Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão Soạn Lý 9 trang 131, 132 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vật lí 9 Bài 49 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang  131, 132.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 49 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Mắt cận và mắt lão

1. Mắt cận

a) Những biểu hiện của tật cận thị

– Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.

– Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).

Ví dụ:

Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.

Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.

Tham khảo thêm:   Thông tư 31/2022/TT-BTC Danh mục hàng hóa Xuất, nhập khẩu Việt Nam

b) Nguyên nhân cận thị

– Đọc sách không đủ ánh sáng.

– Đọc sách quá gần.

– Xem các thiết bị công nghệ nhiều như tivi, điện thoại, máy tính…

– Ngồi học không đúng tư thế.

c) Cách khắc phục tật cận thị

Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc.

Cách 2: Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (Cv) của mắt.

2. Mắt lão

a) Những đặc điểm của mắt lão

– Mắt lão là mắt của người già.

– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

– Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.

b) Cách khắc phục tật mắt lão

Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.

Khi đeo kính lão, hình ảnh của vật qua kính lớn lên so với vật nhưng lại ở xa mắt hơn vật và do kính được đeo sát mắt nên hình ảnh của chúng trên võng mạc vẫn có cùng kích thước. Vì vậy khi đeo kính lão, mắt nhìn thấy hình ảnh của các vật cũng có độ lớn giống như khi không đeo kính.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 131, 132

Câu C1

Hãy chọn những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

Tham khảo thêm:   Đề thi nghề THPT tỉnh Đăk Nông năm 2010 - 2011 môn Kỹ thuật làm vườn Sở GD&ĐT Đăk Nông

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

– Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Gợi ý đáp án

Những biểu hiện của tật cận thị:

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Câu C2

Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?

Gợi ý đáp án

Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

Câu C3

Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Gợi ý đáp án

Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

Câu C4

Giải thích tác dụng của kính cận.

Gợi ý đáp án

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường.

+ Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 12/NQ-CP Đề án phát triển kinh tế, xã hội với dân tộc thiểu số, miền núi

Tức là: B’ ≡ CV (1)

Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)

Từ (1) và (2) → F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Câu C5

Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?

Gợi ý đáp án

Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Câu C6

Giải thích tác dụng của kính lão.

Gợi ý đáp án

Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.

+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:

Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão Soạn Lý 9 trang 131, 132 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *