Bạn đang xem bài viết 9 mẹo chữa kiến cắn tại nhà cho bé mà ba mẹ nên biết tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bị kiến lửa cắn là một tình trạng phổ biến, ở trẻ nhỏ có thể gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ thậm chí hình thành sẹo thâm khó đánh bay. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ hướng dẫn bạn 9 mẹo chữa kiến cắn đơn giản tại nhà nhé.

Kiến cắn có sao không?

Kiến cắn có sao không?Kiến cắn có sao không?

Đối với những loại kiến thông thường, những vết cắn sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Nó chỉ gây một vài biểu hiện ngứa châm chít và có thể tự khỏi sau vài tiếng.

Theo báo Lao Động, đối với kiến lửa, đây là một loài côn trùng có nọc độc khá nguy hiểm, đặc biệt với những ai có làn da nhạy cảm hoặc cơ địa dễ dị ứng. Do đó, cần phải hết sức chú ý đến những biểu hiện khi bị kiến lửa cắn để sơ cứu kịp thời.

Triệu chứng khi bị kiến cắn

Vết cắn bị sưng to, đau nhức

Vết cắn bị sưng to, đau nhứcVết cắn bị sưng to, đau nhức

Với những loại kiến thông thường, vết cắn thường sẽ không quá nghiêm trọng, nó chỉ khiến vùng da ở vị trí cắn sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Thông thường, triệu chứng sẽ tự hết sau khoảng vài giờ.

Vết cắn mưng mủ

Vết cắn mưng mủVết cắn mưng mủ

Đối với những loài kiến có độc tính mạnh, vết cắn thường sẽ sưng to hơn bình thường và kèm theo hiện tượng mưng mủ. Việc sưng to hay ít, mủ nhiều hay không còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Dấu hiệu nhận biết một vết cắn mưng mủ bao gồm: Vùng da xung quanh vết cắn 2 – 3mm bị đỏ và ngày càng lan rộng; vết cắn sưng to, đau nhức vài ngày nhưng không thuyên giảm; Vết cắn xuất hiện mủ vàng hoặc trắng đục; Nếu trẻ em bị cắn sẽ quấy khóc và không ngủ được.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn thi giữa kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2022 - 2023

Vết cắn bị ngứa

Vết cắn bị ngứaVết cắn bị ngứa

Ngứa là triệu chứng rất phổ biến khi bị kiến cắn, tuy không nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu vô cùng cho người bị cắn. Đặc biệt, khi bạn càng gãi, vết cắn sẽ càng ngứa và dễ bị mưng mủ hơn.

Vết cắn bị dị ứng

Vết cắn bị dị ứngVết cắn bị dị ứng

Đối với một số người, khi bị kiến cắn có thể gây ra tình trạng dị ứng,các triệu chứng của dị ứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt, tụt huyết áp,…

Top 9 Mẹo chữa kiến cắn tại nhà cho bé

Dùng đá lạnh

Dùng đá lạnhDùng đá lạnh

Dùng một viên đá lạnh chườm vào chỗ vết thương. Độ lạnh của đá sẽ gây tê và lấn át đi cảm giác đau ngứa. Khi chườm đá, bạn nên bọc đá trong bọc ni lông hoặc vải, tránh chườm trực tiếp lên vết thương.

Dùng dầu dừa

Dùng dầu dừaDùng dầu dừa

Dầu dừa có chất kháng viêm tự nhiên, vì thế khi bị kiến cắn, bạn nên bôi một ít dầu đưa lên chỗ vết thương sẽ khiến vết thương nhanh khỏi. Đây là cách chữa kiến cắn sưng to rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Dùng lá nha đam

Dùng lá nha đamDùng lá nha đam

Nha đam có tác dụng điều trị tại chỗ rất tốt với những vết thương sưng đau. Bạn hãy thái lát lá nha đam rồi đắp lên vết thương sẽ giúp giảm được độ rát và ngứa. Làm dịu cảm giác khó chịu do vết cắn gây ra.

Dùng túi trà gừng

Dùng túi trà gừngDùng túi trà gừng

Nếu nhà bạn có thói quen uống trà gừng túi lọc thì đừng vứt chúng đi bởi đây cũng là một các trị kiến cắn sưng to rất hiệu quả. Trong gừng có chứa các hoạt chất tiêu viêm nên gừng rất hiệu quả trong việc giảm các vết sưng viêm do kiến cắn.

Tham khảo thêm:  

Dùng giấm táo

Dùng giấm táoDùng giấm táo

Dùng tăm bông bôi một ít giấm táo lên vết thương sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, ngoài ra còn giúp bạn lành thương nhanh hơn. Đặc tính chống viêm của giấm táo sẽ làm dịu vùng da bị kích thích, giảm viêm và ngứa. Bên cạnh đó, axit axetic trong giấm táo sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và làm mềm da.

Dùng sữa mẹ

Dùng sữa mẹDùng sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều chất đề kháng vì thế có tác dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Dùng sữa mẹ bôi lên vết thương có thể khiến cơn đau do kiến cắn dịu hẳn sau vài phút.

Dùng kem đánh răng

Dùng kem đánh răngDùng kem đánh răng

Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem đánh răng có tinh chất bạc hà sẽ giúp làm mát vết thương. Vì thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh.

Dùng hành tỏi

Dùng hành tỏiDùng hành tỏi

Bạn hãy thái vài lát hành và tỏi, đắp vào chỗ vết thương bị kiến cắn. Trong hành và tỏi có chứa chất kháng viêm vô cùng tốt. Vì thế, nó sẽ giúp sát trùng vết thương, giúp vết thương không bị nhiễm trùng.

Dùng muối

Dùng muốiDùng muối

Muối có tính kháng khuẩn rất cao, vì thế, khi bị kiến cắn, bạn cũng có thể sử dụng loại nguyên liệu này, nó sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng và giúp lành vết thương một cách nhanh hơn.

Mẹo cách chữa kiến lửa cắn cho bé

Nâng vết thương bị kiến đốt

Nâng vết thương bị kiến đốtNâng vết thương bị kiến đốt

Khi bị kiến lửa cắn, hãy ngay lập tức nâng phần cơ thể bị cắn lên cao, nó sẽ có tác dụng giảm sưng tương đối hiệu quả.

Làm sạch vết thương

Làm sạch vết thươngLàm sạch vết thương

Rửa vết thương bằng nước và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát giúp tránh được tình trạng nhiễm trùng.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật từ A-Z kinh nghiệm du lịch Tây Thiên - Vĩnh Phúc cực chi tiết

Chườm gạc lạnh

Chườm gạc lạnhChườm gạc lạnh

Chườm gạc lạnh có tác dụng giảm sưng một cách hiệu quả. Bạn nên đắp gạc lạnh 20 phút, sau đó lấy ra nghỉ 20 phút rồi tiếp tục thực hiện lại như vậy đến khi cảm thấy đỡ hơn.

Uống kháng sinh histamin

Uống kháng sinh histaminUống kháng sinh histamin

Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, bạn có thể uống 1 viên sau 8 – 12 tiếng khi cần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa hydrocortisone sẽ có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nhé!

Xoa nước muối nở vào vết đốt

Xoa nước muối nở vào vết đốtXoa nước muối nở vào vết đốt

Nếu nhưng không có điều kiện đến hiệu thuốc, hãy sử dụng nước và muối nở ngay tại nhà. Trộn 2 thành phần này với tỉ lệ 1:1 thành bột nhão rồi đắp lên vết thương nhiều lần trong ngày đến khi triệu chứng được thuyên giảm.

Không gãi

Không gãiKhông gãi

Nọc độc của kiến lửa có thể khiến vết thương bị sưng to, phồng rộp, vì thế khi gãi sẽ làm vỡ các bọng nước này gây bội nhiễm và khiến vết thương lan rộng.

Theo dõi phản ứng dị ứng

Theo dõi phản ứng dị ứngTheo dõi phản ứng dị ứng

Bị kiến lửa cắn có thể gây một số phản ứng dị ứng như: buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt, tụt huyết áp,…Những triệu chứng này thường hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra, vì thế khi bị kiến lửa cắn, phải theo dõi nếu có những triệu chứng này hãy đưa họ đến bệnh viện ngay.

Vừa rồi, Wikihoc.com vừa chia sẻ với bạn 9 mẹo giúp chữa kiến cắn vô cùng hiệu quả tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích qua bài viết trên.

Nguồn: Theo báo Lao Động

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 mẹo chữa kiến cắn tại nhà cho bé mà ba mẹ nên biết tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *