Bạn đang xem bài viết ✅ Bài dự thi Điều em muốn nói (3 mẫu) Cuộc thi Điều em muốn nói ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài dự thi Điều em muốn nói năm 2021 gồm 3 mẫu, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các em bày tỏ những cảm nhận, những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường, tình yêu quê hương đất nước.

Với 3 bài dự thi mẫu trong bài viết dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới hoàn thiện bài dự thi của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài dự thi Nét bút tri ân, để chia sẻ sự tri ân của mình với mọi người nhé!

Bài dự thi Điều em muốn nói – Mẫu 1

Như một câu châm ngôn nổi tiếng: “Thất bại là mẹ thành công”, không ai có thể đạt được thành công mà không phải vượt qua vũng bùn mang tên “thất bại”. Bản thân em đã gặp nhiều thất bại thành quen, sau mỗi lần vấp ngã lúc nào cũng là những nuối tiếc để từ đó em rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính mình. Thế nhưng, mỗi khi em thất bại, không chỉ bản thân em mà những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ, hẳn bố mẹ em thất vọng và buồn lắm. Em muốn xin lỗi bố mẹ, vì đã chẳng đạt được những điều mà bố mẹ mong mỏi nhưng lại chẳng có đủ can đảm để nói ra, chỉ có thể gửi gắm vào từng con chữ, lời văn thay cho những điều muốn nói với bố mẹ mà thôi.

Thất bại đầu tiên có lẽ là khi em đang học lớp Hai, ngày ấy trường tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp, em cũng hăng hái tham gia. Cả cô chủ nhiệm và mẹ, ai cũng hết sức tin tưởng vào em, nhưng trớ trêu thay, sau bao ngày chăm chỉ tập luyện, em bị loại. Khi tan học, khoảng thời gian em đợi mẹ về có lẽ không câu từ nào có thể diễn tả nổi, bao lo lắng, dằn vặt, thậm chí xen lẫn cả một chút sợ hãi khi em tự tưởng tượng ra viễn cảnh mình thông báo kết quả với mẹ, với tất cả kì vọng đó, liệu mẹ sẽ nghĩ gì? Nhưng không, mẹ không trách mắng em mà ngược lại, mẹ an ủi, động viên em tiếp tục cố gắng, dù mẹ không nói nhưng em cũng biết mẹ buồn nhiều. Và có lẽ đó chính là động lực để khi em học lớp Bốn, cũng tham gia vào cuộc thi viết chữ đẹp ngày nào nhưng lần này, em không bị loại, em đạt giải Nhì cấp quận. Khoảnh khắc nhà trường công bố giải, em cảm tưởng như mình đã đền đáp được phần nào sự mong đợi và tin tưởng của mẹ, ít ra, lần này mẹ đã có thể tự hào vì con gái mẹ.

Thất bại tiếp theo là khi em đang học lớp Năm. Sau bao ngày ôn thi miệt mài với biết bao đề cương, sách vở, em dự thi vào trường THCS Marie Curie – ngôi trường có đồng phục và trang thiết bị hiện đại nhất nhì Hà Nội thời bấy giờ, nhưng lại một lần nữa, em trượt. Em vẫn nhớ, nhớ chứ, vào hôm có kết quả thi, bố mẹ em cả ngày đi làm mệt mỏi nhưng dù đã mười một giờ kém khuya, bên ngoài thì mưa to, bầu trời đen kịt, trường lại cách nhà em rất xa, bố mẹ em vẫn lặn lội ra tận trường chỉ để xem điểm cho em. Phải biết bố mẹ hi vọng em đỗ vào trường đến mức nào. Mất một lúc lâu bố mẹ mới về nhà, mẹ nói với em: “Thiếu có 0.5 điểm thôi con ạ, không sao, thua keo này ta bày keo khác”. Quả thật lúc đấy em thất vọng về bản thân ghê gớm, chẳng biết đến bố mẹ thì còn như thế nào, thế là bao công sức dùi mài kinh sử, bao công sức mẹ không quản nắng mưa đưa em đi học, đi thi, bao mong mỏi, chờ đợi của mọi người, lại một lần nữa đổ hết xuống sông, xuống biển.

Thất bại thứ ba của em là vào năm lớp Sáu, em được mẹ định hướng cho học tiếng Anh và rồi em quyết định đi thi học sinh Giỏi môn tiếng Anh luôn. Cả nhà em ai cũng quan tâm, chăm sóc để em có tâm thế tốt nhất trước kì thi. Sáng ngày em đi thi, mẹ còn chu đáo thắp hương cầu các cụ phù hộ cho em, bố thì mua xôi đậu cho em ăn vì bố hiểu tâm lí học sinh, đứa nào mà chẳng tin vào mấy cái đấy. Mọi người mong đợi ở em nhiều thế cơ mà, nhưng cả đoàn học sinh đi thi, ai cũng có giải cầm về, riêng em trắng tay. Thế nhưng cũng chẳng ai trách mắng gì em, chỉ động viên em đừng nản chỉ mà cố gắng tiếp tục phấn đấu. Nhờ thế, năm lớp Tám em đạt giải Ba cấp quận môn tiếng Anh, năm lớp Chín đạt giải Nhì, em thấy mình coi như cũng có cố gắng, nhưng những cố gắng đó làm sao sánh được với bao tin tưởng, bao yêu thương của bố mẹ mà em đã phụ lại.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt Soạn Sử 6 trang 78 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Và rồi trên con đường đời của em lại xuất hiện thêm một thất bại to lớn nữa, mới đây thôi, em thi trượt vào trường THPT chuyên Nguyễn Huệ – ngôi trường mà em đã từng khao khát, đã từng ước mơ, đã từng ấp ủ được vào học. Bố mẹ chu cấp cho em đi học thêm chuyên suốt một năm trời, kết quả nhận về vẫn là con số không tròn trĩnh. Đến em cũng chẳng thể tin nổi là mình trượt, em thiếu những 1.25 điểm, giá như em chăm chỉ hơn, giá như em hoàn thành bài thi bằng tất cả năng lực và cố gắng thì đâu đến nỗi, suy cho cùng, vẫn chỉ là hai chữ “giá như” vô nghĩa.

Em làm sao hiểu được, mãi mãi không thể hiểu được bố mẹ, thầy cô cảm thấy thế nào khi hết lần này đến lần khác, em dập tắt những kì vọng của mọi người, vậy mà mọi người vẫn luôn đặt niềm tin nơi em dù nhiều lần không được đáp lại. Thà rằng mọi người cứ trách mắng em, cứ răn đe em, em còn thấy thoải mái hơn khi mình mắc sai lầm mà luôn được bao dung như thế này.

Đúng như một câu nói mà em tâm đắc: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải biết chịu đựng cơn mưa”, thất bại chưa phải là bước đường cùng, điều đáng sợ là chúng ta không chịu nổi thất bại mà dẫn đến bỏ cuộc. Thomas Edison đã thất bại 10.000 lần mới phát minh ra bóng đèn điện hay Henry Ford đã từng bị phá sản trước khi ông đạt đến đỉnh cao của thành công trong ngành công nghiệp ô tô. Chẳng biết tương lai sắp tới sẽ ra sao nhưng em tự thấy mình phải có trách nhiệm học thật giỏi, rèn luyện đạo đức, nhân cách con người thật tốt và quan trọng nhất là tuyệt đối không được lùi bước trước bao nhiêu thất bại đi chăng nữa. Chỉ có như vậy, em mới có thể hoàn thành ước mơ của mẹ là trở thành một giáo viên, đem những tri thức, đạo lý truyền lại cho các thế hệ sau – điều mà mẹ ấp ủ suốt bao lâu nay nhưng chưa thực hiện được. Chỉ có tự hoàn thiện mình, tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, em mới có thể khiến bố mẹ, thầy cô – những người đã cho em cả cuộc đời này, không phải thất vọng nhiều hơn nữa.

Bài dự thi Điều em muốn nói – Mẫu 2

Khi trái tim của ai đó chợt có những sự chuyển biến kì lạ, thì đó có thể là lúc sắp phải đương đầu với những thử thách, phải bước sang một trang mới của cuộc đời. Cuộc sống của mỗi người đều không giống nhau và không có ai là hoàn hảo cả. Khi bạn nhìn thấy ai đó gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thành đạt, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng họ thật may mắn và chắc hẳn không có điều gì làm họ bận tâm. Nhưng bất kì ai đều có bí mật riêng của mình. Có người có nỗi sợ hãi thầm kín, người kia lại có những nỗi lo không thể nói ra và đối với em cũng vậy. Điều mà em vẫn luôn cất giấu, giữ gìn suốt bao năm qua có lẽ lúc này là thời điểm tốt nhất để thổ lộ, tỏ lòng tri ân, kính yêu sâu sắc nhất đối với các thầy cô trường THCS …….

Trái tim em trưởng thành theo năm tháng và con người em cũng vậy. Mới còn là một cô bé bỡ ngỡ, rụt rè, núp sau lưng mẹ lần đầu tiên đi đến trường mà giờ đây em đã là một cô học trò cuối cấp của trường THCS …….. thân yêu – là lớp đàn chị trong trường. Những áp lực học hành đôi khi khiến em mệt mỏi , căng thẳng muốn từ bỏ tất cả nhưng chính những cơn gió mát mùa hè từ trái tim ấm áp của thầy cô đã nhắc nhở em không được gục ngã, không nản lòng trước bất kì sóng gió nào của cuộc đời.

Không giống như tình cảm gia đình, tình bạn bè hay tình anh em, tình thầy trò đặc biệt hơn cả. Đó là tình cảm không đòi hỏi được đền đáp mà âm thầm đi theo , tạo cầu nối để có thể theo đuổi giấc mơ sau này. Chính ngọn lửa mãnh liệt, chính sự nhiệt huyết với nghề của thầy cô đã đi vào tâm trí em một cách lặng lẽ và sâu sắc; nó sưởi ấm tâm hồn của những học trò nhỏ.

Tham khảo thêm:  

Em thấu hiểu việc về dạy ở địa bàn phường…… là một khó khăn rất lớn đối với thầy cô bởi nơi đây điều kiện CSVC còn thiếu thốn, đời sống của người dân còn nghèo, có những học sinh không chăm chỉ… Nhưng các thầy cô luôn dạy chúng em phải biết chia sẻ, cảm thông, phải nỗ lực để vươn lên như nhà văn Nam Cao đã viết “Chao ôi ! Đối với những người xung quanh ta nếu ta không cố tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa…, toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương… “Thật vậy, học sinh có không ngoan, nghịch ngợm đều là những đứa trẻ tội nghiệp, cần được yêu thương và uốn nắn. Thầy cô đã dùng trái tim ấm áp của mình để chia sẻ, dạy dỗ, để cảm hóa và giúp các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Các cô biết không? Em luôn cảm thấy tự ti về bản thân mình, về giọng nói đặc trưng của vùng đất nơi đây, về ngoại hình, về tri thức… Trong trí óc của một đứa trẻ mới lớn, đó là một điều vô cùng tồi tệ, phải chịu sự nhạo báng của mọi người. Nhưng khi nghe những lời động viên của các cô, em đã nhận ra bản thân của mỗi người đều có những điểm riêng biệt và có những giá trị nhất định. Từ đó giúp em kiên cường và vững tin hơn.

Cô có thể không biết những lần em nhìn bóng dáng thầy cô từ phía sau với bờ vai ướt đẫm mồ hôi, những lần cô soạn bài bên trang giáo án hay mỗi khi tóc cô bay bay trong gió. Chính những khoảnh khắc đó là lúc em thấy cô đẹp nhất. Một số bạn có thể hâm mộ ngôi sao Hàn Quốc, hay một diễn viên nào đó… nhưng đối với em các cô mới là những thần tượng tuyệt vời nhất, là mục tiêu để em học tập và noi gương.

Ông cha ta thường nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “, vì vậy mỗi thầy cô đều mang lại cho em những nét ấn tượng riêng trong suy nghĩ. Cô Kim Hoa là một giáo viên lớn tuổi dày dặn kinh nghiệm trong trường nhưng nhìn cô em, em cứ ngỡ chỉ ngoài 40 tuổi, cô vẫn trẻ trung, vui tươi với những bài giảng luôn đề cập đến vấn đề an ninh – xã hội để rồi nhắc nhở, khuyên răn chúng em trong cuộc sống. Cô Chiến cũng thế tuy nhiên cô lại có sự sâu sắc xen lẫn hài hước. Đối với lớp thầy cô giáo trẻ trong trường em lại ấn tượng bởi cô Thuần – Giáo viên dạy Toán – người đã dạy em suốt bốn năm học và cũng chính là mẫu người mà em mong ước trở thành bởi ở cô có sự điềm đạm, duyên dáng, lòng nhiệt huyết với nghề và bản lĩnh cứng cỏi. Cô Ngân – Người dạy Văn em hai năm lại khiến em thay đổi nhiều nhất. Chính cô đã giúp em có thêm động lực để luyện viết đẹp hơn, đã ươm mầm ước mơ trở thành cô giáo sau này. Nhớ lúc cô mới chuyển về trường, em cứ ngỡ cô là một cô giáo khó tính và cho rằng cô không thích một đứa học trò như em. Nhưng rồi qua bao tháng ngày học tập, em lại không biết mình thầm ngưỡng mộ cô từ bao giờ, ngưỡng mộ những bài văn thấm đẫm tình người và lòng nhiệt huyết không bao giờ vơi cạn ở cô với nghề. Khi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của cô sau khi kể về quãng thời gian giảng dạy cho những bạn dân tọc miền núi, em đã thực sự cảm kích. Trước đến nay, em luôn coi nghề giáo là một công việc nặng nhọc, lương thấp nhưng giờ đây em đã hiểu vì sao các cô lại chọn công việc này bởi đơn giản vì các cô có sự say mê , sự tận tâm đối với thế hệ trẻ. Điều đó thể hiện được tình yêu thương giữa người với người, giữa cô giáo đối với học trò và đã làm trái tim, suy nghĩ em có sự chuyển hướng….

Thời gian thấm thoát như thoi đưa, chúng em – những cô cậu học trò lớp 9 đang cảm giác lo lắng vì sắp phải xa bạn bè, thầy cô, xa mái trường yêu dấu. Càng lo lắng bao nhiêu em lại càng tiếc nuối bấy nhiêu: tiếc nuối những kỉ niệm, những cơ hội được gắn bó bên các bạn, thầy cô. Từ những cánh phượng, sân bóng, nhành hoa.. đều như muốn níu giữ em ở lại lâu hơn nữa. Chỉ vài tháng nữa thôi, em phải nói lời chia tay với ngôi trường, với bao kỉ niệm học trò. Ngay bây giờ, em thực sự muốn tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất trước khi quá muộn đối với thầy cô giáo trường THCS ….. – những kĩ sư tâm hồn luôn âm thầm ươm mầm xanh cho Tổ Quốc. Em sẽ luôn nhớ về thầy cô với tấm lòng kính yêu sâu sắc nhất.

Tham khảo thêm:   Vụng Trộm Không Thể Giấu: Nội dung, lịch chiếu phim mới của Triệu Lộ Tư - Trần Triết Viễn

Bài dự thi Điều em muốn nói – Mẫu 3

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai

Thầy cô là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến.Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, chèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn

Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức

Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức cho chúng em một tương lai tươi đẹp.

Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường ………, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học, và cả những câu chuyện hay khi chúng em cảm thấy căng thẳng.

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em, để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời, là con thuyền trở chúng em tới bến bờ hạnh phúc. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô đã dạy dỗ. Xin hãy tin vào chúng em! Những thế hệ tương lai của đất nước này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài dự thi Điều em muốn nói (3 mẫu) Cuộc thi Điều em muốn nói của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *