Bạn đang xem bài viết Bà bầu có ăn củ sắn được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nhắc tới củ sắn có lẽ không ai là không biết vì nó đã quá đỗi quen thuộc với người Việt ta mà ở một số nơi còn gọi là củ đậu. Loại củ này có vị ngon ngọt thanh mát và mang trong mình nhiều công dụng, vì thế được nhiều người ưa chuộng sử dụng thường xuyên trong thực đơn của mình. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu thêm về lợi ích của củ sắn qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của củ sắn

Lợi ích của củ sắnLợi ích của củ sắn

Chúng ta biết đến củ sắn với tên gọi khác là củ đậu, loại củ có vỏ màu vàng và mỏng, ruột màu trắng kem hơi giống ruột quả lê. Có vị ngọt và thường được ăn sống, có thể chấm muối hoặc ớt bột với chanh. Các bà nội trợ cũng thường xuyên sử dụng củ sắn để làm các món xào, món súp trong bữa ăn của gia đình.

Củ sắn chứa nhiều vitamin C, đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và có khả năng chống oxi hóa, kháng viêm cao nên hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn rất tốt. Không chỉ thế, loại củ này còn giàu chất xơ nên làm giảm cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Củ sắn giúp tăng cường hệ miễn dịchCủ sắn giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thành phần chính của củ sắn là nước (chiếm 80-90%), do vậy mà khi ăn củ sắn ta sẽ cảm nhận được vị thanh mát, ngọt dịu. Củ sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và hỗ trợ cho quá trình co bóp của dạ dày, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Khi axit dạ dày cao sẽ gây ra các vết loét, vì vậy củ sắn có tính chất như một chất kiềm sẽ làm mát và giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh hơn, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.

Tham khảo thêm:   Soạn Sinh 9 Bài 45-46: Thực hành Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật Giải bài tập Sinh 9 trang 138

Củ sắn giúp xương và răng chắc khoẻCủ sắn giúp xương và răng chắc khoẻ

Một trong những công dụng của củ sắn được nhiều người công nhận đó là giúp xương và răng khỏe mạnh bởi hàm lượng phốt pho và kali trong củ đậu sẽ giúp duy trì sự phát triển của xương và răng. Đồng thời hàm lượng sắt và đồng dồi dào trong loại củ này sẽ rất tốt trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tuần hoàn vì nếu thiếu đi 2 thành phần quan trọng này, cơ thể rất dễ bị thiếu máu khiến cho mọi cơ quan đều hoạt động kém đi.

Củ sắn giúp làm giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh đối với phụ nữ vì trong củ đậu có chứa chất phytoestrogen. Loại chất này có thể kích thích gia tăng nội tiết tố nữ giúp các chị em bước qua thời kỳ mãn kinh dễ dàng hơn. Phụ nữ khi tới thời kỳ này thay đổi rất nhiều cả về tâm sinh lý do sự suy giảm nội tiết tố. Vì vậy nên thường xuyên sử dụng củ sắn để hạn chế tình trạng đó.

củ sắn rất tốt trong việc làm trắng và sáng dacủ sắn rất tốt trong việc làm trắng và sáng da

Không chỉ có những tác dụng trên, củ sắn còn rất tốt trong việc làm trắng và sáng da bởi hàm lượng nước trong củ sắn nhiều nên có thể bổ sung nước cho da giúp làn da bạn luôn sáng khỏe, làm mờ dần các vết thâm đen và tàn nhang trên gương mặt. Chỉ cần đắp mặt nạ củ sắn khoảng 15 phút mỗi ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt của nó.

Tham khảo thêm:   Cách nấu cà ri chay thơm ngon, hấp dẫn, đơn giản tại nhà

Thành phần vitamin B6 trong củ đậu sẽ hỗ trợ cho bộ não khỏe mạnh và giúp tạo ra năng lượng từ các liên kết protein, giúp hỗ trợ chức năng thần kinh và tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn.

củ sắn rất tốt trong việc giảm câncủ sắn rất tốt trong việc giảm cân

Nếu như bạn đang trong quá trình giảm cân thì củ sắn nên có mặt trong thực đơn của bạn vì trong 100gr củ sắn chỉ chứa khoảng 35 calo và thành phần của nó chủ yếu chỉ là nước, chất xơ cũng như các vitamin, nhờ đó mà bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, hạn chế các cơn thèm ăn.

Tốt là cho sức khỏe là thế nhưng có một câu hỏi đặt ra bà bầu ăn củ đậu có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bà bầu có ăn được củ sắn không?

Bà bầu có ăn được củ sắn không?bà bầu ăn củ đậu có tốt không

Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu ăn củ đậu có tốt không? Theo bác sĩ Trần Hải Long – bác sĩ tham vấn y khoa Tập Đoàn Y Dược Việt Nam – Vietmec Group cho biết, trong củ sắn chứa nhiều tinh bột, đường glucozo và nước rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén. Chất xơ trong củ sắn giúp họ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón và trĩ hay mắc phải ở những bà bầu. Vị thanh mát dịu ngọt của của sắn cũng khiến bà bầu ăn ngon miệng và giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên không chỉ bà bầu mà bất cứ ai cũng cần nắm một số lưu ý sau đây để không phải rước họa vào thân khi sử dụng loại củ này.

Tham khảo thêm:  

Lưu ý khi ăn củ sắn

Lưu ý khi ăn củ sắn

Lá và hạt của củ sắn tuyệt đối không được ăn vì chứa thành phần chất tephrosin và rotenon có thể gây ngộ độc cho cơ thể, thậm chí gây đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.

Dạ dày có thể bị dãn ra nếu bạn ăn quá nhiều củ sắn vì chúng chứa nhiều nước, một khi dạ dày dãn thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn khiến cơ thể nhanh cảm thấy đói. Với những ai đang giảm cân cứ nghĩ ăn nhiều củ sắn sẽ giảm nhanh hơn thì tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại.

không nên sử dụng chúng làm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngàykhông nên sử dụng chúng làm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày

Củ sắn không chứa các dưỡng chất cần thiết có mọi hoạt động của cơ thể như chất béo, chất đạm nên không nên sử dụng chúng làm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày vì sẽ gây thiếu năng lượng, thiếu dinh dưỡng dẫn đến uể oải, mệt mỏi.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết trả lời được cho câu hỏi bà bầu ăn củ đậu có tốt không, thực tế thì củ sắn là một loại củ quả rất tốt cho sức khỏe, nhất là các mẹ bầu, tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy hãy biết sử dụng loại củ này đúng cách để giúp tăng cường sức khỏe.

Nguồn: hellobacsi

Có thể bạn quan tâm:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu có ăn củ sắn được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *