Bạn đang xem bài viết Bị đứt tay nên làm gì? Cách xử lý khi bị đứt tay do dao kéo tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Đứt tay là hiện tượng ai cũng có thể gặp đặc biệt là mỗi khi vào bếp. Ngay cả vết thương nhỏ cũng có thể khiến bạn bị chảy máu, thậm chí là chảy máu rất nhiều làm bạn choáng váng, hoảng sợ, ngất xỉu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bị đứt tay do dao bạn hãy xử lý như sau:

Rửa tay

Rửa tayRửa tay

Theo Sức khoẻ và Đời sống, nếu vết cắt của bạn nhỏ thì bạn có thể đến vòi nước và để vết thương dưới vòi nước chảy, rửa nhẹ nhàng. Với cách làm này sẽ làm máu chảy ít hơn và hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu vết thương lớn, chảy nhiều máu thì bạn hãy ngay lập tức ép chặt khu vực bị thương nhằm hạn chế mất máu.

Ép chặt vết thương

Ép chặt vết thươngÉp chặt vết thương

Khi máu chảy ra liên tục từ vết cắt thì bạn hãy nhanh chóng ép chặt vết thương trong 10-15 phút sẽ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Để đảm bảo vệ sinh, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc băng gạc áp nhẹ lên vết thương. Còn nếu như vết thương quá sâu mà bạn dùng cách này không thấy hiệu quả thì tốt nhất hãy đưa đi cấp cứu.

Tham khảo thêm:   Sứa biển và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Làm sạch vết cắt bằng xà phòng, nước và nhíp

Làm sạch vết cắt bằng xà phòng, nước và nhípLàm sạch vết cắt bằng xà phòng, nước và nhíp

Nếu bạn thấy cần thiết, bên cạnh việc rửa vết thương bằng nước thì bạn có thể làm sạch khu vực xung quanh vết cắt bằng xà phòng, tuy nhiên không để xà phòng dính vào vết thương hở. Bạn cũng có thể dùng nhíp nhằm hỗ trợ loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hay mảnh vụn nào còn sót và dính vào vết thương.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh

Dùng thuốc mỡ kháng sinhDùng thuốc mỡ kháng sinh

Khi vết đứt tay của bạn đã được được rửa sạch và không còn chảy máu. Thì bạn có thể tiến hành bôi thuốc mỡ kháng sinh vừa giúp cầm máu vừa bảo vệ vết thương tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.

Băng bó

Băng bóBăng bó

Nếu là vết đứt nhỏ thì bạn có thể để mở cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất còn nếu vết thương sâu cần được bảo vệ thì bạn hãy tiến hành hành băng bó vết cắt bằng gạc mềm. Khi thực hiện băng vết thương bạn chú ý cần thay băng ít nhất mỗi ngày một lần cho đến khi vết cắt khép lại hoàn toàn.

Tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn vánTiêm phòng uốn ván

Nếu vết cắt của bạn quá sâu hoặc bị nhiễm bẩn thì bạn hãy cân nhắc đến trường hợp đi tiêm phòng uốn ván để ngăn ngừa nhiễm trùng và một vài biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm:  

Theo dõi vết cắt

Theo dõi vết cắtTheo dõi vết cắt

Sau khi bạn làm đầy đủ các bước trên thì vết cắt của bạn có thể lành lại trong 1-2 tuần tới. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi vết thương nếu như thấy nó bị sưng, đau, chảy máu thì bạn hãy nghĩ đến trường hợp nó đã bị nhiễm trùng và cách duy nhất lúc này bạn có thể làm là hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Đừng quên tham khảo thêm cách làm tan máu bầm để xử lý các vị trí có vết bầm, làm chúng nhạt màu và hết nhanh hơn nhé!

Lưu ý: Bạn cần đến bệnh viện, cơ sở y tế trong 6 giờ nếu xảy ra các trường hợp sau:
– Không thể cầm được máu
– Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét
– Chất bẩn tồn động trong vết thương nhưng không thể làm sạch
– Vết thương có thể thấy xương, hoặc mô
– Vết thương bị rách sâu, dài nhiều cm

Trên đây là một số bước xử lý vết thương bị đứt do dao khi nấu ăn nhưng chỉ áp dụng khi vết thương không quá sâu, chảy ít máu. Còn nếu bạn thấy máu chảy quá nhiều, thì bạn hãy dùng biện pháp cầm máu tạm thời và đi đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị đứt tay nên làm gì? Cách xử lý khi bị đứt tay do dao kéo tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Luyện tập trang 24 Giải Toán lớp 5 trang 24, 25

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *