Bạn đang xem bài viết Bị rết cắn nên làm gì? Cách sơ cứu khi bị rết cắn trong lúc khẩn cấp tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Các loại côn trùng như rắn, rết,… thường có các độc tố nguy hiểm, nếu không sơ cứu cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu các cách để sơ cứu khi bị rết cắn nhé!

Đặc điểm của con rết

Đặc điểm của con rếtĐặc điểm của con rết

Rết là động vật chân đốt, trong cơ thể của chúng có chứa nọc độc để săn mồi. Thức ăn của chúng là các loại động vật không xương sống nhỏ. Rết còn có khả năng tấn công và tiêu diệt các loài động vật có vú nhỏ bằng nọc độc như dơi, ếch nhái,…

Nhìn bề ngoài, cơ thể rết có hình dáng thon dài, phân thành 15 – 20 đoạn, mỗi đoạn tương ứng là một cặp chân, trước miệng nó có một cặp kìm (răng nanh) có chứa nọc độc. Rết thường sinh sôi và xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi mưa nhiều và thời tiết nóng ẩm. Do đó, tai nạn do rết cắn cũng thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè.

Biểu hiện khi bị rết cắn

Biểu hiện khi bị rết cắnBiểu hiện khi bị rết cắn

Khi bị rết cắn, cơ thể chúng ta sẽ có các biểu hiện bị tổn thương tại chỗ như:

  • Vết cắn bị đau, sưng tấy và có thể chảy máu.
  • Có cảm giác ngứa và rát như bị bỏng.
  • Nặng hơn có thể nhiễm trùng vết cắn, thậm chí hoại tử.
  • Sưng hạch bạch huyết ngoại vi gần vết cắn.
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 5: Project Soạn Anh 10 trang 61 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bị rết cắn có nguy hiểm không?

Bị rết cắn có nguy hiểm không?Bị rết cắn có nguy hiểm không?

Rết là loài vật có chứa nọc độc bên trong cơ thể. Do đó, người bị rết cắn với hàm lượng nọc độc cao có thể bị những tổn thương trên da, nặng hơn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nọc độc của rết có hơn 50 loại protein khác nhau, trong đó có enzym phân hủy gây độc cho nhiều tế bào trong cơ thể như tế bào cơ, cơ tim, tế bào thần kinh.

Một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị rết cắn đó là tình trạng sốc phản vệ. Hiện tượng này xảy ra khi hệ miễn dịch giải phóng quá mức các chất hóa học trung gian sau khi có sự xuất hiện của chất lạ vào cơ thể. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong chỉ trong vài phút. Có 3 mức độ sốc phản vệ bao gồm:

  • Cấp độ 1: Cấp độ nhẹ, chỉ gây triệu chứng tại da như ngứa, phát ban, nổi mề đay.
  • Cấp độ 2: Ngoài biểu hiện tại da còn gây tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Cấp độ 3: Là cấp độ nguy hiểm nhất, ngoài các triệu chứng trên còn gây tụt huyết áp, suy chức năng đa cơ quan, lú lẫn, mất dần ý thức, rơi vào hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng thở, ngừng tim, tử vong.

Ngoài ra, nếu không được sơ cứu đúng cách, người bị rết cắn còn có thể bị nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm khuẩn hoặc không cầm được máu.

Bị rết cắn nên làm gì?

Cách sơ cứu nhanh khi bị rết cắn

Cách sơ cứu khi bị rết cắnCách sơ cứu khi bị rết cắn

Để tiến hành sơ cứu đúng cách cho người bị rết cắn, bạn cần nắm rõ các bước cơ bản sau đây:

Bước 1Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Bạn không nên bôi bất cứ chất gì lên vết thương để tránh nhiễm trùng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự đánh giá: Chuỗi hạt cườm màu xám Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 36 sách Cánh diều tập 1

Bước 2 Sử dụng cồn y tế để sát khuẩn vết thương.

Bước 3 Dùng nước ấm để chườm lên vết thương giúp giảm đau nhanh chóng.

Sau khi sơ cứu, nếu tình trạng vết thương vẫn còn nghiêm trọng, người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách điều trị vết rết cắn hiệu quả

Lưu ý sau khi sơ cứu rết cắnLưu ý sau khi sơ cứu rết cắn

Sau khi sơ cứu, bạn cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu bị dị ứng phổ biến bao gồm: Ngứa, nổi mề đay toàn thân, sưng mí mắt, khó thở, tức ngực,… Đây là các triệu chứng nguy hiểm nên bạn cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh nhiễm trùng.
  • Dấu hiệu sinh tồn: Nhịp thở, nhịp tim, ý thức của người bệnh có bình thường hay không.
  • Dấu hiệu vết thương có nguy cơ hoại tử: Vết cắn bị sưng, phù nề và lan rộng ra các vùng da xung quanh, vết cắn chảy máu hoặc dịch mủ,..

Khi có các dấu hiệu như trên, người bị rết cắn cần được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Cách phòng chống và diệt rết

Cách phòng chống và diệt rếtCách phòng chống và diệt rết

Để phòng chống và diệt rết, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Dọn dẹp thường xuyên, giữ cho nhà cửa sạch sẽ thoáng mát.
  • Phun thuốc diệt côn trùng để hạn chế rết và các côn trùng không mong muốn khác.
  • Nếu nhà có vườn, bạn nên thường xuyên chăm sóc, tránh để cây cỏ bụi rậm mọc quá nhiều.
  • Nếu phải làm việc ở nơi có nguy cơ nhiều côn trùng và rết, bạn nên sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, quần áo dài, ủng
  • Xử lý rác thải hợp lý, tránh tích tụ rác trong nhà khiến loài rết có cơ hội sinh sôi.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp Soạn văn 9 tập 2 bài 18 (trang 11)

Lưu ý khi sơ cứu và điều trị rết cắn tại nhà

Khi nào cần đưa người bị rết cắn tới gặp bác sĩ?

Khi nào cần đưa người bị rết cắn tới gặp bác sĩ?Khi nào cần đưa người bị rết cắn tới gặp bác sĩ?

Sau khi sơ cứu mà chỗ bị rết cắn có các dấu hiệu dị ứng như ngứa, nổi mề đay toàn thân, phù mí mắt, khó thở, thở rít,… cần đến cơ sở y tế để xin kê thuốc chống phản vệ.

Nặng hơn, khi bạn bị suy hô hấp, khó thở, tuần hoàn máu kém, lơ mơ, mất ý thức phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được cấp cứu

Có nên dùng nước dãi gà để sơ cứu bị rết cắn?

Có nên dùng nước dãi gà để sơ cứu bị rết cắn?Có nên dùng nước dãi gà để sơ cứu bị rết cắn?

Đến nay, chúng ta vẫn không có tài liệu khoa học nào khẳng định rằng bị rết cắn nên dùng nước dãi gà cả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong nước dãi gà không chưa chất giải độc của rết cắn bằng cách soi nước dãi gà qua kính hiển vi. Tại đây, ta có thể nhận thấy rõ nước dãi gà chứa nhiều chất nhầy, vi khuẩn, xoắn khuẩn (spirilla debris), mảnh vụn tế bào, bạch cầu, nấm (fungi), chất béo.

Nguy hiểm hơn, trong mùa cúm gia cầm thì nước dãi gà còn có thể chứa virus cúm A H5N1, nếu lỡ để dính nước dãi gà trên tay rồi vô tình chạm lên mắt, mũi, miệng thì dễ nguy cơ bạn mắc cúm gia cầm là rất cao.

Trên đây là các cách xử trí khi bị rết cắn được Wikihoc.com tổng hợp. Hãy lưu ý để phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh nhé. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

Nguồn: Nhà thuốc Long Châu

Tham khảo một số loại thuốc đuổi côn trùng có bán tại Wikihoc.com:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị rết cắn nên làm gì? Cách sơ cứu khi bị rết cắn trong lúc khẩn cấp tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *