NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI

Mẫu 1: 

Nếu ngày xưa khi chiến tranh loạn lạc vấn đề quan tâm duy nhất là giành được độc lập tự do cho đất nước mình, khi hòa bình rồi thì lại có mỗi lo” ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” thì giờ đây khi xã hội phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong số đó là rác thải.

Hằng ngày, con người có vô vàn nhu cầu sinh hoạt. Có đường vào tất có đường ra, có dụng ắt có bỏ. Rác thải là những thứ đồ, vật sau khi được sử dụng hết tác dụng của nó thì đem vất đi ra ngoài môi trường xung quanh. Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống này.

Thế nhưng tình trạng rác thải ngày càng rơi khỏi tầm kiểm soát. Có những bãi rác được chất cao và rộng đến mấy hecta. Mọi máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhất cũng không thể xử lý kịp sự thải ra của con người. Chưa kể có vô vàn loại rác như hữu cơ, vô cơ,… Mỗi loại lại có những ảnh hưởng khác nhau và cách thu gom riêng biệt. Bên cạnh những loại rác như giấy, rau quả, thức ăn thừa có thể tự phân hủy hoặc làm chất dinh dưỡng cho đất đai thì phần lớn là những loại rác khó phân hủy, có sự tồn tại bền bỉ. Một chiếc túi nilon mất vài giờ để sản xuất nhưng lại cần cả ngàn năm để hòa tan trong bùn đất. Những chiếc chai nhựa cứ trôi lênh đênh trên mặt biển cho đến cả trăm năm sau.

Song chúng không tồn tại một cách vô hại, trái lại, những loại rác ấy gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng là nguyên nhân góp phần dẫn đến một loạt các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, băng tan ở hai cực, các sinh vật chết hàng loạt. Nhìn những chú cá voi, những chú rùa trôi dạt vào bờ biển, trong bụng chứa đầy túi nilon, chúng ta sao không thương xót cho được? Có những bãi biển vốn dĩ rất xinh đẹp đầy ắp khách du lịch nhưng bỗng một ngày hóa thành bãi rác thải không hơn không kém. Chỗ này chai nhựa xanh đỏ, chỗ kia nilon bay trong gió… Cái đẹp đã bị tàn phá bởi chính rác thải. Không chỉ mất đi hình ảnh mà các loại rác còn khiến cho không khí bốc mùi hôi thối, khó chịu. Và hậu quả to lớn nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của con người, chúng ta phải gồng mình chống chọi những hiện tượng bất thường của bà mẹ thiên nhiên, khiến ta ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên.

Nhưng ta có thể trách ai? Lỗi lớn nhất chính là ở ý thức con người. Chỉ để thỏa mãn mọi nhu cầu, họ không quan tâm mình thải ra môi trường những gì. Chúng ta thường nghĩ rằng rác mình thải ra chỉ là một lượng nhỏ đâu có là gì nhưng hàng triệu con người cùng hành động như thế đã là một chuyện hoàn toàn khác. Trong khi cả cộng đồng đang sục sôi ra tay chung sức cứu rỗi tình trạng tồi tệ của môi trường thì vẫn còn có những người đứng ngoài cuộc, coi đó không phải chuyện của mình. Vậy là người dọn người thải, vấn đề rác thải vẫn rất nan giải…

Những biện pháp thiết thực vẫn đang được đề ra và thực thi. Chúng ta cần phải phân loại rác thải, vô cơ và hữu cơ để có cách xử lí phù hợp và nhanh chóng. Mỗi người cũng biết hạn chế lượng rác thải hàng ngày của bản thân mình, xây dựng lối sống lành mạnh, nói không với bao bì nilon. Bên cạnh đó khuyến khích người dân tham gia các buổi thu gom rác của một chiến dịch hoặc thường xuyên trong xóm phường.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 5 lớp 9 đề 4: Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hiện nay

Không ai khác chính mỗi chúng ta phải có trách nhiệm với vấn đề rác thải.

Rác thải vứt bừa bãi không được thu gom sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy khác nhau cho con người.

Mẫu 2:

Cuộc sống con người mỗi ngày một hiện đại hơn do cuộc sống ngày một văn minh và tân tiến với những phát minh kỹ thuật mới về máy móc và các trang thiết bị. Nhưng cũng do sự phát triển như vũ bão như huyền thoại đó mà môi trường sống của con người chúng ta ngày càng bị ô nhiễm một cách nặng nề. Và một trong những vấn đề nóng hổi và gây nhức nhối tới chúng ta hiện nay là vấn đề rác thải. Rác thải bị vứt và thải ra một cách bừa bãi đang ngày một ngập tràn khắp mọi nơi chúng ta sinh sống và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề.

Vậy nguyên nhân là do đâu, do ai? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời. Thư hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.

Ở Bờ Hồ, trên bờ và cả dưới nước đều có rất nhiều các bỏ chai, vỏ lon và túi ni lông mặc dù xung quanh có các thùng rác. Và ở rất nhiều nơi chúng ta đều có thể chứng kiến những hành động tương tự. Đó có thể là do người đó vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, vì lười đi ra thùng rác. Nhưng dù sao, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ở Bờ Hồ, đã có rất nhiều lần cụ rùa phải ngoi lên vì khó thở. Việc làm ô nhiễm môi trường sẽ làm cho môi trường sinh thái cũng bị ảnh hưởng theo. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai. Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan.

Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học. Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.

Tham khảo thêm:   Top 13 bài thuyết minh về cái quạt siêu hay

Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức? Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilong, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường. Túi nilong khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề tác thải mới có thể giảm được phần nào. Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình.

Rác thải – một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.

Mẫu 3:

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên con người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối cản trở việc cải thiện cuộc sống của chính mình và một trong số đó là vấn đề rác thải – mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay bởi những hậu quả khôn lường nó gây ra nếu không có những biện pháp hiệu quả.

Trước hết, vấn đề rác thải là vấn đề quen thuộc với chúng ta hiện nay. Ngày nay, tình trạng xả rác bừa bãi xảy ra phổ biến khắp nơi. Ta có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố hình ảnh của những túi rác, những vỏ sữa, túi ni-lông,… được vứt bừa bãi lung tung không đúng nơi quy định. Có nhiều người vô ý thức ăn xong đồ ăn tiện đâu là vứt luôn vỏ ở đấy mà không quan tâm xem là nơi đó có được vứt rác hay không. Bởi vậy mà trong công viên, nơi mà ta xem là chỗ để thư giãn, hít thở bầu không khí trong lành với những hàng cây cao vút hay chùa chiền, vốn là những nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi tình trạng này. Hay là những khu chợ truyền thống lúc nào cũng đầy những rác thải vứt đi do những người bán hàng vứt ra lề đường. Đặc biệt không chỉ ở trên cạn mà ở sông, hồ, ao cũng chịu chung số phận ô nhiễm do những rác thải sinh hoạt từ nhà dân, rác thải công nghiệp từ những nhà máy không có sự giám sát của chính phủ. Tất cả đã tạo nên khung cảnh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng bởi việc xả thải bừa bãi.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này phần lớn là do ý thức của con người. Nhiều người có lối suy nghĩ ích kỷ, cá nhân, chỉ biết nhà mình mình sạch còn ai bẩn thì mặc ai. Họ cho rằng những nơi công cộng không phải là của mình nên không việc gì phải mất công giữ gìn, ỷ lại sẽ có đội ngũ lao công dọn dẹp cho. Nguyên nhân thứ hai là việc xả rác thải bừa bãi đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, trở thành một thói quen khó bỏ, phải có sự nhắc nhở của người khác thì mới làm chứ không có sự tự giác bảo vệ môi trường. Người dân thiếu ý thức về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được về tác hại nghiêm trọng của sự việc. Mặt khác cũng một phần do họ ít được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở cơ quan hay nơi ở của mình. Những nhà máy vì lợi ích kinh tế, chi phí xử lý rác thải cao mà lựa chọn xả thải trái phép ra sông, hồ,…Chính quyền không có những biện pháp mạnh tay, đủ tính răn đe đối với những tổ chức, cá nhân sai phạm.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9 | Những bài văn hay thuyết minh về Hồ Gươm | Văn mẫu 9

Bởi vậy, vấn đề rác thải ngày càng nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khôn lường. Việc xả rác bừa bãi trước hết gây mất mỹ quan đô thị, tạo ra hình ảnh, ấn tượng xấu về đất nước trong mắt những du khách đến tham quan. Giống như con sông Tô Lịch chỉ vì sự vô ý thức của người dân mà từ một con sông thơ mộng, trong vắt biến thành một con sông “rác” bẩn thỉu. Đặc biệt xả rác gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề. Rác thải không được xử lý sẽ bốc mùi, phân hủy gây ô nhiễm không khí, đất và nước. Từ đó nó để lại những hậu quả đối với sức khỏe con người. Rác thải là nơi ẩn trú của những loài muỗi, ký sinh mang những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người sống gần những bãi rác thường mắc bệnh ngoài da, đau mắt hay thậm chí về đường ruột vì bị nhiễm khuẩn. Không chỉ vậy, xả rác bừa bãi còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước nhà. Nói đến vấn đề này, không thể không nhắc tới vụ việc nhà máy Formusa xả thải trái phép ra biển gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở những vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình, Quảng Trị,… khiến cho đời sống kinh tế của nhân dân chịu thiệt hại nặng nề. Để xử lí, dọn dẹp những rác thải này nhà nước cũng phải mất một khoản tiền không nhỏ để khôi phục lại trạng thái của môi trường ban đầu.

Vậy nên nếu chúng ta không khẩn trương hành động thì chẳng mấy chốc môi trường sống sẽ bị hủy hoại, tiêu diệt. Mỗi người phải tự có ý thức vứt rác đúng nơi quy định đồng thời nhắc nhở người khác khi thấy có hành động xả rác bừa bãi. Chính quyền, địa phương cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này cũng như thường xuyên vận động người dân tham gia vào những chiến dịch bảo vệ môi trường thu gom rác khu vực xung quanh nơi ở. Nhà nước cũng nên hỗ trợ những nhà máy xí nghiệp những thiết bị, cơ sở xử lý chất thải tân tiến, hiện đại để tránh việc xả thải trái phép cũng như có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những kẻ làm sai qui định.

Xả rác bừa bãi không phải là vấn đề có thể giải quyết nhanh chóng trong phút chốc nhưng có thể được cải thiện qua thời gian nhờ những cá nhân có ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vậy, vì tương lại của con em sau này có một cuộc sống tốt đẹp hơn thì chúng ta phải đứng lên hành động tích cực ngay từ bây giờ.

About The Author