Bạn đang xem bài viết Ăn mận hậu có tốt không? Tác dụng của mận hậu là gì? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Một trong những loại trái cây làm siêu lòng những người con trên mọi vùng miền đất nước khi nhắc đến Hà Nội chính là mận Hà Nội. Loại trái cây này năm nào cũng được săn lùng mỗi dịp đến mùa. Tuy nhiên bạn có bao giờ tìm hiểu chúng lợi và hại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào chưa?

Mận hậu là trái cây gì?

Mận hậu là loại quả có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ bắt mắt, làn da bên ngoài căng bóng, bóp nhẹ có cảm giác hơi cứng chứ không mềm nhũn. Bên ngoài sẽ khoác lên một lớp phấn trắng mê người, mùi vị thường là chua, hòa quyện với vị ngọt mát, chát nhẹ và có nhiều nước.

Cây mận hậu là loại cây thân gỗ, thấp, tán rễ rộng, chịu được thời tiết lạnh ẩmCây mận hậu là loại cây thân gỗ, thấp, tán rễ rộng, chịu được thời tiết lạnh ẩm

Cây mận hậu là loại cây thân gỗ, thấp, tán rễ rộng, chịu được thời tiết lạnh ẩm, phát triển tốt ở nhiệt độ 22 – 24 độ C, thường trồng nhiều ở các vùng núi phía Bắc như Sapa, Hà Giang, Mộc Châu, đặc biệt trồng nhiều nhất và xem như một trong nguồn kinh tế chính ở tỉnh Sơn La.

Mùa thu hoạch của mận hậu rơi vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 7, chia thành 3 mùa. Đầu mùa bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, lúc này dù mận còn xanh nhưng có mùi vị thanh mát, hơi ngọt, ít chát nên đã được hái xuống nhằm phục vụ người tiêu dùng, do mật độ khan hiếm nên giá mận hậu đầu mùa rất cao.

Đến tháng 5 và tháng 6, đây là vào mùa vụ của mận hậu, lúc này hầu hết các cây mận vừa ra hoa cùng kết trái tạo nên mùa hoa mận đặc trưng của vùng Tây Bắc, thu hút vô số du khách tham quan. Đồng thời chúng được thương lái thu mua nhiều để buôn đến các tỉnh thành trên cả nước, lúc này giá cả của mận hậu sẽ rẻ hơn so với đầu mùa.

Tham khảo thêm:   Điểm danh những loại kem trị rạn da được review tốt và có hiệu quả

Tham khảo thêm: Mua mận Bắc (mận Hà Nội) ở đâu ngon, rẻ, uy tín taị TP. HCM?

Mùa thu hoạch của mận hậu rơi vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 7Mùa thu hoạch của mận hậu rơi vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 7

Đến gần cuối tháng 7, đây cuối mùa vụ của mận hậu, giá cả sẽ rẻ hơn cả chính vụ và đầu vụ, thường lúc này cây mận đã ra hết trái và bắt đầu vào chu kỳ phát triển mới. Mận hậu có màu sắc khá giống mận Hà Nội ( mận Bắc) như thật ra cả hai đều khác nhau.

Mận Hà Nội (mận Bắc) là tên gọi chung của nhiều loại mận khác nhau được trồng ở miền Bắc như mận cơm, mận Tả Van, mận Tam Hoa, mận Tráng Ly, mận thép, mận hậu,…Trong khi mận hậu là loại trái cây đặc hữu của vùng Tây Bắc như Sơn La, Mộc Châu, do đó cả hai là khác nhau, không thể gộp tên lại để tránh gây nhầm lẫn.

Tham khảo bài viết: 7 công dụng của quả mận Bắc mà ít người biết đến

Mận hậu có tác dụng gì?

Tăng cường trí nhớ

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn mận hậu rất tốt cho hệ thần kinh, hàm lượng các chất chống oxy hóa trong quả mận giúp phục hồi các tế bào não, từ đó giúp cải thiện hoạt động của não bộ, tăng cường trí nhớ bằng cách ăn 3 – 4 quả mỗi ngày.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn mận hậu rất tốt cho hệ thần kinhNhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn mận hậu rất tốt cho hệ thần kinh

Kiểm soát lượng đường trong máu

Chỉ số đường huyết GI có trong quả mận rất thấp, nó chỉ ở mức 24, từ đó giúp bạn điều hóa và kiểm soát được lượng đường trong máu và phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, do lượng đường thấp như thế nó cũng là loại trái cây mà người tiểu đường có thể sử dụng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ, isatin, sorbitol dồi dào tốt cho hệ tiêu hóaChất xơ, isatin, sorbitol dồi dào tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ có trong quả mận hậu rất dồi dào, đồng thời còn có isatin, sorbitol, các chất này hỗ trợ, cải thiện chức năng của đường tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón.

Bảo vệ tim mạch

Trong quả mận có chứa khoảng 113 mg kali, đây là khoáng chất giúp cân bằng điện giải, tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể kiểm soát lượng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.

Tham khảo thêm:   Toán 6 Bài 13: Tập hợp các số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 61 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giúp giảm cân

Các vitamin, khoáng chất có trong quả mận rất nhiều, cùng chất xơ dồi dào, calo lại ít là một nguồn trái cây lý tưởng trong các thực đơn giảm cân, bạn có thể ăn không hoặc trộn salad để dùng.

Anthocyanin có nhiều trong mận giúp phòng tránh nhiều căn bệnh ung thư.Anthocyanin có nhiều trong mận giúp phòng tránh nhiều căn bệnh ung thư.

Phòng chống bệnh ung thư

Anthocyanin là một hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh, có công dụng lớn trong việc điều trị bệnh ung thư. Hoạt chất này có nhiều trong quả mận nên nó có thể giúp người dùng phòng tránh nhiều căn bệnh ung thư.

Cải thiện thị lực

Hàm lượng vitamin A có trong quả mận rất cao, đây là loại vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt có khả năng cải thiện thị lực, do đó ăn mận hậu thường xuyên là bạn đang tiếp cho cơ thể lượng vitamin A dồi dào.

Tác hại khi ăn nhiều mận hậu

Hại thận

Tuy mận hậu rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng nó thì dễ gây ra nhiều tác dụng phụ như sỏi thận, sỏi bàng quang. Do trong mận chứa nhiều chất oxalate, gây cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể gây kết tủa trong thận từ đó hình thành sỏi, vì vậy bạn ai bị bệnh thận nên hạn chế hay không nên ăn mận.

Hàm lượng axit cao

Hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, gây hại dạ dày và men răng khi ăn nhiều mậnHàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, gây hại dạ dày và men răng khi ăn nhiều mận

Hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, gây hại dạ dày và men răng khi ăn nhiều mận. Khi ăn mận các bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh mát, nhưng đây chính là vitamin C và các loại axit khác tạo nên vị chua của mận.

Nếu ăn vừa tầm thì không sao nhưng sử dụng mận quá mức thì gây hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, gây hại dạ dày và men răng, đặc biệt trẻ em và bệnh nhân bị bệnh dạ dày thì nên kiểm soát hoặc hạn chế, không ăn mận.

Gây nóng trong người

Quả mận có tính nóng nên nếu ăn quá nhiều dễ gây nóng trong người, nhiệt miệng, mụn nhọt, phát ban,.. đặc biệt là phụ nữ mang thai hạn chế hoặc không nên ăn mận quá nhiều bởi dễ làm nóng cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe bản thân và cả thai nhi trong bụng.

Tham khảo thêm:   Cách nấu lẩu thái cá diêu hồng chua cay, ngon ngất ngây ngày cuối tuần

Nếu bạn đang điều trị bệnh thì không nên ăn nhiều quả mậnNếu bạn đang điều trị bệnh thì không nên ăn nhiều quả mận

Giảm tác dụng của một số loại thuốc

Nếu bạn đang điều trị bệnh thì không nên ăn nhiều quả mận, thành phần vitamin C trong mận dồi dào tuy giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng nó lại khiến cơ thể khó hấp thu hết các thành phần trong thuốc, làm ảnh hưởng tác dụng của một số loại thuốc trị bệnh.

Đặc biệt, mận có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, do đó bác sĩ khuyên những ai vừa trải qua hoặc chuẩn bị phẫu thuật thì không nên ăn mận.

Lưu ý khi ăn mận hậu

Mận hậu có bao nhiêu calo?

Mận hậu chứa hàm lượng calo rất thấp, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 100g mận hậu chỉ chứa khoảng 25 calo, do đó quả mận được xem một trong loại hoa quả tốt trong việc giảm cân.

Mận hậu chứa hàm lượng calo rất thấpMận hậu chứa hàm lượng calo rất thấp

Mận hậu có nóng không?

Mận hậu ăn vừa phải sẽ tốt cho cơ thể, bổ sung vô số dưỡng chất cần thiết, thanh mát. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều đều có hại cả thì việc tiêu thụ quá nhiều mận trong một lúc cũng không hề tốt, nó gây ra tình trạng nóng trong người, bồn chồn, nổi mụn,…do đó nên hạn chế, chỉ ăn chừng 3 – 4 quả là tốt nhất.

Mận hậu ăn vừa phải sẽ tốt cho cơ thểMận hậu ăn vừa phải sẽ tốt cho cơ thể

Bà bầu ăn mận hậu có tốt không?

Bà bầu có thể ăn mận hậu nhưng ở mức độ vừa phải tránh bị nóng trong người. Nếu ăn ở mức cho phép thì hoàn hảo, trong mận chứa nhiều vitamin, chất sắt, vitamin A có lợi cho thai phụ, giảm các triệu chứng khó chịu, thai nghén.

Tham khảo bài viết: Bà bầu ăn mận Bắc, mận Nam có tốt không?

Bên trên là câu trả lời cho việc ăn mận hậu có lợi cho sức khỏe hay không cũng như những điều cần lưu ý khi ăn mận hậu. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn mận hậu có tốt không? Tác dụng của mận hậu là gì? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *