Bạn đang xem bài viết Hoa chuông: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mỗi loài hoa đều mang một ý nghĩa đặc trưng trong cuộc sống này. Không có sự tồn tại nào là vô nghĩa cả. Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của hoa chuông trong bài viết sau đây nhé!
Hoa chuông là gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa chuông
Hoa chuông có tên khoa học là Campanulaceae. Hoa chuông có nguồn gốc từ khu vực Bắc Bán Cầu và phát triển rộng khắp từ vùng Địa Trung Hải đến Caucasus. Hiện nay, hoa chuông cũng đã được trồng phổ biến tại nhiều lục địa khác trên thế giới như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ,…
Sở dĩ hoa chuông thu hút được sự chú ý của nhiều người bởi nó mang lại những thông điệp vô cùng ý nghĩa như:
- Biểu tượng của lòng biết ơn, sự cảm kích trước một ân huệ.
- Mang đến nhiều may mắn, sự nghiệp luôn được hanh thông và phát đạt.
- Tượng trưng cho sự sống bất diệt song song với vẻ đẹp của khoảng trời thanh xuân thơ mộng.
Đặc điểm, phân loại hoa chuông
Hoa chuông thuộc loài cây thân thảo với rễ cây luôn bó lại và cắm chặt xuống đất. Khi hoa chuông nở, chúng rủ xuống và lủng lẳng theo chùm từ 10 đến 15 bông với hình dạng của những chiếc chuông như đang rung vang.
Hoa chuông được phân loại dựa theo các màu sắc đặc trưng như hoa chuông xanh, hoa chuông tím, hoa chuông vàng, hoa chuông hồng,… Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp các loài hoa này ở thành phố Đà Lạt.
Tác dụng của hoa chuông
Tác dụng đối với sức khỏe
Trong Đông y và Tây y, hoa chuông có thể sử dụng để chữa một số triệu chứng phổ biến như:
- Phục hồi vùng da bị tổn thương nhẹ: Hoạt chất allantoin có trong hoa chuông có công dụng kích thích phát triển tầng biểu bì và làm dịu vết thương nhanh chóng.
- Điều trị đau cơ và xương khớp: Hoa chuông có khả năng làm giảm các chứng viêm khớp, bong gân và các cơn đau lưng, đau đĩa đệm.
Tác dụng làm đẹp
Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, hoa chuông còn được sử dụng trong làm đẹp bởi vì hoạt chất allantoin trong hoa chuông có một số công dụng như:
- Chống lão hóa da: Trong các nghiên cứu gần đây, hoạt chất trong hoa chuông giúp ngăn ngừa lão hóa da và đẩy lùi các nếp nhăn hiệu quả.
- Dưỡng ẩm: Nuôi dưỡng sâu bên trong da và cấp ẩm cho làn thêm căng bóng, mềm mịn.
- Tẩy tế bào chết: Làm tan lớp sừng trên da và hỗ trợ làm dịu những tổn thương trên da.
Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống
Hoa chuông được ví như một thảo dược quý của thiên nhiên. Với các lợi ích của hoa chuông, người ta thường dùng chúng để làm trà giúp chữa trị viêm màng phổi, ho, đau thắt ngực, tiêu chảy và một số vấn đề về kinh nguyệt của phụ nữ.
Cách trồng và chăm sóc hoa chuông
Cách trồng hoa chuông tại nhà
Để trồng được hoa chuông tại nhà chúng ta phải áp dụng một số kỹ thuật và lựa chọn các yếu tố cần thiết để cho cây phát triển tốt như sau:
- Đất trồng: Ưu tiên loại đất thịt có chứa các hợp chất hữu cơ từ rêu than bùn, phân hữu cơ và mụn dừa hoặc trấu.
- Hạt giống: Nếu là hạt lớn, vỏ dày thì bạn nên ngâm trong nước ấm vài giờ và đem đi ươm trực tiếp vào đất. Đối với hạt nhỏ thì bạn không cần phải ngâm nhé.
- Phương pháp nhân giống: Hoa chuông có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành, hoặc tách rễ vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Cách chăm sóc hoa chuông
Ở giai đoạn cây con, hoa chuông thường được trồng bằng cách cấy mô vào các ly nhỏ với hỗn hợp đất trồng thích hợp. Sau khi phát triển từ 15 đến 20 ngày, cây nên được chuyển sang chậu lớn hơn.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sẽ tránh nguy cơ cây bị nhiễm bệnh. Nên tưới phun sương hoặc tưới nhỏ giọt để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
- Ánh sáng: Bạn nên chọn một vị trí trong nhà có thể đón ánh nắng nhẹ vào buổi sáng. Từ 14 đến 16 giờ chiều, bạn có thể thay bằng ánh sáng huỳnh quang.
- Nhiệt độ: Hoa chuông là loài hoa ưa mát. Nhiệt độ ban ngày nên đảm bảo từ 22 đến 25 độ C và 18 đến 20 độ C vào ban đêm.
- Phân bón: Đối với cây dưới 1 tháng tuổi, bạn nên bổ sung các loại phân vi lượng Growmore. Khi cây trên 1 tháng tuổi và sắp nở hoa sẽ cần thêm các chất kích thích tăng trưởng như Muti – K, Atonik 1,8 DD và Nitrat Canxi,…
- Tỉa cây, ngắt lá và nụ: Nên tiến hành ngắt nụ khi 2 nụ đầu tiên đã chuyển màu. Tỉa những lá và hoa đã héo úa và tách các vị trí hoa tàn ra khỏi đài hoa.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa chuông
Khi tưới cây, không nên phun trực tiếp vào cây vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Bạn chỉ cần phun sương tại khoảng không phía trên cây. Khi hoa đã nở, bạn nên tưới vào phần gốc của cây.
Tăng cường bón phân dạng dung dịch mỗi tuần một lần khi thấy hoa bắt đầu nở
Cần phun một số loại thuốc trừ sâu như Supracide 40 EC, Kelthane 18,5 EC,… để tiêu diệt bọ trĩ hoặc các loại sâu ăn lá khác.
Khi nhân giống bằng rễ cây, bạn nên sử dụng những loại rễ non từ 3 năm tuổi trở lại để tăng khả năng nảy mầm.
8 hình ảnh đẹp về hoa chuông
Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về nguồn gốc cũng như ý nghĩa và cách trồng hoa chuông. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết bổ ích và có thể tự trồng riêng cho mình những nhánh hoa chuông thật đẹp nhé!
Chọn mua găng tay các loại tại Wikihoc.com để hỗ trợ trồng cây:
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoa chuông: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.