Bạn đang xem bài viết ✅ Bài văn mẫu lớp 6: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 7) Bài lập làm văn số 3 lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh cùng tham khảo bài văn mẫu Bài viết số 3 lớp 6 được Wikihoc.com đăng tải ngay sau đây.

Bài viết số 3 gồm 7 đề bài khác nhau. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tuyển tập những bài tập làm văn số 3 lớp 6 dưới đây. Những bài văn mẫu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học hiệu quả môn Ngữ văn lớp 6 của các thầy cô giáo đồng thời giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài viết số 3 của mình. Sau đây, mời các em cùng tham khảo.

Mục Lục Bài Viết

Bài viết số 3 lớp 6 đề 1

Đề bài: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…)

Dàn ý bài viết số 3 lớp 6 đề 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

II. Thân bài:

– Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

– Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh…) với ai (nhân vật).

– Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

– Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

III. Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 1 – Mẫu 1

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 1 – Mẫu 2

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi.

Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cúi xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được!

Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gằm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!

Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ.

Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng:

– Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?

Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được

Bài viết số 3 lớp 6 đề 1 – Mẫu 3

Những kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.

Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó xảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.

Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.

Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 2

Đề bài: Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…)

Dàn ý bài viết số 3 lớp 6 đề 2

A. Mở bài.

– Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

B. Thân bài.

– Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?

+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?

+ Câu chuyện kết thúc ra sao?

– Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?

C. Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?

Bài viết số 3 lớp 6 đề 2 – Mẫu 1

Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của chúng ta. Nơi ấy cất giữ biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc đời. Tôi đã từng mải miết với trò ô ăn quan, rồi mong chờ ngày hội múa lân đêm rằm trung thu và tôi cũng chẳng thể nào quên được cái lần bị các bạn trong xóm dọa ma, cho đến bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh và bị mọi người trêu là nhát gan.

Các bạn trong xóm tôi đã bày ra không biết bao nhiêu trò để nghịch ngợm, nhiều lúc mẹ tôi và các cô hàng xóm cũng đau đầu vì những trò phá phách ấy. Chúng tôi có một quy ước với nhau là đến sinh nhật đứa nào thì cả bọn sẽ tặng cho một món quà sinh nhật. Và năm nay gần đến sinh nhật tôi, cũng thế. Hôm trước, tôi thấy thằng Khánh béo nhìn mình cười mãi, nó bảo: “Năm nay bọn tao sẽ cho mày một niềm vui lớn Hiếu ạ.” Tôi chỉ cười mà chẳng nói gì với chúng nó, vì tôi có xa lạ gì với cái kịch bản đi chơi, đi ăn rồi tặng quà của các bạn.

Thứ 2 tuần sau là sinh nhật tôi, nên các bạn trong xóm quyết định tổ chức sinh nhật tôi vào chủ nhật trước một ngày để có thể vui chơi thỏa thích. Tối thứ 7, cái Bông nhà đối gọi điện cho tôi bảo tối chủ nhật chúng nó sẽ tổ chức party ở nhà Khánh béo cuối khu, 7 giờ tối tôi nhất định phải có mặt. 7 giờ tôi đứng trước nhà Khánh béo ngôi nhà cuối cùng của dãy tập thể. Tôi không thấy điện trước hiên sáng và trong nhà rèm cửa buông xuống kín mít. Tôi biết là trò của chúng nó rồi, nên cứ điền tĩnh đi vào nhà như không có gì. Tôi nghĩ bên trong sẽ là một bàn tiệc lộng lẫy, nên cả bọn thích bí mật với mình. Nhưng tôi đã không thể bình tĩnh được sau khi nhìn thấy những gì ở bên trong cánh cửa nhà Khánh béo. Tôi hoảng hốt lao ra khỏi nhà, vừa chạy vừa hét: “Mẹ ơi! Cứu con…. Ma… mẹ ơi…”.

Khi tôi về nhà, người tôi vẫn còn run, tôi chưa kịp kể câu chuyện gặp ma với mấy bố mẹ tôi và mấy đứa bạn tôi đã ngồi phòng khách cười ngặt nghẽo, tôi biết mình vừa bị dọa ma. Tôi ngạc nhiên lắm, lúc này cái Bông mới kể cho tôi nghe. Sinh nhật tôi là 2 tháng 11 trước ngày Halloween 1 ngày và chúng nó mới bày ra cái trò ấy. Những con mắt ma lập lòe mà tôi nhìn thấy trong nhà Khánh béo là bí ngô được mẹ Khánh khoét rỗng rồi thả nến bên trong. Nghe Bông kể xong, tôi tức chúng nó lắm. Làm sao mà tôi không sợ được chứ, cánh cửa gỗ vừa mở ra kêu cót két rồi bốn, năm cặp mắt đỏ lập lòe nhìn mình, ôi cái cảm giác ấy thật là kinh khủng. Nó làm tôi cứ ám ảnh mãi, chẳng thể nào quên được dịp sinh nhật đặc biệt đến thế.

Sau lần ấy, tôi sợ bí ngô lắm, tôi cứ nghĩ đế mấy con mắt ma trong quả bí. Mấy đứa bạn tôi tôi liền đổi tên cho tôi thành Hiếu bí ngô, cái biệt danh kì dị của tôi trong khu. Mỗi lần trêu tôi các bạn đều rủ tôi ăn chè bí ngô để nhắc lại với tôi vì tôi là đứa sợ ma.

Kỉ niệm vui buồn của tôi thơ tôi cứ đi qua như thế, những người bạn trong khu tập thể nhà tôi vẫn vui vẻ chơi đùa cùng nhau. Sau này, tôi cũng chẳng thể nào quên được mình đã từng có người bạn như vậy, và tên bí ngô sẽ là kí ức không thể phai mờ trong tôi.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 2 – Mẫu 2

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày.

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngõ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

– Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trông vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vậy, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 2 – Mẫu 3

Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.

Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên:

– Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.

Bố gật đầu mỉm cười:

– Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.

Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.

Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bóng phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Âm mưu và tình yêu Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11 trang 129 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá.

Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài cát xét, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố.

Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.

Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy.

Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.

Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạo rực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.

………….

Bài viết số 3 lớp 6 đề 3

Đề bài: Kể về người bạn mới quen

Dàn ý bài viết số 3 lớp 6 đề 3

1. Mở bài

– Trong cuộc sống có những sự tình cờ đã tạo nên tình bạn.

– Tình bạn giữa em và Dũng cũng bắt đầu từ một sự tình cờ như thế.

– Trong một lần cùng đi xem các đội bóng trong trường thi đấu với nhau, tình cờ hai chúng em đứng gần nhau. Thế là những câu chào hỏi, những lời nhận xét về các pha bóng đã giúp em và Dũng quen biết nhau.

2. Thân bài

a). Giới thiệu về người bạn mới quen

– Khi đã quen nhau, em biết Dũng đang học cùng khối 6 với em nhưng khác lớp.

– Nhà Dũng cách nhà em hơn hai ki lô mét. Ba mẹ Dũng đều là công nhân. Cuộc sống của gia đình Dũng còn gặp nhiều khó khăn. Lương công nhân của ba mẹ Dũng không cao, cộng thêm phải đóng tiền cho hai chị em của Dũng nữa nên việc sinh hoạt của gia đình bạn ấy khá chật vật.

– Em thấy Dũng chỉ có hai bộ quần áo đồng phục để đi học. Về tới nhà, em thấy bạn giặt ngay để ngày hôm sau còn có quần áo tới trường.

b). Những đức tính tốt của bạn Dũng

Mặc dù hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nhưng bù lại, bạn Dũng có rất nhiều đức tính tốt.

– Sự chăm chỉ siêng năng trong học tập thì Dũng hơn hẳn em. Đến nhà Dũng chơi, nhìn thời gian biểu của Dũng, em thấy kín hết chẳng có chỗ nào trống. Điều đó chứng tỏ, Dũng tranh thủ học tập ở mọi nơi, mọi lúc.

– Góc học tập của bạn ấy không lớn, không đẹp nhưng sách vở được sắp xếp rất gọn gàng, bút mực, thước kẻ được đặt gọn gàng trong một cái hộp nhựa đã cũ.

– Đến thăm nhà Dũng, nghe mẹ bạn ấy kể, em thật nể phục bạn. Ngoài giờ học ở trường, về nhà Dũng chỉ kịp cất sách vở là giúp mẹ quét dọn nhà cửa. Hôm nào mẹ bạn đi làm ca, bạn thay mẹ nấu cơm, dọn dẹp. . .

– Điều làm em vô cùng khâm phục bạn Dũng là bạn đã kèm dạy miễn phí cho hai em học sinh tiểu học có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

– Bạn còn vui vẻ giảng những bài học khó cho các bạn có học lực còn yếu trong lớp. Nhờ vậy mà các bạn tiến bộ rất nhanh.

– Trong các buổi tuyên dương các học sinh có thành tích xuất sắc, bao giờ, em cũng nghe tên bạn Dũng trong tốp ba của những học sinh xuất sắc nhất.

– Em còn biết được, bạn Dũng tham gia rất đầy đủ và tích cực các hoạt động của lớp như phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai. . . ”

3. Kết bài

– Tuy mới quen nhưng quả thực Dũng là tấm gương sáng cho em học tập.

– Nghe em kể về Dũng, ba mẹ em vui lắm vì em có một người bạn tốt.

– Em tin rằng, tình bạn giữa em và Dùng sẽ mãi mãi bền chặt.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 3 – Mẫu 1

Từ khi mới bước vào lớp 6, đối với em, cái gì cũng lạ lẫm. Từ bạn bè đến thầy cô. Ngôi trường này cũng lạ. Nhưng rồi em cũng làm quen được với một bạn nữ – bạn Kiều Trang.

Kiều Trang năm nay 12 tuổi, bằng tuổi tôi. Tuy bằng tuổi tôi nhưng trông Trang chững chạc và lớn hơn tôi rất nhiều. Dáng người Trang thấp tròn. Khuôn mặt bạn bầu bĩnh rất đáng yêu. Bạn Trang rất hiền, bạn luôn sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Bạn là một trong những học sinh giỏi của lớp. Bạn luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như ở trường. Tuy học giỏi nhưng Trang không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm gặp phải bài toán khó bạn liền dành thời gian ra chơi để giảng lại cho các bạn học yếu. Hiền dịu và vui tính là hai đức tính mà em thích nhất ở Trang. Bạn rất nhanh nhẹn, chu đáo và cẩn thận trong mọi việc cô chủ nhiệm giao cho. Nhờ có bạn mà lớp tôi bao giờ cũng đi đầu trong các hoạt động của liên đội đề ra.

Trang thường sang nhà rủ cùng em học bài cũ và soạn bài cho ngày mai. Những gì em không hiểu thì Trang giảng một cách tận tình. Bạn còn nghĩ ra nhiều cách để em mau chóng hiểu bài.

Ở nhà Trang còn tuyệt vời hơn. Trang rất siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà. Bạn ấy còn chăm sóc người ông bị bệnh mỗi khi bố mẹ đi làm. Bạn còn vui vẻ hòa nhã với mọi người xung quanh. Đặc biệt Trang rất yêu thương trẻ nhỏ trong xóm. Bạn thường hay bày trò để các em vui chơi. Bố mẹ tôi thường bảo tôi lấy tấm gương của bạn mà học tập.

Sau một thời gian được cùng học, cùng vui chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Em mến Trang lắm. Em mong chúng em sẽ không bao giờ chia rẽ nhau và sẽ mãi là bạn tốt của nhau.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 3 – Mẫu 2

Ở đời mỗi con người đều có những người bạn để chia sẻ với nhau những niềm vui và nỗi buồn, có bạn mình cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn. Tôi có rất nhiều những người bạn tốt và vui tính nhưng trong số những người bạn tốt đó tôi đã tìm được người bạn tri kỉ của mình đó là bạn Nhật Linh.

Nhật Linh trạc tuổi tôi, cao lớn hơn tôi chút. Cô ý là một cô bạn xinh đẹp. Nhật Linh có làn da trắng nõn, mái tóc đen dài và mượt, đôi mắt to và tròn. Dáng cô ý cao như dáng của các người mẫu vậy, đôi chân thì thon nhỏ đi lúc nào cũng thướt tha thanh thoát. Tôi thường hay trêu bạn ý một người mẫu trong tương lai cô ấy thường đắp lại tôi với ánh mắt trìu mến và miệng cười rất xinh.

Nhật Linh mới chuyển trường đến đây và cơ duyên làm sao bạn ý đã vào học lớp tôi. Vì công việc của bố bạn ý nên bạn phải chuyển từ một trường rất danh tiếng qua học trường tôi một trường rất là bình thường. Thành tích học của bạn ý lúc nào cũng xếp đầu trường luôn.

Bạn ý mới vào lớp tôi mà tôi đã chơi được với bạn ý vì bạn ý rất hiền lành dễ thương và rất dễ gần nữa. Nhật Linh học rất giỏi nhưng chẳng bao giờ bạn ý tỏ ra kiêu căng cả, bạn rất khiêm tốn. Cô giáo chủ nhiệm xếp bạn ý ngồi cùng bàn với tôi vì tôi chỉ là một học sinh trung bình trong lớp.

Từ ngày chơi thân với bạn ý thành tích học tập của tôi tiến bộ hơn rất nhiều. Hằng ngày sau giờ học ở lớp Nhật Linh thường đến nhà tôi giúp tôi, phụ đạo thêm cho tôi các môn như toán, lý, hóa mà tôi đang học kém. Hai đứa cứ học mãi, học mãi cho đến lúc tối lúc nào không biết. Có hôm bạn xin mẹ ngủ lại với tôi. Đêm đến khi mà hai đứa đã học xong tất cả các bài chúng tôi lại kể chuyện cho nhau nghe, ôn lại những kỉ niệm đã qua nhưng vẫn còn nhớ mãi.

Những lúc tôi mệt mỏi hay buồn phiền vì chuyện gia đình bạn ý đều đến bên cạnh tôi an ủi khuyên bảo tôi. Có bạn tôi lại quên ngay những chuyện đã xảy ra và vui vẻ như chưa từng có chuyện gì cả. Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày tôi bị sốt dài không sao cắt được cơn sốt, nghỉ học mấy ngày rồi. Nhật Linh rất lo lắng cho tôi sau giờ học bạn đều đến thăm tôi, giảng cho tôi nghe lại những bài mà cô giáo đã dạy. Và cơn sốt lại đến bạn ngồi cạnh tôi suốt đêm không ngủ mẹ tôi bắt bạn đi ngủ mà bạn vẫn không chịu đi vì lo cho tôi. Nhìn thấy bạn lo lắng cho tôi như mẹ tôi vậy, tôi rơm rớm nước mắt, chỉ mong sao mình nhanh khỏi để chơi với bạn để bạn không phải lo lắng nữa. Chỉ có những người thật sự quan tâm bạn, thì họ mới lo lắng như vậy cho bạn mà thôi.

Tôi mong tình bạn của tôi và Nhật Linh sẽ mãi bền vững. Dù sau này mỗi đứa một phương trời nhưng chúng tôi vẫn mãi luôn hướng về nhau. Vì chúng tôi là bạn mà. Bạn bè thì lúc vui cũng như lúc buồn phải luôn bên cạnh nhau chia sẻ với nhau. “Đã là bạn thì suốt đời là bạn”.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 3 – Mẫu 3

Kì nghỉ hè vừa qua là một kì nghỉ hè vô cùng đáng nhớ đối với em, không chỉ vì em đã có thể học đánh đàn – bộ môn nghệ thuật mà em rất thích mà còn vì em đã quen được Vũ – một người bạn mới tốt bụng và dễ mến.

Sau một năm học hành vất vả, kì nghỉ hè để xả hơi rồi cũng đến, để thưởng cho thành tích học tập chăm chỉ một năm qua của em ba đã đồng ý cho em tham gia khóa học đàn piano ở một trung tâm dành cho thanh thiếu niên. Buổi học đầu tiên, em vô cùng hào hứng, đã chuẩn bị rất kĩ từ ngày hôm trước. Nhưng học đàn khó hơn em tưởng, nhưng niềm vui được lướt tay trên những phím đàn khiến em quên đi tất cả, đặc biệt lại có một người bạn tốt như Vũ bên cạnh. Vũ bằng tuổi với em, vì là con trai nên cậu cao hơn em hẳn một cái đầu. Vũ cũng tham gia khóa học piano và chúng em được xếp thành đôi bạn cùng tiến. Nói về Vũ, cậu là một người dễ gần, vui vẻ, hoạt bát lại có chút trầm ổn nhất là lúc cậu đưa mình trên giai điệu của tiếng đàn. Cậu bạn có làn da hơi ngăm khỏe khoắn, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt ánh lên được sự thông minh lanh lợi. Cặp long màu đen, rậm, nổi bật sinh động. Mỗi khi cậu nở nụ cười là tưởng chừng như cả thời gian và không gian như bừng sáng, tưởng chừng như ai nhìn thấy nụ cười ấy cũng sẽ không có lí do để buồn hay khó chịu với cậu bạn.

Vũ có một khả năng lĩnh hội cao và trí nhớ tốt, những nốt nhạc Vũ chỉ cần nghe một lần là nhớ, những điều thầy giảng, không có gì là khó với Vũ cả. Em được biết là ba và mẹ của Vũ đều là giáo viên nhưng cả hai đều có sở thích về âm nhạc và cũng rất ủng hộ Vũ đi theo con đường mình thích. Bất ngờ hơn là ngoài piano, Vũ còn biết chơi trống và ghi-ta lại còn hát rất hay. Lúc rảnh rỗi, Vũ còn đàn bằng ghi-ta và hát cho em nghe, nhìn cậu bên cây đàn y như một người nghệ sĩ thực thụ vậy!

Vũ còn là một người rất tâm lí. Sau ngày tụi em quen nhau một tháng là đến sinh nhật của em, hôm ấy trời nắng nhẹ, sau buổi học, Vũ rủ em ra công viên chơi, cậu đánh và hát cho em nghe bài hát chúc mừng sinh nhật, chưa hết ngỡ ngàng, cậu đã lấy trong túi ra một món quà nhỏ xinh xinh tặng em. Em vừa ngạc nhiên vừa cảm động bởi chưa bao giờ em nói sinh nhật của mình cho Vũ. Có một người bạn như Vũ thật là tốt!

Vũ giống như cơn gió nhẹ thổi qua những ngày hè nóng bức của em, làm cho mùa hè trở nên đẹp hơn bao giờ hết.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 4

Đề bài: Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…)

Dàn ý Bài viết số 3 lớp 6 đề 4

A. Mở bài.

– Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?

B. Thân bài.

– Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.

+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?

+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?

– Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?

C. Kết bài.

– Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

Bài viết số 3 lớp 6 đề 4 – Mẫu 1

Trong cuộc đời này chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều người khác nhau. Có người chỉ lướt qua như một cơn gió thoảng, có người lại để lại những dấu ấn sâu đậm, để lại cho ta những bài học mà ta nhớ mãi. Tôi cũng vậy, cứ mỗi lần nghĩ về buổi chiều hôm ấy là tôi lại không thể nào quên được hình ảnh của An.

Chiều hôm đó, như mọi khi mẹ sẽ đến đón tôi từ trường học về, nhưng vì hôm nay có việc đột xuất nên tôi tự đi bộ về nhà. Trên đường tôi nhởn nhơ đi, vừa đi vừa hát và ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Bỗng tôi nhìn thấy An – hàng xóm nhà tôi, em nhỏ hơn tôi hai tuổi, bị khuyết tật mất một cánh tay, An đang bán hàng rong, mời gọi những người đi đường. Bố mẹ An đều là công nhân làm việc tại công trường, một lần do không may xảy ra tai nạn, bố của em qua đời, hiện tại chỉ có hai mẹ con dựa vào nhau để sống, ngoài giờ đến lớp An phụ mẹ bán hàng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chú bé đen nhẻm, người gầy gò, ánh mắt em như cầu xin những người đi đường mua hàng, nhưng không ai giúp đỡ em cả. Tôi tiến lại gần, như có một lực hút nào đó khiến tôi không rời mắt khỏi An. Sau những lời mời mọc, cuối cùng cũng có một anh thanh niên trắng trẻo, cao ráo mua giúp em. Anh không chọn món đồ nào cả, anh đưa cho An một tờ tiền 50.000 và nói:

– Em bé à, em hãy dùng số tiền này để mua gì đó ăn nhé. Anh có đủ mọi thứ rồi, nên anh sẽ không lấy đồ gì của em nữa đâu.

Rồi anh nở nụ cười thật tươi và đưa cho em ấy tờ tiền. An ngập ngừng, đưa hai tay đón lấy từ tay anh. Anh định quay gót đi thì An níu tay anh lại và đưa cho anh năm gói kẹo cao su, em nói:

– Anh ơi, anh hãy cầm lấy những gói kẹo này. Em đi bán hàng, chứ em không dám ăn xin anh đâu. Em vẫn còn khỏe mạnh nên em sẽ đi bán hàng để tự nuôi sống bản thân. Em cảm ơn anh vì lòng tốt, nhưng nếu anh không lấy số kẹo này em xin trả lại anh tiền.

Người anh kia thoáng trên mặt hiện lên sự ngạc nhiên, rồi anh quay người lại chỗ chú bé nhẹ nhàng xoa đầu, nở nụ cười trìu mến. Anh nhận từ cậu bé năm gói kẹo, cậu bé nở nụ cười rạng rỡ và cúi đầu lễ phép cảm ơn anh.

Đứng chứng kiến toàn bộ câu chuyện, tôi vô cùng cảm động trước sự thành thật của em. An đã cho tôi những bài học mà không có trường lớp hay sách vở nào dạy tôi. Cậu bé đã cho tôi thấy rằng dù bị khuyết tật về thân thể nhưng cũng không được què quặt về tinh thần, phải có ý chí vượt lên những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tình yêu thương luôn bên cạnh ta, khi san sẻ tình yêu thương với những người xung quanh bản thân cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi chợt thấy ân hận vì những lúc mải chơi, không chịu học hành. Đôi khi còn nói dối, không nghe lời bố mẹ. Tôi được sống trong gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm, yêu thương nhưng nhiều khi tôi lại không biết trân trọng những điều đó. Cậu bé đã thức tỉnh cho tôi phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức với mình.

Từ sau lần gặp hôm đó, tôi cảm thấy quý mến và khâm phục em hơn. Em không chỉ khiến tôi ngưỡng mộ, yêu quý mà còn hơn thế nữa em đã cho tôi sự thay đổi về nhận thức. Khiến tôi biết trân trọng, yêu thương gia đình và những gì mình đang có. Giúp tôi có động lực phấn đấu, vươn lên không ngừng.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 4 – Mẫu 2

Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.

Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.

Tham khảo thêm:   Cách nấu chè thưng thơm béo chuẩn vị Nam Bộ

Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.

– Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.

Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:

– Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.

Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.

Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.

Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.

– Thưa các bác, các chú!

Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.

Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 4 – Mẫu 3

Dân gian ta có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả là không sai. Máu mủ tình thân luôn là điều thiêng liêng và tốt đẹp của cuộc sống. Em vẫn còn nhớ ngày bé, em có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm động với người bác đã thất lạc ông bà từ rất lâu về trước.

Hôm đó là một ngày đông lạnh giữa tháng mười hai giá rét. Ông ngoại sang nhà em và nói với bố em, bác Hồng đã liên lạc và sắp đến thành phố em chơi. Một năm về trước, bố em đã đưa ông ngoại về Nam Định với mong muốn liên lạc được với bác nhưng đành ra về mà chẳng có chút thông tin. Cách đây vài tháng, bố em lại đưa ông về Nam Định một lần nữa, và lần này thì ông đã tìm được bác. Ông kể rằng, bác đã khóc khi gặp lại được ông sau bao năm xa cách và hẹn ông sẽ ra thăm ông vào một dịp gần nhất.

Em chưa bao giờ nghe kể về bác trước đây. Em hỏi mẹ thì được biết, bác là con trai cả của ông ngoại em. Ngày còn thanh niên, bác phải đi làm xa, lại vào đúng thời kỳ xã hội loạn lạc, ông em vì điều kiện khó khăn phải chuyển nhà nên bác và ông thất lạc nhau từ ngày đấy. Sau mấy chục năm thất lạc, cuối cùng bác cũng tìm được người thân, chắc bác vui lắm.

Bác đến chơi nhà ông bà vào một ngày lạnh buốt nhưng bầu trời vô cùng quang đãng. Hôm đó nhà ông bà rất đông người, toàn là anh em họ hàng của mẹ em, sang để gặp bác. Khi bác bước vào nhà, điều đầu tiên mà em cảm nhận được về bác là sự ấm áp. Có lẽ vì bác có ngoại hình giống hệt ông ngoại, mà ông ngoại rất thương và yêu em nên em cảm thấy ở bác sự gần gũi, thân thuộc. Bác vừa gặp lại mẹ em đã vừa khóc vừa cười. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có một lời nào tả hết được. Đó là sự vui mừng, hạnh phúc, cả những tủi hờn vì xa cách bao lâu. Bác vào nhà nắm tay từng người lớn trong gia đình, hỏi han sức khỏe của mọi người, hỏi han tình hình học tập của tụi nhỏ chúng em.

Bác ngồi lắng nghe câu chuyện của ông bà khi tuổi về già, về những ngày tháng vắng bác trong gia đình ngày ấy, trống vắng và buồn bã vô cùng. Bác cũng kể cho mọi người nghe về những năm tháng cơ hàn mưu sinh nơi đất khách quê người, về nỗi nhớ gia đình và quê hương khôn xiết, về nỗi tuyệt vọng khi bao lần tìm về chốn cũ nhưng không tìm được bố mẹ và các em. Bác kể rằng, đã phải làm rất nhiều công việc, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống vô cùng vất vả. Em nghe những lời tâm sự của bác mà thương bác vô cùng. Chắc chắn bác đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả, lại phải chịu cảnh xa người thân và quê hương quá sớm. Em vừa thương, vừa nể phục bác, nể phục ý chí vươn lên và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của bác.

Mọi người nói chuyện xong thì cùng nhau ăn uống. Mẹ em và các chị lớn trong nhà đã chuẩn bị một bữa cơm với đầy đủ đặc trưng của quê hương, như một món quà lớn về tinh thần muốn dành tặng bác sau ngần ấy năm lưu lạc tha phương. Dù tay nghề của mẹ em không ngoan xuất sắc nhưng bác ăn rất nhiều và tấm tắc khen ngợi.

Sau bữa cơm, cả nhà lại quây quần bên nhau cùng uống cốc trà nóng. Bác bảo bác rất nhớ cái lạnh của miền Bắc, nhớ những kỷ niệm ngày còn bé bên bố mẹ và các em. Em lúc đó ngồi ngay cạnh bác. Bác kể chuyện xong thì quay sang hỏi chuyện em. Bác xoa đầu em đầy hiền từ, đuôi mắt là nếp nhăn in hằn những năm tháng cơ cực nhưng lại ánh lên sự lương thiện, chất phác. Bác hỏi em học hành có chăm chỉ không, hỏi em có vâng lời bố mẹ không rồi khuyên em chuyên tâm học hành là mục tiêu đầu tiên, bác dặn em dù làm gì cũng phải đặt tấm lòng của mình vào đó, nếu có việc khó thì không nản lòng. Em lắng nghe và thầm ghi nhớ những lời bác dạy em. Bác thật gần gũi và ấm áp!

Bác cùng cả nhà lên kế hoạch sẽ đi du lịch vào dịp Tết âm lịch, bác sẽ đưa cả gia đình đi cùng. Bác ở nhà em chơi vài ngày rồi trở lại miền Nam để làm việc.

Buổi gặp gỡ đầy xúc cảm ngày hôm đó đã để lại trong em những ấn tượng không thể phai mờ. Em sẽ luôn yêu thương và trân trọng những người thân quanh mình.

…………..

Bài viết số 3 lớp 6 đề 5

Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em

Dàn ý Bài viết số 3 lớp 6 đề 5

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nói đến

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tuổi thơ tôi đã gắn bó với biết bao kỉ niệm ở đó. Nhiều năm qua, quê hương tôi đã có sự đổi khác và mới mẻ. Những thay đổi cần phải có để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sự đổi mới rất đáng kinh ngạc của quê tôi.

II. Thân bài

1. Quê tôi trước đổi mới

a. Cơ sở hạ tầng

– Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kĩ;

– Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….

– Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngói cũ;….

– Chợ: diện tích nhỏ; ích hàng hóa; ít người mua bán;….

b. Đời sống con người:

– Con người vất vả và lam lũ

– Làm ruộng là chủ yếu

– Thu nhập rất thấp

– Trẻ em không được đến trường, phải nghỉ học sớm; lâm vào tệ nạn xã hội;….

2. Quê tôi sau đổi mới:

a. Cơ sở hạ tầng:

– Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….

– Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại

– Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt

– trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm…, phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới toanh, có tòa nhà cao;

– Xây dựng thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên; rất khang trang và tiện nghi, thích hợp để phục vụ cho con người.

b. Đời sống con người:

– Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn

– Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….

– Trẻ em được đến trường và dạy dỗ tốt hơn

– Người dân được khám chữa bệnh tại bệnh viên; vui chơi tại khu vui chơi;….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới của quê hương

– Quê em có rất nhiều đổi mới

– Em rất yêu quê em

– Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 5 – Mẫu 1

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa. Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hòa chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 – 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: “Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: “Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay”. Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 5 – Mẫu 2

Quê hương thiêng liêng, nơi cho ta những tấm lòng và tình yêu thương chân thật, luôn níu giữ những mảnh kí ức riêng tươi đẹp tuổi thơ tôi. Giờ đây, khi đã lớn khôn chứng kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hồi, xúc động, khôn kìm nén nỗi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập. Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè. Đó là những sắc màu rực rỡ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thật tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 5 – Mẫu 3

“Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng chiều bay…”

Qua những câu hát đó trên đài truyền thanh xã đã làm lòng em xao xuyến, thương mến quê hương em vô hận.

Mỗi người ai cũng có quê hương, mặc dù quê hương em không đẹp bằng quê hương của những bạn khác, nhưng nó lại là nơi chôn rau cắt rốn của em, nơi mà những buổi trưa mẹ đã cất tiếng ru cho em đi vào giấc mơ của tuổi thơ. Theo sự phát triển và đổi mới của đất nước, quê hương của em cũng được đổi mới theo, bóng dáng của quê hương Hà Đông của em cũng dần dần đi sâu vào dĩ vãng, thay vào đó là một không khí sôi nổi của các công trình lớn, nhỏ đang được xây dựng. Quê hương em như được thay một chiếc áo mới. Còn đường của làng em trước đây nó bị lầy lội, bẩn thỉu bởi những trận mưa rào thì bây giờ nó đang khác rồi. Nó được đổ bê tông cao hơn. Quê hương em cái năm ấy nó như mùa xây dựng vậy. Những dãy nhà được xây nằm sát nhau ở hai bên đường, không khí trong thôn, trong xóm như được vui hẳn lên. Các ngôi trường cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó cũ cách đây hàng chục năm thì bây giờ nó đã được dỡ bỏ vào thay vào đó là những ngôi trường mới, khang trang, sạch sẽ đầy đủ đồ dùng cho chúng em, xung quanh là tường vôi trắng xóa, học sinh đi học dường như đông hơn.

Càng tuyệt vời hơn quê hương em đã có điện,điện được dòng dây và tới mọi nhà, ban đêm ánh đèn, đường làng sáng rực lên trông rất đẹp. Nhà nào cũng có tivi cũng có đài và điều kiện của mọi họ gia đình cũng được nâng cao. Chính vì thế mà đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của người ở quê hương em đã được thay đổi và nâng cao.

Dù mai sau, em có đi đâu thì em sẽ nhớ mãi về hình ảnh quê hương của em:”cái ngày đổi mới ấy “.

………….

Bài viết số 3 lớp 6 đề 6

Đề bài: Kể về người thầy cô giáo của em

Dàn ý bài viết số 3 lớp 6 đề 6

I. Mở bài:

– Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

II. Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

– Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

III. Kết bài:

– Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 6 – Mẫu 1

Với mỗi học sinh, các bạn sẽ có một tấm gương thầy cô giáo mẫu mực, đáng yêu đáng kính của riêng mình. Với riêng tôi, tôi sẽ không thể nào quên cô Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 6H của tôi bây giờ

Tham khảo thêm:  

Cô Minh là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Tiếng Anh của lớp tôi. Cô có dáng người cao và gầy. Đôi mắt cô rất sáng và đẹp. Dáng cô đi lúc nào cũng nhanh nhẹn và có phần vội vã. Cũng đúng thôi vì cô là một giáo viên dạy giỏi của trường nên cô thường xuyên bận rộn với rất nhiều việc.

Còn tôi lại là một đứa học sinh nhút nhát và nắm bắt bài rất chậm. Nhất là với môn Tiếng Anh thì tôi càng chậm hiểu hơn nữa. Tuy thế, tôi cũng chẳng dám hỏi ai bao giờ. Ai mà thèm quan tâm đến một đứa học dốt như tôi chứ! Cô Minh cũng vậy thôi. Cô cũng sẽ chỉ thích những hạn học giỏi, thông minh.

Cứ thế, tôi tự cô lập mình trong cái thế giới vỏ ốc của mình. Điểm kiểm tra thấp dần, đến nửa đầu học kì một thì tôi là một trong những học sinh yếu nhất lớp. Tôi chán nản vô cùng và trở nên ít nói, lì chơi với bạn bè cùng lớp. Chắc rằng cũng chẳng có ai muốn chơi với tôi.

Một hôm, khi tôi đang gật gù buồn ngủ thì có tiếng hỏi:

– Lát nữa chắc cô kiểm tra đấy, cậu học với tớ không?

Tôi ngao ngán ngẩng lên thì thấy Bình – cậu lớp trưởng học giỏi nhất lớp đang chờ mình trả lời. Phần vì nể, phần vì lo kiểm tra thật tôi đành gật đầu. Thật không ngờ, Bình lại giảng hay đến thế. Cậu ấy nói đến đâu tôi hiểu đến đấy. Sau buổi ấy, tôi thường xuyên được bạn ấy giúp đỡ rất tận tình…

Cứ như vậy, tôi học khá dần lên, tôi luôn cảm ơn Bình đã giúp đỡ tôi nhiều đến thế. Cho đến một ngày…

Hôm ấy, khi tôi đang sung sướng cầm hài kiểm tra Tiếng Anh được điểm 8 thì có tiếng gọi tôi lên phòng giáo viên gặp cô chủ nhiệm. Tôi lo lắng không biết có chuyện gì. Tôi đâu có mắc lỗi gì mà cô cần gặp tôi? Nhưng thật lạ là nhìn thấy tôi cô lại tươi cười. Bảo tôi ngồi xuống bên cạnh, cô nhìn tôi với ánh mắt đùa vui:

– Bạn Bình có hay bắt nạt em không?

Thấy tôi vẫn ngơ ngác. Cô lại hỏi:

– Em và Bình cùng học với nhau vậy có gì không muốn hỏi các thầy cô em cứ hỏi bạn ấy nhé!

Rồi giọng cô trầm xuống:

– Cô rất tiếc là không có nhiều thời gian để theo sát và giúp đỡ các em. Cô chỉ nắm được tình hình lớp qua các bạn cán bộ lớp. Bình đã hứa là sẽ giúp đỡ em vậy em yên tâm và cố gắng nhé!

Bây giờ thì tôi đã hiểu ra tất cả! Thì ra, cô đã họp cán bộ lớp, hỏi han về tình hình học tập của từng người rồi phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi đã từng nghĩ cô là người lạnh lùng, chỉ thích những học sinh giỏi và ghét bỏ những đứa học kém như tôi. Thật không ngờ! Trở về lớp học, tôi thấy xúc động quá! Vậy là chưa bao giờ tôi đơn độc, còn có biết bao người chăm lo, giúp đỡ tôi học hành. Và tôi thầm biết ơn tất cả những điều tốt đẹp cô giáo chủ nhiệm đã mang đến cho tôi.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 6 – Mẫu 2

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ”lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:”chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:”thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo” thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Bài viết số 3 lớp 6 đề 6 – Mẫu 3

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nỗi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6. Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật.

Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không! Giờ đây khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy.

……….

Bài viết số 3 lớp 6 đề 7

Đề bài: Kể về một người thân của em

Dàn ý bài viết số 3 lớp 6 đề 7

A. Mở bài:

– Giới thiệu về mẹ

– Tình cảm chung về mẹ

B. Thân bài:

– Giới thiệu bao quát

a) Biểu cảm về ngoại hình

– Mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

– Nước da mẹ không trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) Biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

– Mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

– Khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

C. Kết bài:

– Cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

– Lời hứa hẹn

Bài viết số 3 lớp 6 đề 7 – Mẫu 1

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu truyện cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: Trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà đẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 7 – Mẫu 2

Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.

Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sĩ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hòa. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm ấy. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đóa hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiệt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo léo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng.

Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.

Bài viết số 3 lớp 6 đề 7 – Mẫu 3

Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kỹ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm.

Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.

Mẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sát sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con.

Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn?

Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình.

Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo. Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”. Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ.

Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 6: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 7) Bài lập làm văn số 3 lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *