắn gọn
Kết bài 1
Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc kết hợp với lối thơ tự do, bài thơ “Nói với con” của Y Phương vừa tha thiết, tình cảm như bản tình ca về tình phụ tử, vừa bay bổng, phóng khoáng như chính con người dân tộc. Qua lời người cha nói với con, người đọc không chỉ thấy được tình yêu, tấm lòng, niềm hi vọng của người cha với con mà còn thấy được sự gắn bó, tinh thần tự hào của người cha về những truyền thống tốt đẹp và lối sống tình nghĩa, kiên cường của người đồng mình. Có thể nói, tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt hơn cả bởi nó được đặt trong tình yêu quê hương, đất nước, xứ sở.
Kết bài 2
“Nói với con” của Y Phương là những lời tâm sự, gửi gắm đầy tình cảm của cha đối với người con nhỏ của mình. Trong lời tâm sự ấy, người cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh thành mà còn gợi nhắc đến truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình. Lời tâm sự cũng là tình yêu, niềm hi vọng của người cha trao gửi nơi con, người cha ấy muốn con biết rằng mình được sinh trưởng trong tình yêu thương, sự che chở của gia đình, quê hương, từ đó mong con sống tình nghĩa, gắn bó với làng bản, quê hương, mong con có thể kế thừa truyền thống, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.
Kết bài 3
Trong bài thơ, tình thương con của người cha được đặt trong tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Người cha mong muốn con lớn lên khỏe mạnh, kiên cường, sống tình nghĩa, thủy chung như người đồng minh đã từng. Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo gợi nhắc mỗi người nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.
Kết bài 4
Bài thơ Nói với con của Y Phương mang đến cho độc giả những cảm nhận ấm áp, tha thiết nhất về tình cảm gia đình, về tình thương sâu sắc của người cha dành cho con mà qua đó còn thể hiện niềm tự hào của nhà thơ Y Phương đối với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình: Kiên cường, tình nghĩa, gắn bó, thủy chung. Qua bài thơ, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi , bài thơ cũng gợi dậy mạnh mẽ tình yêu và ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước mình.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 1
Qua đó ta phải biết tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời cũng cần phải biết yêu thương quê hương, gia đình mình và phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước những chướng ngại của cuộc đời.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 2
Bằng ngôn ngữ mộc mạc, lối tư duy giản dị, nhưng lời thơ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người con. Những lời nói đó như một hành trang vững chắc để con vững bước vào đời. Không chỉ vậy, lời thơ còn mang ý nghĩa thầm kín không chỉ lời cha nói với con mà là lời trao gửi đến biết bao thế hệ.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 3
Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 4
Bài thơ đã thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn truyền lại cho con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê Hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Y Phương nói riêng.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 5
Qua bài thơ tác giả đã khái quát được một thứ tình cảm thiêng liêng bất diệt trong mỗi con người đó là tình cảm gia đình mà rộng ra là niềm tự hào quê hương, đất nước. Chính những yếu tố này nâng bước, dìu dắt mỗi chúng ta trên đường đời đầy giông bão. Kết hợp với ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu chân thành đã tạo nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 6
Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có lòng tự tin vững chắc. “Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con” – bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía mỗi con người về nghĩa tình gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 7
Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong những lời cha truyền thấm sang cho con. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động. Quả đúng là một thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ. Nhà thơ Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân miền núi. Từ bài thơ này, người cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ?
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 8
Những “người đồng mình” không chỉ biết yêu thương, gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống mà còn là những con người tài giỏi, có chí lớn. Những nỗi buồn của quê hương, của dân tộc được đo bằng chiều cao của núi, thâm trầm nhưng không lãng quên mà ấp ủ chí lớn. Dù cuộc sống có nghèo đói, có khó khăn thì nên thích nghi, cố gắng phấn đấu cải tạo nó chứ không chê bai hay phủ nhận nguồn gốc, cội nguồn của mình “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Kết bài phân tích bài thơ Nói với con – Mẫu 9
“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 1
Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 2
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến Nói với con vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 3
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương bằng giọng thơ tha thiết như lời tâm tình trò chuyện cùng thể thơ tự do phù hợp mạch cảm xúc của tác giả đã thể hiện tình yêu của cha dành cho con. Tình yêu ấy của cha bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất của quê hương, dân tộc mình đồng thời nhắc con sống sao cho đúng, cho xứng với người đồng mình và qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh ở đời.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 4
Bài thơ có giọng điệu nhỏ nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 5
Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 6
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 7
Trách nhiệm của người con là phải biết tự hào, phát huy những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, đồng thời gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương ngày một tốt đẹp.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 8
Bài thơ viết theo thể thơ tự do câu ngắn dài đan xen linh hoạt; âm điệu câu thơ vừa ngọt ngào vừa cứng rắn cùng với hình ảnh mang đậm nét tư duy của dân tộc miền núi. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúm với lời ca ngợi truyền thống cần cù của con người quê hương. Lời thơ vừa tha thiết nhưng cũng hết sức nghiêm khắc về một lẽ sống cao đẹp. Đó là những điều gần gũi thiêng liêng vừa có ý nghĩa với muôn đời và muôn đời.
Kết bài cảm nhận về bài thơ Nói với con – Mẫu 9
Hai chữ con ơi cất lên ngọt ngào ấm áp tình cha một lần nữa cụm từ “thô sơ da thịt” được nhắc lại. Lời cha dặn con lúc trưởng thành dù có đi đâu làm gì cũng không bao giờ được nhỏ bé mà phải luôn ngẩng cao đầu. Hai chữ “nghe con” khép lại bài thơ mở ra tình thương như trời biển của cha dành cho con khiến lời dặn của cha càng thêm sâu sắc và thiêng liêng. Bằng cách nói xúc động của riêng mình bài thơ đã chạm đến trái tim của người đọc một cách sâu sắc.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 1
Đoạn 1 bài thơ “Nói với con” thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Giọng điệu trìu mến tha thiết, thể hiện qua lời tâm sự của cha với con, của thế hệ đi trước với thế hệ mai sau.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 2
Tuy vậy, dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng chưa đủ. Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương. Như vậy, khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con, đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên, nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi người.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 3
Bài thơ “Nói với con” của Y Phương bằng những cách nói cách nghĩ, những hình ảnh mộc mạc, cụ thể của người dân tộc Tày, tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng, che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xứng đáng với quê hương.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 4
Tóm lại, đoạn thơ chính là lời nhắn nhủ, dặn dò đầy yêu thương, trìu mến của cha đối với con về cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con. Gia đình, quê hương và những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc của cha mẹ chính là nền tảng để con ngày càng khôn lớn và trưởng thành.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 5
Hai thao tác tư duy không cùng hệ thống, vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao! Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ hay của dân tộc Tày ở Cao Bằng, một cách nói mộc mạc vốn dĩ đã có hồn thơ. Câu thơ có được cái ấm áp, rối rít, ngọt ngào, một thứ âm vang của những người làm mẹ, làm cha ai mà không bồi hồi, xao xuyến.Tuy vậy, dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng chưa đủ. Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương. Như vậy, khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con, đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên, nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi người.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 6
Khép lại khổ thơ 1, trái tim của độc giả vẫn cảm thấy xúc động về tình yêu dung dị mà cha dành cho con. Trong ca dao có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, cho thấy tình yêu của cha bao giờ cũng mạnh mẽ, sừng sững. Những lời cha nói với con tuy không văn hoa mượt mà nhưng nó lại chân thành từ tận đáy lòng. Khổ thơ tuy ngắn nhưng chứa đựng cả tâm tư, tình yêu vô bờ bến dành cho con. Khổ thơ cũng là lời khẳng định, con là một phần máu thịt của người vùng mình, vì vậy con hãy biết yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu những con người lao động ở nơi mình ở, họ là những người tuyệt vời nhất, còn hơn cả máu mủ ruột rà. Những lời thơ tuy mộc mạc mà chân thành chạm đến trái tim độc giả. Y Phương thực sự đã thành công trong việc ca ngợi tình cha con, tình yêu quê hương, đất nước.
Kết bài cảm nhận khổ thơ đầu Nói với con – Mẫu 7
Đọc những vần thơ của Y Phương, ta như đang gặp chính làng quê mình, tâm hồn mình như đang được soi chiếu. Con sinh ra từ mẹ cha, con lớn lên bằng tình thương yêu và con sẽ trưởng thành từ nhận thức về cội nguồn, về sức sống mãnh liệt của làng quê mình. Mỗi làng quê là một phần trong đất nước và mỗi làng quê cũng là một phần trong trái tim con người – trái tim cha và con.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con của Y Phương
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 1
Tóm lại, âm điệu thơ tha thiết, ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình. Đoạn thơ thể hiện niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Đồng thời giúp ta cảm nhận được điều tốt đẹp, được tình cảm gắn bó thuỷ chung của dân tộc miền núi. Từ đó gợi trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương xứ sở và ý chí vươn lên để tiến bộ, sống làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 2
Y Phương đã rất tinh tế khi lựa chọn hình ảnh và giọng điệu khi biểu đạt. Hình như ông đã không hề “mĩ lệ hóa” hay tô vẽ gì thêm cho hình ảnh thơ. Cứ thế, rất tự nhiên, hình ảnh núi non và “người đồng mình” đi vào thơ ông một cách chân thực, hồn nhiên mà sâu sắc đến kì lạ.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 3
Nói với con là một bài thơ hay thể hiện tình thương con, niềm tin của người cha đối với đứa con yêu quý. Kết thúc bài thơ là tiếng cha khích lệ con lên đường.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 4
Với thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát, bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”, của quê hương nguồn cội. Khổ thơ 2 của bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 5
Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người. Qua vẻ đẹp đời sống và phẩm chất của “người đồng mình” cùng tình cảm thiết tha của nhà thơ Y Phương, đoạn thơ 2 bài thơ “Nói với con” đã giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một người miền núi. Đồng thời gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, quê hương mà bấy lâu nay ta đã chôn vùi.
Kết bài cảm nhận khổ 2 bài Nói với con – Mẫu 6
Đoạn 2 bài thơ “Nói với con” mang giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến hay có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn, dù thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con cái hay những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời; cả hai bài thơ đều đã bộc lộ được niềm tự hào về quê hương đất nước và lời nhắn gửi cũng như lòng tín mãnh liệt vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của dân tộc. Điều đó đã khiến hai thi phẩm sau bao nhiêu năm vẫn quyến luyến được thêm nhiều tâm hồn đồng điệu với thi nhân.
Kết bài cảm nhận về tình cha con trong bài Nói với con
Kết bài cảm nhận về tình cha con – Mẫu 1
Có thể nói bài thơ “Nói với con” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất nói về tình phụ tử thiêng liêng mà cao quý trên đời. Nó như một chất men ủ càng lâu càng ngọt, càng lâu càng thấm. Tình cảm gia đình chính là thứ tình cảm vô cùng cao quý và thiêng liêng song hành cùng với tình yêu của đất nước, của quê hương. Nó chính là thứ động lực mãnh liệt để vun đắp và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.
Kết bài cảm nhận về tình cha con – Mẫu 2
Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Kết bài cảm nhận về tình cha con – Mẫu 3
Tóm lại, bằng bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, bằng những hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu chất thơ, “Nói với con” đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Điều lớn lao nhất mà người cha truyền đến được cho con chính là lòng tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước chân vào đời. Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có lòng tự tin vững chắc.
Kết bài cảm nhận về tình cha con – Mẫu 4
Bài thơ “Nói với con” đến nay vẫn được xem là một trong những tác phẩm gần gũi và hay nhất của nhà thơ Y Phương. Bởi chính những tình cảm chân thật nhất cũng như bút pháp tinh tế, khéo léo mà ông đã sử dụng để truyền tải tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Bài thơ không chỉ giúp người đọc cảm nhận tình yêu trời biển của cha mẹ dành cho con, sự dạy bảo và niềm hy vọng to lớn mà cha muốn “nói” với con, mà còn giúp cho người đọc cảm nhận được nhịp sống rộn ràng, sự cần cù, hăng say trong lao động của người dân nơi vùng núi Cao Bằng xa xôi.
Kết bài cảm nhận về tình cha con – Mẫu 5
Nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tình cha con thắm thiết. Qua lời tâm sự, dặn dò con trẻ lúc ban sơ, người cha thể hiện niềm tự hào lớn lao về nguồn cội quê hương và mong muốn con sau này phải trân trọng, gìn giữ lấy những giá trị cao đẹp mà người đồng mình đã muôn đời gìn giữ.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài Nói với con
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 1
Tóm lại, với cách tư duy diễn đạt giàu hình ảnh của người miền núi, kết hợp với hình thức tâm tình, trò chuyện nhẹ nhàng của người cha, Y Phương đã làm nổi bật lên những vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất của những người con miền núi. Đó là những con người khéo léo, tài hoa và luôn có ý thức, trách nhiệm công dân cao độ đối trong công cuộc dựng xây, phát triển quê hương, đất nước. Khép lại trang thơ, người đọc không chỉ thấy được chất Tày thấm đượm trong từng câu chữ, hình ảnh mà còn thấy được cả sức sống và vẻ đẹp diệu kì của người dân miền núi. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ Y Phương đối với dân tộc mình.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 2
Bằng lớp ngôn từ giản dị, giọng điệu thiết tha tự hào, tác giả đã bộc lộ niềm tự hào sâu sắc về những vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình. Đồng thời qua những lời thơ tha thiết ấy ông còn gửi gắm đến con những lời khuyên những nguyện ước chân thành: con phải sống phóng khoáng tự do, luôn nỗ lực, cố gắng hết mình làm nên vẻ đẹp cho quê hương.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 3
Với thể thơ tự do, kết hợp cùng giọng điệu khỏe khoắn, thiết tha, ngôn ngữ mộc mạc, trường liên tưởng giàu hình ảnh, nhà thơ đã khái quát chính xác những vẻ đẹp của người đồng mình. Vẻ đẹp đó chính là cội nguồn nuôi con khôn lớn, trưởng thành, bồi đắp cho con ý chí, nghị lực trên bước đường tương lai. Đọc bài thơ ta càng yêu mến và tự hào hơn những con người biết làm giàu đẹp cho quê hương.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 4
Qua những lời thơ tâm tình của người cha dành cho con trong bài thơ, hình ảnh của quê hương, của “người đồng mình” hiện lên thật đáng quý biết bao. Đó là dòng suối mát lành nuôi dưỡng tâm hồn và nghị lực cho con. Bài thơ giúp thêm yêu, thêm trân trọng những con người đã không quản ngại hi sinh vất vả để quê hương hương, đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 5
Qua những lời kể của cha với con, người đồng mình hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau, sự tài giỏi, chăm chỉ và ý thức mong muốn xây dựng phát triển quê hương của những người dân tộc Tày. Vẻ đẹp, sức sống đó chính là niềm tự hào về quê hương của tác giả Y Phương.
Kết bài cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình – Mẫu 6
Tóm lại, với cách tư duy diễn đạt giàu hình ảnh của người miền núi, kết hợp với hình thức tâm tình, trò chuyện nhẹ nhàng của người cha, Y Phương đã làm nổi bật lên những vẻ đẹp về ngoại hình và phẩm chất của những người con miền núi. Đó là những con người khéo léo, tài hoa và luôn có ý thức, trách nhiệm công dân cao độ đối trong công cuộc dựng xây, phát triển quê hương, đất nước. Khép lại trang thơ, người đọc không chỉ thấy được chất Tày thấm đượm trong từng câu chữ, hình ảnh mà còn thấy được cả sức sống và vẻ đẹp diệu kì của người dân miền núi. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ Y Phương đối với dân tộc mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài Nói với con (46 mẫu) Kết bài Nói với con của Y Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.