Bạn đang xem bài viết ✅ Vật lí 11 Bài 4: Sóng dừng Giải Lý 11 Cánh diều trang 54, 55, 56, 57, 58 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 4: Sóng dừng giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 54, 55, 56, 57, 58 thuộc chủ đề 2 Sóng.

Giải Lý 11 Bài 4 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Sóng dừng và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 4 Chủ đề 2 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Giải Vật lí 11 Bài 4: Sóng dừng

Luyện tập 1 trang 55 

Hãy chỉ ra các nút sóng và các bụng sóng trên các Hình 4.1 và 4.2.

Lời giải:

– Những điểm dao động với biên độ cực đại là bụng sóng.

– Những điểm không dao động (đứng yên) là nút sóng.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương II Trắc nghiệm tổng ôn kiến thức chương Điện từ học

Câu hỏi 1 trang 55

Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây và lập bảng ghi kết quả vào vở như mẫu Bảng 4.1.

Nhận xét về mối liên hệ giữa tần số sóng trên dây và số bụng sóng quan sát được.

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện thí nghiệm và tham khảo bảng kết quả mẫu dưới đây

Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm sóng dừng trên dây

Chiều dài dây AB = 1,2 m

Số bụng sóng

2

3

4

f (Hz)

10

15

20

Nhận xét: Tần số trên dây tỉ lệ thuận với số bụng sóng.

Câu hỏi 2 trang 56

Hãy chỉ ra vị trí các nút sóng trên Hình 4.4. Xác định khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp.

Lời giải:

– Vị trí các nút là những điểm không dao động.

– Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng.

Câu hỏi 3 trang 56

Hãy chỉ ra vị trí các bụng sóng trên Hình 4.4. So sánh biên độ của sóng tổng hợp tại bụng sóng với biên độ của sóng tới.

Lời giải:

– Bụng sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại.

– Biên độ của sóng tổng hợp tại bụng sóng lớn hơn biên độ của sóng tới. Điều đó chứng tỏ tại điểm đó, sóng tới và sóng phản xạ cùng pha, làm tăng cường sóng.

Câu hỏi 4 trang 56

Có thể nói sóng dừng trên dây là hiện tượng giao thoa sóng được không? Nếu có thì đây là giao thoa của những sóng nào?

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Yet To Come

Lời giải:

– Hoàn toàn chính xác khi nói sóng dừng là hiện tượng giao thoa sóng.

– Đây là giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ (sóng phản xạ xuất hiện khi sóng tới đến bề mặt vật cản và hình thành nên sóng phản xạ) truyền theo cùng một phương, giao thoa với nhau tạo thành một hệ sóng dừng.

Luyện tập 2 trang 57

Kiểm tra lại công thức (4.4) với kết quả của Bảng 4.1 thu được trong thí nghiệm quan sát sóng dừng trên dây đã thực hiện.

Lời giải:

Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm sóng dừng trên dây

Chiều dài dây AB = 1,2 m

Số bụng sóng

2

3

4

f (Hz)

10

15

20

Nghiệm lại công thức 4.1.

Ở thí nghiệm trên ta dùng cần rung tạo ra vận tốc sóng là 12 m/s.

Với f = 10 Hz: λ =frac{v}{f}=frac{12}{10} = 1,2m, đó 1,2 = 2.frac{1,2}{2} hay AB = 2.frac{lambda }{2}

Với f = 10 Hz: λ = frac{v}{f}=frac{12}{15} = 0,8m, đó 1, 2= 3.frac{0.8}{2} hay AB = 3.frac{lambda }{2}

Với f = 10 Hz: λ = frac{v}{f}=frac{12}{20} = 0,6m, đó 1,2 = 4.frac{0.6}{2} hay AB = 4.frac{lambda }{2}

Từ các kết quả trên ta thấy công thức L= k.frac{lambda }{2} được nghiệm đúng.

Câu hỏi 5 trang 57

Từ công thức tính tốc độ sóng, hãy chỉ ra các đại lượng cần xác định khi muốn đo tốc độ truyền âm trong không khí.

Lời giải:

Từ công thức tính tốc độ sóng: v = λf, ta thấy để đo tốc độ truyền âm trong không khí cần xác định được tần số của sóng âm f, bước sóng của sóng âm λ.

– Xác định tần số f bằng máy phát âm tần,

Tham khảo thêm:   Quyết định 1510/QĐ-UBND Thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo

– Xác định bước sóng thông qua công thức: l = k.frac{lambda }{2} ⇒ λ = frac{2l}{k} với chiều dài sợi dây và số bụng sóng xác định được.

Câu hỏi 6 trang 57

Đề xuất phương án ứng dụng hiện tượng sóng dừng để đo tốc độ truyền âm trong không khí:

– Vì sao một đầu của ống cộng hưởng cần dịch chuyển được? Tìm phương án giúp thay đổi độ dài của cột khí trong ống.

– Vì sao cần xác định các vị trí mà âm thanh thu được có cường độ nhỏ nhất hoặc lớn nhất?

– Nêu cách tính bước sóng của sóng âm qua các giá trị độ dài cột khí trong ống của những lần xác định được vị trí nút sóng.

Câu hỏi 7 trang 58 

Tiến hành thí nghiệm và lập bảng ghi kết quả như mẫu Bảng 4.2. Tính sai số của phép đo.

Lời giải:

Tiến hành thí nghiệm và có bảng kết quả như bài trên, sử dụng kết quả đó để tính sai số.

Với f = 650 Hz:

bar{d}=frac{d_{1}+d_{2}+d_{3}}{3}=0,25m

bar{lambda }=frac{lambda_{1}+lambda_{2}+lambda_{3}}{3}=0,50m

bar{v}=frac{v_{1}+v_{2}+v_{3}}{3}=325m/s

Sai số của d: bar{triangle d}=frac{triangle d_{1}+triangle d_{2}+triangle d_{3}}{3}=0,007

Sai số của bước sóng: bar{triangle lambda }=frac{trianglelambda_{1}+trianglelambda_{2}+trianglelambda_{3}}{3}=0,013

Sai số của tốc độ: bar{triangle v}=frac{triangle v_{1}+triangle v_{2}+triangle v_{3}}{3}=8,667

Vận dụng trang 58 

Vì sao ở thí nghiệm tạo sóng dừng trong ống cộng hưởng nếu một đầu ống để hở thì khi có sóng dừng, ta có thể nghe được âm rất to tại đầu ống đó?

Lời giải:

Vì tại đầu hở đó là 1 bụng sóng, mà biên độ tại bụng là lớn nhất nên ta có thể nghe được âm rất to tại đầu ống đó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 11 Bài 4: Sóng dừng Giải Lý 11 Cánh diều trang 54, 55, 56, 57, 58 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *