Vật lí 9 Bài 18 giúp các em học sinh lớp 9 biết cách thực hành kiểm nghiệm mối quan hệ Q – I2 trong định luật Jun-Lenxo.
Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 19 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Thực hành Kiểm nghiệm mối quan hệ Q – I2 trong định luật Jun-Lenxo
I. CHUẨN BỊ
Mỗi nhóm học sinh:
Nguồn điện không đổi 12V – 2A (lấy từ máy hạ thế 220V – 12V hoặc máy hạ thế chỉnh lưu)
– Ampe kế có giới hạn đo 2A và độ chia nhỏ nhất 0,1A.
– Biến trở loại 20Ω – 2A.
– Nhiệt lượng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6Ω bằng nicrom, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 15ºC tới 100 ºC và độ chia nhỏ nhất là 1ºC.
– 170ml nước sạch (nước tinh khiết).
– Đồng hồ bấm giây để đo thời gian có giới hạn đo 20 phút và độ chia nhỏ nhất là 1s.
– Năm đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 40cm.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Đổ nước vào cốc đun, sao cho khi đậy nắp cốc thì toàn bộ dây đốt ngập hoàn toàn trong nước.
2. Lắp nhiệt kế qua nắp ở lỗ ở nắp cốc đun, điều chỉnh bầu nhiệt kế ngập trong nước và không chạm vào dây đốt cũng như không chạm vào đáy cốc.
3. Đặt nhẹ nhàng cốc đun vào trong vỏ ngoài các điện của nhiệt lượng kế, kiểm tra để bảo đảm vị trí đúng của nhiệt kế.
4. Mắc dây đốt vào mạch điện như sơ đồ hình 18.1 SGK.
5. Đóng công tắc điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I1=0,6A. Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó bấm đồng hồ đo thời gian thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t1º vào bảng 1. Trong khi đun thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều. Đun nước trong 7 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiệt độ t2º của nước vào bảng 1.
6. Trong lần TN thứ hai, để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t1º ban như lần TN thứ nhất. Điều chỉnh biến trở để ampe kế có chỉ số I2 = 1,2A. Làm tương tự như trên, đo và ghi nhiệt độ ban đầu t1º, nhiệt độ cuối t2º của nước cùng với thời gian đun là 7 phút.
7. Trong lần TN thứ ba, lại để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t1º ban đầu như lần TN thứ nhất. Điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I3 = 1,8A. Làm tương tự như trên để xác định các nhiệt độ đầu t1º và cuối t2º của nước cùng trong thời gian đun là 7 phút.
8. Thực hiện các công việc tiếp theo như yêu cầu của mẫu báo cáo.
III. MẪU BÁO CÁO
Chú ý: Dưới đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài thực hành bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo được trên trường để có một bài báo cáo thực hành đúng.
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
Họ và tên:…………………………….Lớp:……………………………
1. Trả lời câu hỏi
a) Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Sự phụ thuộc này biểu thị bằng hệ thức Q = I2.R.t
b) Đó là hệ thức Q = (c1.m1 + c2.m2) (t2º – t1º)
c) Độ tăng nhiệt độ liên hệ với cường độ dòng điện I bằng hệ thức:
2. Độ tăng nhiệt độ Δto khi đun nước trong 7 phút với dòng điện có cường dộ khác nhau chạy qua dây đốt.
BẢNG 1
a) Tính tỉ số:
Ta nhận thấy:
b) Tính tỉ số:
Nếu bỏ qua sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài thì ta có thể coi
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua.
Hệ thức: Q = .R.t (trong đó: I là cường độ dòng điện (A), R là điện trở dây dẫn (Q), t là thời gian dòng điện chạy qua (s), Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)).
3. Kết luận
Từ các kết quả trên, hãy phát biểu mỗi quan hệ giữa nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây dẫn với cường độ dòng điện I chạy qua nó
Gợi ý đáp án
Nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua nó.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 18: Thực hành Kiểm nghiệm mối quan hệ Q – I2 trong định luật Jun-Lenxo Soạn Lý 9 trang 49, 50 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.