Văn mẫu lớp 9: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng thuộc bài viết số 7 lớp 9 đề 4, gồm dàn ý chi tiết, cùng 7 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 và ôn thi vào lớp 10 đạt kết quả cao.

Đồng thời, còn giúp các em học sinh luyện và nâng cao kỹ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn hơn. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của wikhoc.com:

Vẻ đẹp mộng mơ của bài thơ Mây và Sóng (9 mẫu)

Dàn ý vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa của bài thơ Mây và Sóng

I. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Mây và Sóng

Ví dụ:

Nói đến tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng luôn được mọi thế hệ con người và nhân loại tôn kính và thể hiện trong cuộc sống. đối với các nhà thơ, nhà văn thì tình mẹ con được thể hiện một cách rất sâu sắc và rõ ràng, được thể hiện một cách rất tình cảm. một trong những cách thể hiện rõ nhất là sáng tác và viết ra những tác phẩm hay về tình mẹ, một tác phẩm được nhiều người biết đến là Mây và Sóng của tác giả R.Ta-go. Tác phẩm nói về tình mẫu tử qua những hình ảnh và sự tưởng tượng của người con kể cho mẹ nghe.

II. Thân bài: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng

1. Lời rủ rê của người trên mây và người trong sóng trong lời kể của người con

+ Những tiếng gọi, lời mời gọi thân thương, dịu dàng và đầy mộng mơ

+ Những lời ca rất du dương và bất tận

+ Lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn

2. Lời từ chối của người con:

+ Rất dịu dàng và rất dễ thương

+ Bởi vì rời xa mẹ nên đứa bé không đồng ý đi chơi cùng

+ Qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ da diết và nồng nàn

+ Chính vì thế mà thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng

Ví dụ:

Qua bài thơ Mây và Sóng ta có thể nhận ra được tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con cậu bé khi không đồng ý lời mời gọi mà từ chối một cách dễ thương để ở lại bên cạnh mẹ mình của đứa bé.

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa của bài thơ Mây và Sóng

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 1

Tình mẫu tử là đề tài thiêng liêng đã trở đi trở về trong văn học, trong những lời ca, những tác phẩm hội họa,… Tình mẹ con bất diệt tạo cảm hứng cho ngòi bút bay cao, bay xa. Trong đó, nhà thơ Tago cũng đã dành đến những vần thơ rất hay qua bài thơ “Mây và sóng”

Bài thơ là tình yêu của người con, mượn lời em bé, rất khéo léo nói lên những cảm xúc của mình qua hai phần thơ rất giống nhau về nhịp điệu. Tuy vậy, các từ ngữ hình ảnh theo các phần đều rất mới mẻ, được nâng dần lên theo tình cả mãnh liệt dành cho mẹ, tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ. Phần thứ nhất của bài thơ , là câu chuyện em bé được rủ đi chơi nhưng đã từ chối, còn phần thứ hai là những sáng tạo của em bé trong trò chơi. Cảm xúc về tình yêu với cha mẹ từ lâu đã không còn mới mẻ, nhưng mượn lời một đứa trẻ, từ chối mọi cuộc vui chơi thì tình yêu ấy được nâng lên một cấp bậc mới. Người con vì thương mẹ mà từ bỏ mọi cuộc vui, mọi cám dỗ cuộc đời để được ở bên mẹ. Những trò chơi được nhắc đến đều là những trò trên mây, dưới sóng rất lí thú và hấp dẫn mà ở bên mẹ em bé chẳng bao giờ có thể được chơi, gợi lên trong lòng ta những sự mời gọi đặc biệt.

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”

đó là những trò chơi của xứ sở thần tiên diệu kì mà bất kì đứa trẻ nào cũng muốn khám phá. Càng về sau, những lời chào mời, chèo kéo càng thú vị hơn, trò này nối tiếp trò kia, trò nào cũng rất vui

Vậy nhưng, đến cuối cùng em bé lại từ chối vì lí do không tưởng

“Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Lời từ chối rất vô tư, rất trẻ nhỏ, nhưng chính sự ngây ngô ấy đã làm nên một xúc cảm rất chân thật, bắt nguồn từ sâu trong trái tim cậu bé.Những cuộc vui ấy dù thích thú đến đâu cũng không thay thế được niềm mong mỏi mẹ em đang chờ em ở nhà. Chỉ co ở bên mẹ mới là trò chơi vui nhất. Ở bên mẹ , em bé tưởng tượng ra rất nhiều những trò chơi thú vị giữa hai mẹ con

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”

Trò chơi của e khi ở bên mẹ cũng có mây, cũng có trăng. Em từ chối trăng và mây ngoài kia để cùng mẹ hóa thân trong trò chơi riêng của hai người. Từ chối niềm vui riêng để vui nỗi vui chung khi ở bên mẹ, em bé đã thấu hiểu sâu sắc nhất, niềm vui chỉ vẹn tròn khi em có mẹ và ngược lại. Trò chơi ấy với em mã mãi tồn tại vĩnh cửu “con lăn mãi, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Đây là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn , ko bao giờ nhàm chán . Vì trong đó hình ảnh đẹp tuyệt vời của 2 mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả:

“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”

Dư âm của tiếng cười đọng lại như hạt sương mai còn vương trên lá sau mùa đông . Niềm vui đó được cất giấu kĩ trở thành món báu vật riêng của hai mẹ con

“Và ko ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”

Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hòa biến thân thành vạn vật khắp cùng trời đất vũ trụ, trở thành tình thương, sự chở che cho con dù bất cứ khi nào chăng nữa

Câu chuyện không chỉ là lời ngợi ca tình mẹ con sâu đậm, thiêng liêng mà còn mang đến những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, con người sống trên đời có rất nhiều cám dỗ, phải tìm lấy cho mình một động lực làm điểm tựa mà vượt qua, và tình mẫu tử là một trong những tình cảm đủ mạnh mẽ để làm được điều đó.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 2

Tagore là một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ. Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẹ con vốn là tình cảm thiêng liêng và là đề tài quen thuộc trong văn chương, nghệ thuật nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách cảm nhận của riêng mình. Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Tago lại nói về tình mẫu tử qua những hình ảnh và sự tưởng tượng của đứa con. Bài thơ mang vẻ đẹp mộng mơ và có ý nghĩa sâu sắc.

Bài thơ có âm vang như một khúc đồng dao, là câu chuyện kể của em bé cho mẹ nghe được chia làm hai phần chính là lời của người trên mây và lời của người trong sóng.

Trước hết, vẻ đẹp mộng mơ của bài thơ thể hiện qua lời của người trên mây “ Bọn tớ chơi từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Nhà thơ Ấn Độ hình dung rằng em bé đang nói chuyện với một người ở trên mây. Cách hình dung tưởng tượng này đầy lãng mạn. Mây được nhân hóa để trở thành một con người sống động. Lời mời gọi của mây rất hấp dẫn, có đầy những hình ảnh thơ mộng như trăng, rồi lại được chơi rất nhiều “chơi từ sáng sớm cho đến chiều tà”. Khi em bày tỏ thắc mắc con đường có thể lên mây chơi thì người đó đã cho em câu trả lời là hãy đi đến tận cùng của cuối trời “đưa tay lên” và em sẽ được “nhấc bổng lên”. Chỉ cần thế thôi, em bé đã có thể tận hưởng cảm giác hòa cùng trời, du dương trong làn gió mát, vi vu qua những cảnh sắc dưới trần gian. Một cách thức lên mây đượm màu của những phép thần thông. Thế nhưng trong giờ phút ấy em đã nghĩ đến mẹ “buổi chiều mẹ luôn đợi mình ở nhà”. Vì thế mà em tự thấy mình không thể rời mẹ đi được. Dù không được lên mây, em bé vẫn nghĩ ra một trò chơi vui hơn nhiều. Đó là “con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng”. Chúng ta sẽ cùng ngao du trên vùng trời bao la, gắn bó chẳng tách rời. Đậm thơ trong sáng tựa như tâm hồn con trẻ thể hiện ước muốn thần tiên và cũng là tình cảm hồn nhiên nhưng nồng ấm của con dành cho mẹ.

Lời mời gọi, rủ rê của người trong sóng còn mộng mơ quyến rũ hơn nhiều: “Bọn tớ ca hát sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết khi nào dừng”. Lời thơ khiến người đọc hình dung ra những con sóng cứ nối đuôi nhau xô bờ rì rào rì rào rồi lại dạt xa biển xa tít tắp đến chân trời. Khi em bé hỏi cách nào để ra được nơi đại dương sâu thẳm đã có tiếng trả lời “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi”. Câu từ thật nhẹ thật dịu êm như nâng cảm xúc của con người hòa cùng trời đất của biển cả. Nhưng rồi em bé lại nhớ ra mẹ luôn muốn em ở nhà với em. Một lần nữa người mẹ lại níu kéo em trước lời rủ rê của sóng.

Mây và sóng suy cho cùng là những cám dỗ của đời người mà chúng ta chẳng thể tránh khỏi, thậm chí một vài lần đã xao động trước hoa thơm bướm lượn ấy. Nhưng luôn có một điểm tựa vững vàng, một bến đỗ nhắc ta tỉnh táo. Đó chính là tình yêu thương nói chung và tình mẫu tử nói riêng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp níu giữ chúng ta trước những ranh giới. Qua bài thơ “Mây và sóng” của Tago, chắc hẳn mỗi người đọc cũng nhận ra hạnh phúc không phải ở những gì xa xôi, hào nhoáng mà ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những người thân yêu. Chỉ cần chúng ta biết yêu quý và trân trọng những gì chúng ta đang có, thì mọi điều tưởng chừng giản dị bình thường cũng trở thành hạnh phúc quý giá.

“Mây và sóng” không chỉ đượm màu sắc mộng mơ, xoa dịu trái tim con người mà còn kết đọng những tầng sâu triết lý có ý nghĩa với muôn đời.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 3

“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Vâng chính bởi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và những phong cách thơ độc đáo đã góp phần làm nên đời sống bất tử của thơ ca, đó là lí do vì sao cùng tìm đến những đề tài đã cũ, đã quen, nhưng mỗi bài thơ lại chứa đựng những giá trị thẩm mĩ riêng. Từ ngàn thuở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình mẫu tử, một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý bậc nhất cõi đời này. Tìm đến một đề tài đã cũ, đã quen nhưng với tài năng và tấm lòng chân tâm thật thật ý, Ta-go vẫn gửi đến cho độc giả một bài thơ ý nghĩa, thấm đẫm triết lí nhân sinh ý nghĩa về tình mẫu tử bằng những tưởng tượng thú vị qua bài thơ Mây và Sóng.

Hai câu thơ mở đầu cho hai cảnh thơ là không gian tượng trưng: trên mây và trong sóng, những nơi cao rộng, bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang mời gọi bước con vào. Đó cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” trong cuộc sống mà con người vẫn hay gặp phải. Hơn thế nữa ở cái tuổi trẻ ham chơi như em bé trong bài thơ điều ấy càng dễ hiểu khi em đặt ra câu hỏi thể hiện sự thu hút, tò mò của mình: Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được. Khao khát bay nhảy vui chơi đến những nơi xa lạ, những chốn bồng lai, tiên cảnh ấy chẳng mấy chốc em đã chợt giật mình nhận ra tình yêu thương của mẹ, vì ân hận : mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi. Câu nói ngây thơ của em bé đã kéo hết thảy chúng ta trở lại những ngày hồn nhiên, thơ bé nhất chơi bên mẹ:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh.

Nhưng có lẽ, in dấu sâu đậm nhất là tình mẫu tử thiêng liêng:

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỗ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Trước tình cảm yêu thương của mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé như chú chim non cần được che chở. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt một lần nữa ùa về trong tâm trí chúng ta, làm xôn xao một linh hồn bé nhỏ. Như vậy để thấy rõ được rằng, trong cuộc sống con người không phải đều có bản lĩnh và sự can đảm để đối mặt với những cám rỗ trong cuộc đời, nhưng chính những phút giây yếu lòng, chuẩn bị sa ngã hoặc đánh mất mình thì tình cảm ruột thịt mà ở đây là tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành điểm tựa vững chắc chống lại tất cả những điều ấy. Và chúng ta ai cũng đều khao khát hạnh phúc, nhưng đừng chỉ mải mê kiếm tìm những gió hương của hạnh phúc trời mà hãy biết cúi xuống kiếm tìm những hạnh phúc chân chính, gần gũi, bình dị mà thiêng liêng bên mình đó chính là tình mẫu tử. Phải chăng đấy cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà Ta-go muốn gửi gắm. Những câu thơ của Ta-go không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca tình mẫu tử, vẻ đẹp của những kỉ niệm ấm áp thiêng liêng của tình mẹ con mà Ta-go đã nâng vai trò và sức mạnh của tình mẫu tử để nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực chống lại những cám dỗ, những cái “chùng chình, vòng vèo” mà mỗi chúng ta vẫn hay bị giăng mắc trong cuộc đời.

Tham khảo thêm:   Top 10 bài văn mẫu Thuyết minh về dụng cụ học tập lớp 9 chọn lọc

Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy. Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.

Bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta -go đã làm rung động nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nhưng một ý nghĩa tư tưởng lớn hơn là ở tinh nhân bản của tác phẩm khi gửi đến người đọc một thông điệp quý báu về nhân sinh: Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh như một địa trận giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 4

Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình yêu thương. Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành một chủ đề không bao giờ vơi cạn. “Mây và sóng” là một trong những bài thơ đó. Với thi pháp độc đáo, thi phẩm đã ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn là chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.

Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành hai phần có nhịp điệu giống nhau nhưng các từ ngữ, hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sự hấp dẫn cho bài thơ.

Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể việc mình được rủ đi chơi và em đã từ chối; phần thứ hai là sự sáng tạo ra trò chơi của em bé. Tinh yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây, tình cảm đó bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn của em bé đã dành cho mẹ.

Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi nên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được… Chúng ta tưởng như những trò chơi đó chỉ có thể có ở những xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”

Trẻ em ai chẳng thích đi chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thê. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại ! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, mỗi lần một lí thú hơn, hấp dẫn hơn :

Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó như được ủ kín, như của chỉ riêng hai mẹ con mà người ngoài không ai tìm được:

“Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”

Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hoà vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi khôn lường.

Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống. Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của những tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức trường tổn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm để đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.

Ta-go đã lựa chọn được một đề tài rất độc đáo cho thị phẩm của mình: tình yêu thương đầy hi sinh và sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước đến nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc miêu tả, ngợi ca bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đá thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim mơ mộng của con người.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 5

Ơn cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Mây và sóng là một trong những bài thơ thể hiện và ca ngợi những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống của con người.Với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác phẩm đã ngợi ca tình cảm của đứa con dành cho mẹ, chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.

Tình mẫu tử là đề tài muôn thuở của thi ca, với ngòi bút đặc sắc của mình, tác giả đã viết lên tác phẩm tuyệt bút này để nói lên tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành 2 phần có nhịp điệu giống nhau, nhưng các từ ngữ hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bài thơ.Phần thứ nhất của bài thơ, em bé kể về việc mình được rủ đi chơi và em đã từ chối ; phần thứ hai là sáng tạo ra trò chơi của em bé.Tình yêu quý cha mẹ là điều không mới mẻ nhưng ở đây tình cảm bộc lộ một cách không giống lẽ thường mà nó vượt qua mọi thử thách, vượt qua mọi cám dỗ ở đời. Hai phần của bài thơ đứng cạnh nhau, giúp chúng ta hiểu rõ về tình mẫu tử sâu sắc và trọn vẹn tình cảm của em bé dành cho mẹ. Hai phần có cấu trúc giống nhau là đều thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lí do từ chối của em bé, nêu lên trò chơi do em bé tạo ra.Nhưng ở cụm 2 không có cụm từ mẹ ơi, với tình huống thử thách khác nhau. ý thơ không trùng lặp, phần hai có câu cuối là phần kết bài.

Những trò chơi trên mây, dưới sóng được mời chào rất lí thú và hấp dẫn trên nền của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng đã gợi lên trong lòng con người sự ham mê khó có thể cưỡng lại được. Chúng ta tưởng tượng những trò chơi đó chỉ có thể có ở xứ sở thần tiên hay ở cõi thiên đường huyền bí :

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”

Chúng ta tưởng như những trò chơi này chỉ có ở xứ sở thần tiên huyền bí. Trẻ em ai chẳng thích chơi, nhất là khi trò chơi lại thú vị và lôi cuốn như thế. Vậy mà những lạc thú vui chơi nào đã dừng lại ! Càng về sau chúng càng rủ rê, chèo kéo tha thiết hơn, sôi nổi hơn, hết lần này đến lần khác, và mỗi lần lí thú hơn hấp dẫn hơn :

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.”

Với lời mời ngọt ngào, ngay cả người lớn cũng khó cưỡng nổi nữa là trẻ con. Chúng ta nghe lời hỏi của đứa bé để thấy Ta-go am hiểu tâm lí trẻ em như thế nào :

Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?

Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?

Những lời hỏi thể hiện mong muốn được chơi của bé. Vậy mà bỗng em lại từ chối chỉ vì 1 lý do đơn giản nhưng tràn ngập tình yêu thương.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?”

Lời từ chối rất vô tư nhưng chân thật đã minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm của Ta-go. Những thú vui dù hấp dẫn, dù đáng mơ ước đến đâu cũng không thể vượt qua hình ảnh ấm áp của mẹ trong trái tim em bé. Dường như em bé hiểu rằng, khi được ở bên mẹ thì cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn bất cứ xứ sở thần tiên nào. Em hiểu được niềm hạnh phúc của tình yêu thương và sự nâng niu chiều chuộng của mẹ sẽ đem lại cho em những điều cần thiết hơn và cả những thứ vui hấp dẫn khác trên cõi đời này. Em bé đã sớm nhận thức được những trò chơi trên mây dưới sóng với bạn bè trong chốc lát làm sao có thể thay thế những giây phút được kề cận bên mẹ. Được gần gũi bên người mẹ thân yêu thay vì những thú vui chốc lát chính là niềm hạnh phúc của sự hi sinh.

Nếu bài thơ chỉ dừng lại đó thì Ta-go cũng không thể vượt lên biên giới mà đến với chúng ta, với năm châu bạn bè được. Ở phần thứ hai với trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em bé đã nghĩ ra trò chơi hết sức thú vị “Con là mây và mẹ sẽ là trăng.”

“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.”

Bằng trí tưởng tượng và tình cảm tha thiết, em đã sáng tạo ra những trò chơi cho riêng mình, ở đó cũng có mây và trăng, cũng không thiếu bến bờ kì lạ, nhưng điều quý giá nhất là trong những trò chơi của em bé đều có hình ảnh của mẹ. Từ chối niềm vui riêng của mình để vui cùng mẹ là cả 1 quá trình diễn biến tâm lí sinh động và thú vị, đặc biệt cho cả 2 mẹ con. em hiểu sâu sắc rằng niềm vui của mình chỉ trở nên trọn vẹn khi có mẹ ở bên và ngược lại.

Đây là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn, không bao giờ nhàm chán. Vì trong đó hình ảnh đẹp tuyệt vời của 2 mẹ con quấn quýt bên nhau trong tình yêu lớn lao và cao cả :

“Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”

Dư âm của tiếng cười như những giọt pha lê ngân mãi trong lòng chúng ta bởi niềm vui bất tận của tình mẫu tử thiêng liêng và kì diệu. Niềm vui đó được ủ kín, như của chỉ riêng 2 mẹ con mà người ngoài không ai tìm được :

Tham khảo thêm:   Nghị luận về học đối phó của học sinh (19 mẫu)

“Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”

Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý đã hòa vào vũ trụ và cuộc sống xung quanh. Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương có sức mạnh biến đổi mạnh mẽ.

Qua câu chuyện, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống: cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là 1 trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.

Ta-go đã lựa chọn 1 đề tài rất độc đáo cho thi phẩm của mình, tình yêu thương đầy hi sinh và sự sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước tới nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc mô tả, ngợi ca nó bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đã thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim thơ mộng của con người.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 6

Bài thơ “Mây và sóng” được viết bằng chữ Ben-gan in trong tập thơ “Si-su” (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta go dịch sang bằng tiếng anh trong bản “trăng non” xuất bản năm 1909. Bài thơ là những câu chuyện với mẹ ở trên “mây” và trong “sóng” cùng những trò chơi của cậu bé. Bài thơ nói lên vẻ đẹp mộng mơ nên tiên cảnh trên mây và dập dềnh nơi sóng lớn biển khơi. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ.

Ta go để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn và nhiều tác phẩm tranh thơ nổi tiếng, ông là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nô ben về văn học.

Bài thơ là lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng. Trước hết là thông qua lời mời gọi của những người sống trên mây: “bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vần trăng bạc“

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, ví mây giống như người bạn, mây có thể giao tiếp được với cậu bé, tác giả đang tưởng tượng ra rằng, cậu đang ngồi và ngước mặt nhìn lên trời, ở đó có 9 tầng mây đẹp đẽ, đang cùng trò chuyện với cậu. Lời mời gọi nghe quá ư là hấp dẫn, nào là “lên đây thì được chơi từ sáng sớm đến chiều tối” nhưng có điều là làm sao cậu có thể lên đó được, cậu là người phạm mắt trần da thịt mà. Như hiểu được ý cậu bé, trời bày cho cậu hãy đi tới nơi cuối của thế giới, ở đó cậu sẽ trời trời nhấc bổng lên 9 tầng mây. Một bức tranh thơ mộng như xứ thần tiên được hiện ra trước mắt ta, ở đó có mây vàng bạc,không gian trời đất bao la, lời ru rê của em có phải chăng là ước muốn được khám phá, được tìm tòi những gì bí ẩn và thú vị của trời đất hay không. Tago là một nhà thơ vừa yêu thiên nhiên vừa yêu trẻ thơ vì thế bài thơ Tago dành cả tình yêu của mình để sáng tác, đưa những ước mơ hồn nhiên nhưng rất đỗi tuyệt đẹp thành hiện thực. thơ của Tago thể hiện tình yêu, tình nhân ái, khát vọng được tự do, hạnh phúc. Ước mơ không chỉ dừng lại ở việc vi vu khắp cả trái này mà còn muốn thám hiểm hết thảy đại dương bao la này.

Do vậy mà cậu bé đã hỏi đại dương rằng làm sao để ra ngoài ấy được. Đại dương bèn trả lời cho cậu bé rằng: “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi”. Một cảnh vật hấp dẫn diễn ra trước mắt chúng ta giống như truyện cổ tích vậy, chỉ cần đến đứng ngoài biển nhắm mắt lại và “sóng” sẽ mang bạn đi, thiên nhiên như hòa vào giấc mơ của tâm hồn trẻ thơ. Bầu trời thì rộn ràng, đẹp đẽ, đại dương thì mênh mông, bao la. Nhưng tất cả điều đó không thể khiến em rời bỏ mẹ mà đi được, mẹ đã níu chân em “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. đối với cậu bé thế giới thiên nhiên thật tuyệt vời và hấp dẫn, nhưng còn thứ cậu thấy hấp dẫn và thú vị hơn đó mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng cậu từ lúc cậu còn ở trong bụng của mẹ vậy, thế giới thiên nhiên dù có hấp dẫn tới đâu đi chăng nữa thì đối với cậu bé hay mỗi người chúng ta mẹ mới là điều chúng ta cần níu giữ và kính trọng nhất.

Tago dẫn chúng ta đi từ câu chuyện trẻ thơ này đến câu chuyện trẻ thơ khác bằng chính tâm hồn của một đứa bé. Cậu sáng tạo ra những trò chơi mà ở đấy vừa có mây, sóng mà quan trong là có mẹ: con là mây thì mẹ sẽ là trăng, con là sóng thì mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ bên kia, mây và trăng sẽ cùng chung một bầu trời, sóng và bờ biển sẽ không bao giờ tách rời nhau. Sóng vỗ về xô vào bờ giống như mẹ luôn vỗ về con vậy. Đây là trò chơi nhưng trò chơi này đã vượt lên giới hạn của nó, nó chính là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử, luôn muốn được mẹ ôm ấp và vỗ về, không bao giờ muốn xa rời mẹ dù chỉ giây phút thôi.

Bài thơ chính là sự hòa hợp đến lạ lùng của thiên nhiên tuyệt đẹp và cậu bé đáng yêu này. Bài thơ nói về tình yêu da diết, nồng thắm đã chiến thắng được ham muốn chơi bời, sự cám dỗ. Sự níu kéo này chính là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ. Bài thơ nói về một cậu bé thông minh, giàu tính tưởng tượng khát khao khám phá thế giới và được gần bên mẹ.

Qua bài thơ ta hiểu ra rằng con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ, quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần phải một bờ tự vững chãi mà tình mẹ à một trong những điểm tựa ấy.

Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng. Hạnh phúc không phải điều gì quá xa xôi, không ai ban cho mà do trần thế và con người nơi đó tạo ra.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 7

Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chế Lan Viên đã từng dùng hình ảnh cánh cò trắng bên nôi để khái quát nên quy luật muôn đời của lòng mẹ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Không giống với cánh cò trong lời ru của mẹ, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng trong bài Mây và sóng của Ta-go lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng một cách rất khác, từ lời kể của đứa bé. Người đọc ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc mà Ta-go gửi gắm trong bài thơ ấy.

Ta-go là một người nghệ sĩ đa tài. Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ, có giá trị đến tận bây giờ cho nền nghệ thuật thế giới. Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ và là nhà thơ đầu tiên của Châu Á đoạt giải Nô-ben văn học với tập Thơ Dâng. Hầu hết các tác phẩm đều được chính ông dịch sang tiếng Anh. Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ Mây và sóng của ông.

Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi “Mẹ ơi” của em bé và sau đó là lời kể lại cuộc đối thoại giữa em và những người sống trên mây và sóng. Em bé được mây và sóng rủ rê, mời gọi bằng những đề nghị vô cùng hấp dẫn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” và “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”. Tác giả đã thật tinh tế khi mở ra một thế giới mới lạ, hoàn toàn khác so với thế giới thực tại trong mắt của đứa trẻ. Mây và sóng, những cuộc dạo chơi đến “tận cùng trái đất”, đến “rìa biển cả” – những nơi xa xôi và cũng chính vì thế mới gợi lên sự tò mò của em bé. Ta-go còn thấu hiểu tâm lí của một đứa trẻ, khi để cho em bé lưỡng lữ, phân vân trước lời đề nghị đầy hấp dẫn của mây và sóng. Nếu thiếu đi chi tiết này, cuộc đối thoại của em bé sẽ không thực, vì trẻ em ai lại không ham chơi, không muốn khám phá thế giới mới lạ? Thế nhưng điều đã níu chân em, để em quyết tâm từ chối lời mời hấp dẫn ấy là tình mẫu tử. Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” và “Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Với em, mẹ còn quan trọng hơn cả những cuộc dạo chơi, khám phá kia. Bởi em đã tự sáng tạo ra được trò chơi của chính mình, có em và có mẹ. Em sẽ là mây, mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em là sóng còn mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, “con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tác giả đã dựng nên một bức tranh thật đẹp với những hình ảnh đầy thơ mộng, là sóng là mây, là trăng, là gió, là bến bờ kì lạ. Những sự vật ấy khiến cho không gian như được mở ra mênh mông, cũng giống như trí tưởng tượng bao la của những đứa trẻ.

Không chỉ dựng nên một bức tranh mộng mơ, bài thơ còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ta-go đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ giàu tính biểu tượng để gợi về tình mẫu tử. Mây, sóng, trăng, bến bờ kì lạ là những sự vật thiên nhiên mang tính vĩnh hằng. Điều ấy cũng có nghĩa, ông đã nâng giá trị của tình mẫu tử lên ngang với tầm vóc của vũ trụ, biến nó trở thành tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Hơn thế nữa, trong trò chơi của đứa trẻ, con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm; con là sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ với hành động “hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” đã gợi cho ta niềm hân hoan, vui sướng của đứa trẻ khi được ở cùng mẹ. Hạnh phúc giản đơn của chúng chỉ là được mẹ nâng niu, ôm ấp trong sự bao dung như cái bến bờ kì lạ mà con sóng lăn vào. Câu thơ cuối đã mang tới cho người đọc nhiều suy ngẫm “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia lìa, cũng có nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian này.

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 8

Ta-go là nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ. Ông là người châu Á đầu tiên được giải nô ben văn học. Gia tài ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú. Trong đó bài thơ mây và sóng được xem là một kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non.

Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên sóng. Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. Đây là bài thơ trữ tình nó như một khúc hát đồng dao và qua đây ta bắt gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ về người trên mây và người trên sóng đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi.

Trước hết là lời của người trên mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

Tác giả hình dung ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nói trên 9 tầng mây cao vời vợi ấy. Mây đã được nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình. Và mây đã trở thành đối tượng giao tiếp lúc này. Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơi từ sáng sớm cho đến chiều tà. Lời rủ quá lôi cuốn khiến cho cậu bé phải hỏi lại: Nhưng làm thế nào mình lên đó được! Người sống trên mây đã bày vẽ em bé hãy đi đến tận cùng của thế giới. Đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây. Chúng ta gặp cả 1 bức tranh thiên nhiên đẹp nào là bình minh vầng trăng bạc, là nơi tận cùng trái đất. Đưa tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây. Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian bao la của trời cao đối với trẻ thơ. Không gian ấy là thế giới thần tiên thường chỉ gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ. Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chăng là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn. Qua những vần thơ ta thấy Ta go phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu trẻ em và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy. Thơ Ta go là bài ca về tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do. Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp đại dương. Lời rủ của người sống trên sóng còn hấp dẫn hơn: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào. “Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương với em bé là vô cùng bao la vô tận.

Tham khảo thêm:   Top 13 bài thuyết minh về cái quạt siêu hay

Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được. Đại dương đã trả lời “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi. Chúng ta lại thấy cả một thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngoài biển nhắm mặt lại thì sóng sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thế giới của thiên nhiên đầy kì lạ Và ta thấy được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên. Không chỉ cả trời rộn rã còn có đại dương mênh mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rằng em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên sóng. Thế nhưng làm sao có thể rời mẹ mà đi được. Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. Thế giới thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy! nhưng còn 1 thứ hấp dẫn hơn nữa là mẹ. Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưng vẫn không bằng thế giới tình mẹ con. Để từ đó trong bài thơ Mây và sóng Tago dẫn chúng ta đến giấc mơ tuyệt vời của tuổi thơ đó là sự sáng tạo trong trò chơi của em bé. Trước hết con là mây và mẹ sẽ là trăng. Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Cái độc đáo trong trò chơi này là có mây là có trăng. Trăng và mây chung 1 bầu trời. Mây và trăng luôn kề cận bên nhau. Có sóng là có bờ sóng vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào lòng mẹ. Em bé gọi đây là trò chơi nhưng thật ra không phải là trò chơi đây chính là tình cảm của con đối với mẹ, ước mơ được ôm ấp trong lòng mẹ và mẹ không bao giờ rời xa.

Cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp. Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên. Cả bài thơ ta thấy được sự sáng tạo của em bé trong trò chơi để vừa được chơi vừa được gần mẹ. Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trước hết là tác giả đã ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại. Nét độc đáo thứ 2 là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ.

Bài viết số 7 đề 4 – Mẫu 9

Ta-Go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tạo phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc. Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác; là bài ca về tình nhân ái là ước mơ và hạnh phúc tự do của con người là tình mẫu tử thiêng liêng.

Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cùng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đã nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên di sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy.

Mẹ ơi những người trên mây đang gọi con
Bọn tớ chơi đùa từ khi thức dậy đến chiều tà
Bọn tớ chơi đùa với buổi sớm mai vàng
Bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
Những con sóng kia cũng đang rủ rê con

Những người sống trong sóng nước gọi con:

“bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,
Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ
“mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Qua lời miêu tả dễ thương của em bé ta có thể cảm nhận được những lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn đối với cả một người lớn cũng dễ bị thu hút còn đối với một đứa trẻ thì nó lại càng thu hút hơn khi mà các bé đang ở tuổi tò mò luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nào là đến với thế giới ấy sẽ được thỏa sức chơi cả ngày từ khi thức dậy đến lúc chiều tà nào là chơi với «buổi sớm mai vàng» nào là chơi với «vầng trăng bạc» nào là được hát từ sáng sớm đến tối được ngao du khắp thiên hạ thật là thích khi mà được đến với thế giới đó. Những câu thơ nhí nhảnh cho thấy trí tưởng tượng phong phú và thật là dễ thương của em bé. Chắc có lẽ lúc này em đang ngước lên bầu trời trong xanh và nhìn những đám mây trắng đang nhởn nhơ và suy nghĩ một cách hết sức trẻ con. Cuộc sống thật tự do và tự tại khi được chơi đùa với các bạn cả ngày mà không chán. Trên đó chắc hẳn sẽ có tất cả mọi thứ nhưng mà chắc chắn sẽ không có mẹ. Điều đó sẽ thật đáng sợ và chán biết bao nếu cuộc vui chơi lại không có mẹ. Dường như nhớ ra điều đó nên từ những lời mời gọi đầu tiên em bé đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe những thứ xung quanh thật hấp dẫn đang mời gọi con và con cũng muốn đi với họ. Nhưng là sao mà lên đó được nên cậu bé do dự.

Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được

Họ đáp: Hãy đến nơi tận cùng của trái đất và đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây

Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”

Thế là họ cười rồi bay đi

Còn với sóng thì em bé cũng trả lời tương tự như thế

Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao gặp được các người?”

Họ bảo con: “Hãy đến chỗ gần sát biển

và đứng đó, nhắm nghiền mắt lại,

là em sẽ được đưa lên trên làn sóng

con hỏi “Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được

Thế là họ mỉm cười rồi bay đi

Những lời mời gọi thật là thu hút một cậu bé nhưng mà để đến được với nó kì thực cũng rất gian lao làm sao khi mà phải tìm đến tận cùng của trái đất mà đối với một cậu bé thì biết đâu là tận cùng của trái đất hay biết bờ biển là ở đâu. Suy nghĩ một lúc cậu bé băn khoăn và đưa ra câu trả lời là mẹ em đang đợi ở nhà và mẹ luôn muốn em ở nhà với mẹ. Khi đó họ cũng cười rồi bay đi. Dường như những đám mây trong tưởng tượng của cậu bé cũng biết được câu trả lời của cậu mà cười rồi bay đi luôn chứ không nài nỉ hay níu kéo gì. Dường như những thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ.

“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

Còn đối với lời mời của biển thì em bé cũng có một trò chơi thú vị khác

“Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
on sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”

Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để che chở, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy “mẹ con ta” tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hằng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của “trò chơi tưởng tượng”, cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng “thơ văn xuôi” cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng – sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.

Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài thơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ

Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.

About The Author