Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương 2 Dàn ý & 8 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 8 bài Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu hơn về chế độ phong kiến lạc hậu, tàn nhẫn và tấm lòng thương người của tác giả Nguyễn Dữ.

Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương đã phản ánh chân thực bức tranh về xã hội đương thời, khiến cho người đọc không khỏi xót xa, bồi hồi khi nhắc đến những người phụ nữ chịu nhiều bất công. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt mônVăn 9:

Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác phẩm.
  • “Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài

* Giá trị hiện thực:

– Bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến:

  • Xuất thân bình dân, nết na, thùy mị, “tư dung tốt đẹp”
  • Chồng đi lính, một mình quán xuyến nhà cửa, lo cho mẹ chồng, cho con, mẹ chồng chết, “lo liệu ma chay như cha mẹ đẻ”.

→ Người phụ nữ đẹp người đẹp nết, đại diện cho phụ nữ trong xã hội phong kiến.

  • Trương Sinh vì nghe lời nói của con, nghi ngờ bóng gió vợ mình, “đánh đuổi đi”, khiến vợ rơi vào bế tắc phải tự tự để minh oan.

→ Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết lấy một người chồng vô học, đa nghi, “không tin vợ” khiến Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan.

– Phản ánh hiện thực xã hội bất công:

  • Dung túng cho một kẻ gia trưởng, vũ phu với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
  • Sự ghen tuông của Trương Sinh rất mù quáng, thiếu căn cứ, bỏ ngoài tai lời can ngăn của vợ, xóm làng (thiếu hiểu biết).
  • Sự ghen tuông của người chồng là hệ quả của xã hội đương thời với tư tưởng lạc hậu
  • Tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình ly tán, vợ chồng hiểu lầm, khiến cho người dân phải chết rất nhiều. “nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, thuyền đắm, tất cả đều chết đuối hết”.

* Giá trị nhân đạo:

– Khái quát về giá trị nhân đạo: Là lời cảm thông của tác giả trước những số phận đau khổ, tố cáo xã hội cũng như tìm ra một con đường giải thoát cho nhân vật của mình.

– Trong chuyện người con gái Nam Xương:

  • Tác giả trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ đương thời qua hình ảnh của Vũ Nương “tư dung tốt đẹp, hiếu thảo, …”
  • Thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp “Ở hiền thì gặp lành” (Vũ Nương trở về trong võng lọng, kiệu hoa, bất tử), thể hiện ước mơ giải thoát của nhân dân đương thời
  • Cất lên tiếng nói đòi quyền công bằng cho người phụ nữ xưa, đời quyền được hạnh phúc (Vũ Nương không trở về mà ở dưới cung điện của Linh phi).
  • Lên tiếng tố cáo xã hội, chiến tranh phi nghĩa cướp đi hạnh phúc của con người, khiến gia định vợ chồng phải ly tán, gây ra đau khổ.
  • Thể hiện niềm cảm thông với những số phận oan trái.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề.

Dàn ý 2

I. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ: Là cây bút kỳ tài của văn học cổ Việt Nam, sống ở thế kỉ XVI, trong tình hình xã hội Việt Nam không còn ổn định. Con người, nhất là phụ nữ, phải chịu nhiều đau khổ do chế độ phong kiến bất công gây nên.

– Tác phẩm: “Truyền kì mạn lục” là một tập truyện viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ phản ánh những mặt xấu xa của chế độ phong kiến đương thời một cách có ý thức, qua đó tỏ bày thái độ của tác giả.

– “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng như nhiều truyện trong tập “Truyền kì mạn lục” có giá trị về nhiều mặt, trong đó nổi bật các giá trị hiện thực và nhân đạo cùng với nghệ thuật dựng truyện.

II. Thân bài

1. Giá trị hiện thực

* Sáng tác dựa trên một câu chuyện xảy ra và được lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ muốn mượn chuyện xưa để nói chuyện nay (thế kỉ XVI, thời Nguyễn Dữ sống).

* Chiến tranh, loạn lạc gây ra đau khổ cho con người: Trương Sinh ra lính, phải xa cách mẹ già, vợ trẻ.

– Buổi chia ly thật ngậm ngùi xót xa:

  • Bà mẹ dặn con: “… nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy”.
  • Người vợ tiễn chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

– Trách nhiệm gánh vác gia đình: Xa con, bà mẹ nhớ con sinh ra ốm. Người vợ trẻ Vũ Thị Thiết vừa nuôi con thơ, vừa tận tình thuốc thang chạy chữa cho mẹ chồng. Nhưng không cứu nổi, mẹ chồng mất, nàng một mình lại lo liệu việc ma chay.

* Lễ giáo phong kiến bất công: Người đàn ông được quyền hành hạ, ruồng rẫy người phụ nữ, dẫn đến cái chết đầy oan khuất của người vợ chung thủy, hiếu nghĩa.

2. Giá trị nhân đạo

Truyện đã xây dựng nên hình tượng Vũ Nương, một hình tượng phụ nữ đẹp với những đức tính đáng quý:

* Đảm đang: Khi chồng ra lính, Vũ Nương đã một mình: nuôi dạy con thơ, nuôi dưỡng mẹ chồng, thuốc thang khi ốm đau, lo liệu ma chay khi mẹ chồng mất.

* Hiếu nghĩa:

– Với mẹ chồng, Vũ Nương giữ tròn chữ hiếu của người con đối với cha mẹ, thay chồng nuôi mẹ chồng, coi mẹ chồng như mẹ đẻ của mình.

– Với chồng, Vũ Nương trước sau vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:

  • Biết chồng vốn tính đa nghi, “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”.
  • Khi xa chồng, nàng không để xảy ra điều tai tiếng gì.
  • Khi bị nghi oan, không thể giãi bày được, nàng lấy cái chết để chứng thực nghĩa tình của mình.
  • Sau khi tự vẫn, được “cứu sống” (“sống” ở thủy cung), tuy cuộc sống thanh thản, sung sướng, nàng vẫn nhớ đến chồng, mong được chồng biết đến nỗi oan và giải oan cho mình.

* Trong trắng, thủy chung: Trong suốt những năm Trương Sinh đi lính, ở nhà vừa phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ và chờ chồng trở về.

3. Giá trị nghệ thuật

– Cách xây dựng tình tiết, thắt nút, gỡ nút đẩy bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó:

  • Thắt nút bằng yếu tố bất ngờ: Một câu nói ngây thơ nghe như thật của một trẻ thơ mà gây nên bão táp trong cuộc đời vợ chồng Trương Sinh, Vũ Nương: chồng nghi kị vợ, hạnh phúc gia đình tan vỡ và cuối cùng là cái chết bi thảm của người vợ trong trắng.
  • Gỡ nút cũng bằng yếu tố bất ngờ: Bấy nhiêu bão tố, bi kịch, oan khiên bỗng được làm sáng tỏ cũng bằng một câu nói ngây thơ của một trẻ thơ (“Cha Đản lại đến kia kìa!”), hay nói cho đúng hơn là lời nói đùa của người mẹ với con khi vắng chồng.

III. Kết bài

– “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị sâu sắc: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

– Vũ Nương là một hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong văn chương Việt Nam.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống ở thời Lê – Mạc, đã từng đỗ kì thi hương và ra làm quan. Thế nhưng, sau khi nhìn rõ bộ mặt thật của chính quyền phong kiến, bất mãn với thời cuộc, ông liền cáo quan về ở ẩn ở vùng núi xứ Thanh. Là một người đọc sách thánh hiền, ông luôn trăn trở về một xã hội lí tưởng. Đó là nơi con người được sống trong nền đức trị, trong sự công bằng và tình yêu thương. Tư tưởng này được thể hiện thông qua tập “Truyền kì mạn lục”. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thiên truyện thứ mười sáu – “Chuyện người con gái Nam Xương” sẽ cho ta thấy rõ được quan điểm của ông về xã hội đương thời.

“Chuyện người con gái Nam Xương” có nguyên gốc từ câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương”. Tác phẩm kể về nhân vật chính Vũ Nương. Nàng là người xinh đẹp, hiền thục, chu đáo, chung thủy chờ chồng đi lính trở về. Thế nhưng sau đó, nàng lại bị chồng nghi ngờ là thất tiết. Quá đau đớn và thất vọng, Vũ Nương bèn tự tử ở sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Sau đó, Nguyễn Dữ đã đưa thêm các chi tiết kì ảo vào phần sau của truyện: Vũ Nương không chết mà sống dưới thủy cung. Nàng gặp lại người cùng làng là Phan Lang, nhờ anh ta cầm chiếc hoa vàng về cho Trương Sinh, cốt muốn chồng giải oan cho mình. Chồng nàng biết được bèn lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về với “cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông”, nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, chấp nhận lời xin lỗi của chồng, nói lời từ biệt rồi biến mất.

Tác phẩm đã cho ta thấy được hiện thực cuộc sống của xã hội phong kiến. Chiến tranh phi nghĩa diễn ra liên miên khiến cho rất nhiều người phải chết oan “nhân dân trong nước nhiều người sợ hãi phải chạy trốn ra ngoài bể, không may đắm thuyền đều chết đuối cả”. Không những thế, chiến tranh còn chia cắt hạnh phúc đôi lứa, khiến biết bao gia đình tan vỡ. Người phụ nữ phải đưa tiễn chồng con đi lính, chịu nỗi cô đơn, lẻ loi khi còn đang ở độ tuổi xuân xanh. Người ở nhà lo lắng, mong chờ người ra trận được trở về bình an. Điều này cũng đã được thể hiện trong bài thơ “Chinh phụ ngâm”:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Tưởng như những người phụ nữ chung thủy chờ chồng trở về sẽ có được cuộc sống hạnh phúc như họ mong ước nhưng sự thật thì ngược lại. Trương Sinh chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa con mà một mực nghi ngờ Vũ Nương thất tiết. Hắn ta dùng những lời lẽ nặng nề để mắng mỏ nàng, thậm chí còn giở thói vũ phu, đánh đập nàng không thương xót. Hóa ra, đằng sau sự chờ đợi lại là tấm bi kịch khó đoán. Chính là hiện thực xã hội bất công, vô nhân tính đã trao cho đàn ông cái quyền được làm chủ, quyết định số phận của người khác. Còn những người phụ nữ thấp cổ bé họng không có lựa chọn nào khác. Họ hoặc là sống trong tiếng oan muôn đời, bị mọi người phỉ nhổ, hoặc là tự vẫn để bảo toàn thanh danh. Vũ Nương đã chọn vế thứ hai. Nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang, kết thúc một kiếp người đau khổ.

Bất bình trước hiện thực nghiệt ngã đó, tác giả đã sáng tác thêm phần kết ở đằng sau như một cách để an ủi vong linh nàng Vũ Nương. Đoạn kết mới chính là tiếng lòng xót thương, đồng cảm của Nguyễn Dữ dành cho nhân vật. Ông đã giúp nàng được minh oan, đòi lại sự công bằng mà nàng xứng đáng. Từ đó, thể hiện ước mơ về một xã hội mà những người “ở hiền” thì sẽ “gặp lành”. Như Phan Lang giúp đỡ Linh Phi rồi cũng sẽ được Linh Phi báo ân, cứu sống. Hay Vũ Nương hiền lương thục đức rồi cũng sẽ được minh oan. Thế nhưng thay vì trở về trần gian, nàng lại chọn ở lại thủy cung. Đây cũng chính là lời tố cáo đanh thép rằng xã hội phong kiến sẽ chẳng bao giờ có chỗ cho những con người như Vũ Nương. Ở đó, nàng mãi sẽ bị vùi dập, bị hắt hủi, bị đối xử bất công và tàn bạo.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm vô cùng đặc sắc. Ở đó, tác giả đã cho ta thấy bức tranh về xã hội phong kiến thối nát, tàn bạo, bất lương, vô nhân tính. Những thông điệp sâu sắc về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đọng lại trong tác phẩm sẽ luôn khiến người đọc cảm thấy day dứt, nhói lòng khi nghĩ tới.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 1

Trong xã hội cũ, thân phận nữ nhi vẫn luôn ở mức dưới đáy của xã hội. Dù họ có tốt đẹp, có trong sáng đến mấy cũng không có quyền được sống tự do, được hưởng trọn vẹn niềm vui và hạnh phúc. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã bày tỏ những niềm xót xa, đồng cảm với thân phận bọt bèo, nổi trôi của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị nhân đạo và hiện thực mà tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xót thương và đồng cảm.

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn đương thời có tấm lòng thương cảm sâu sắc với những người cùng khổ trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Vì thế, trong những áng văn của ông vẫn luôn nêu rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

Đối với “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng vậy, Nguyễn Dữ đã dựng nên hình ảnh một người thiếu phụ hoàn hảo mang tên Vũ Thị Thiết, thường gọi là Vũ Nương. Nàng vừa đẹp người lại đẹp nết. Trái tim nàng cũng khao khát một cuộc sống bình yên và hạnh phúc nhưng sự éo le và khổ hạnh vẫn luôn ập đến khi nàng sống dưới chế độ xã hội phong kiến đầy bất công. Số phận hẩm hiu và những ngang trái trong cuộc đời người thiếu phụ trẻ cũng là số phận chung của bao người phụ nữ đương thời trong xã hội ấy. Xây dựng nên nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã cho nàng hội tụ đầy đủ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công – dung – ngôn – hạnh. Và rồi, Vũ Nương cũng bước vào cuộc sống làm vợ, làm dâu. Vốn tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, nên dù Trương Sinh – chồng nàng có đa nghi đến mấy cũng không bao giờ nàng để gia đình phải thất hòa. Không những thế, khoảng thời gian Trương Sinh đi lính đánh giặc, Vũ Nương một mình ở nhà vừa chăm con nhỏ vừa đỡ đần mẹ chồng già yếu bệnh tật. Nàng vừa là mẹ mà cũng là cha, vừa là con dâu mà cũng là con trai an ủi mẹ già không khác gì mẹ ruột của mình. Khi bà ốm, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang, cúng bái cầu xin thần phật nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lại hết lời thương xót, làm ma chay chu đáo cho mẹ.

Vũ Nương đã tận tụy hi sinh cả tuổi xuân đang phơi phới của mình cho chồng cho con nhưng những gì nàng nhận lại được hoàn toàn trái ngược lại với lẽ tự nhiên. Bởi lẽ ra nàng sẽ hạnh phúc vô cùng khi chồng bình yên từ chiến trận trở về. Nhưng tai họa đã ập đến. Trương Sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Chàng đánh đuổi vợ ra khỏi nhà, một mực không cho nàng giải thích, có giải thích chàng cũng không nghe. Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm, lại sống trong xã hội phong kiến với chế độ nam quyền, nàng không thể nào minh chứng cho sự trong sạch của mình được. Bất đắc dĩ, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết. Tấm lòng thủy chung son sắt, một người con dâu hiếu thảo, một người vợ chung thủy nay đã bị chính người chồng của mình, người mà ngày đêm nàng mong nhớ, sỉ nhục nàng, làm tổn thương sâu sắc đến nàng. Không gì tủi hổ hơn khi người mà mình đã hết lòng thương yêu và nhung nhớ nay cầm con dao cứa thẳng vào trái tim mình. Nàng ôm đau thương và ai oán đến bến Hoàng Giang gieo mình tự vẫn. Có lẽ chỉ có cái chết mới minh chứng được sự trong sạch của nàng.

Cái chết của Vũ Nương đã một lần nữa nói lên một cách chân thực về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ luôn khát khao hạnh phúc, khát khao một tổ ấm gia đình nhưng khi sóng gió ập đến, họ không thể nào được làm chủ cuộc đời mình. Lúc ấy, chỉ có cái chết mới có thể giải thoát được họ khỏi những đau thương. Qua đó, Nguyễn Dữ đã gián tiếp tái hiện lại sự bất công của xã hội cũ đã đẩy người phụ nữ vào cái chết, chết oan ức, chết bi thương.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 31/CT-TTg Về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng

Nhưng sau đó, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm những tình tiết ly kỳ khiến câu chuyện vừa hấp dẫn vừa mang kết thúc có hậu và thỏa đáng, khiến người đọc cũng cảm thấy được an lòng. Đây cũng chính là niềm đồng cảm và sự xót thương của tác giả với những thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Sau khi chết, Vũ Nương đã được các nàng tiên cứu giúp vì bản tính đức hạnh và phẩm giá cao quý của nàng. Chính cái chết đã giúp nàng được hồi sinh, được sống lại và thoát khỏi cảnh khổ đau, ai oán của trần gian. Nhưng nỗi oan trong lòng nàng vẫn chưa nguôi ngoai nếu không được làm sáng tỏ. Nhân việc Phan Lang lạc vào địa hải, nàng được dịp nhờ Phan chuyển lời đến Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh ban đầu vẫn nghi ngờ nhưng khi Phan đưa chiếc trâm của vợ mình ra chàng đã tin và làm theo ước muốn của nàng. Quả nhiên, Vũ Nương hiện về trên dòng sông, nàng ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lạc rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Hình ảnh này thật đẹp, thật xứng đáng với một con người đức hạnh như Vũ Nương. Và đó cũng chính là những gì mà nàng xứng đáng được nhận. Nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa, nỗi oan được giãi bày, được sáng tỏ, nàng đã yên lòng mà ra đi.

Câu chuyện đã kết thúc nhưng giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm đã khiến người đọc xúc động và nhận ra những ý nghĩa, những quy luật bất biến của cuộc đời: ở hiền gặp lành. Và rồi nhất định chế độ phong kiến cũ cũng sẽ tàn lụi, trả lại cuộc sống tự do và công bằng cho người phụ nữ, cho những con người cùng khổ dưới chế độ nam quyền bất công. Đồng thời, khi xây dựng lên nhân vật Vũ Nương vô cùng hoàn hảo – đẹp cả người lẫn nết, nhà văn đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, qua đó ông muốn gửi đến người phụ nữ thế hệ sau một tấm gương sáng về đạo làm vợ, làm mẹ, làm con dâu hiền thảo, nết na.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 2

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Từ lâu, hình ảnh những người phụ nữ với biết bao nhiêu những phẩm chất tuyệt vời như tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, nhất mực thủy chung với chồng, với con đã đi vào thi ca nhạc họa nuôi một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận. Thế nhưng, trong xã hội phong kiến nam quyền độc đoán với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ đã không thể có tiếng được tiếng nói của riêng mình, họ đã phải chịu rất nhiều những đắng cay, bất công và ngang trái. Thấu hiểu được điều đó, Nguyễn Dữ đã thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ bằng việc viết lên tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Truyện không chỉ góp một tiếng nói tố cáo một xã hội phi nhân đã chà đạp lên số phận đáng thương của người phụ nữ mà còn qua đó ca ngợi khẳng định những vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn và niềm khát khao hướng về mái ấm, hạnh phúc gia đình của họ. Vì thế, câu chuyện rất giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ tiết hạnh, đẹp người lại đẹp nết nhưng số phận bất hạnh: bị chồng nghi oan thất tiết. Do không có cơ hội để minh oan, giãi bày, Vũ Nương đành phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Kết thúc của truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất.

Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” mang đậm giá trị hiện thực sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị hiện thực khi nó phản ánh một cách chân thực những nét bản chất nhất của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế, từ “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã phản ánh chân thực một xã hội phong kiến bất công, gây nhiều khổ đau cho người phụ nữ. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Trương Sinh. Có thể nói, Trương Sinh là con đẻ của xã hội Nam quyền phong kiến. Trong truyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà hào phú đã “xin mẹ trăm lạng vàng cưới vợ” nhưng lại ít học, luôn có tính đa nghi, ghen tuông, bảo thủ, độc đoán thiếu bao dung với cả người vợ của mình… Và đây chính là những bản chất của xã hội phong kiến nam quyền “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” luôn đề cao người đàn ông trong gia đình và xã hội, đã dồn đẩy thân phận người đàn bà vào số phận oan nghiệt. Đồng thời, trong xã hội ấy, chiến tranh phi nghĩa diễn ra liên miên phá tan đi hạnh phúc của biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện, đẩy họ hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”. Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già và người vợ mới cưới. Ở nhà, bà mẹ vì nhớ thương con mà sinh ra bệnh tật rồi mất. Mọi công việc dồn đẩy lên đôi vai nhỏ bé hao gầy của Vũ Nương. Nàng vừa phải một mình nuôi con, vừa chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng cho tới khi mẹ mất. Thân phận nữ nhi giờ đây lại trở thành trụ cột của gia đình. Ba năm bặt vô âm tín, Trương Sinh bỗng trở về trong niềm vui sướng của gia đình. Nhưng vì tin vào lời nói ngây thơ của bé Đản: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít”, Trương Sinh đã một mực cho rằng vợ mình thất tiết. Lễ giáo phong kiến bất công đã dung túng cho người đàn ông, cho họ những quyền hành có thể đối xử tệ bạc với người phụ nữ của mình, không cho người phụ nữ cất lên tiếng nói phân trần, giảng giải nên đã vội vàng kết án Vũ Nương là người không đoan chính. Để rồi nàng đành phải trầm mình dưới nước sông Hoàng Giang lạnh lẽo để rửa sạch mối oan tình. Mặc dù, đến cuối truyện, Vũ Nương đã được trả lại danh dự, nhân phẩm và được bất tử hóa đến muôn đời nhưng Vũ Nương đã phải trả một cái giá quá đắt. Hạnh phúc mãi mãi tuột khỏi tầm tay. Nàng và chồng con không còn có thể đoàn tụ được nữa rồi. Từ nay, âm dương cách biệt, chia lìa đôi ngả. Chồng thì mất vợ, con thì mất mẹ. Cái lý mà Vũ Nương đưa ra khi không thể trở về dương gian được nữa là vì muốn cảm tạ ân đức của Linh Phi cứu giúp. Nhưng, đâu chỉ có vậy, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc rằng: chừng nào xã hội phong kiến còn tồn tại những bất công với người phụ nữ thì chừng đó người phụ nữ không có đất mà dung thân, còn phải tiếp tục phải chịu đọa đầy, thậm chí là phải đánh đổi cả mạng sống của mình nữa.

Không dừng lại ở đó, “Chuyện người con gái Nam Xương” còn mang một giá trị nhân đạo sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo khi tác phẩm đó lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, hắc ám đã chà đạp lên số phận của con người bất hạnh, qua đó nhà văn thể hiện niềm cảm thương, sẻ chia sâu sắc trước những tấn bi kịch mà họ phải trải qua, đồng tình, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người nhân vật và chỉ ra cho họ một con đường giải thoát.

Trước hết, thông qua cuộc đời bất hạnh và chịu nhiều oan khuất của Vũ Nương, nhà văn đã lên án, tố cáo một xã hội phi nhân tính, đẩy người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát, cướp đi của họ quyền hạnh phúc, quyền sống và quyền được công bằng. Có thể nói, dưới cái nhìn của Nguyễn Dữ, Trương Sinh là điển hình của các ác, của bạo chúa gia đình. Vì thế, Nguyễn Dữ càng thể hiện niềm xót thương cho người phụ nữ bao nhiêu thì ông lại càng căm giận, lên án bấy nhiêu sự bất công, ngang trái trong xã hội Nam quyền. Cho nên, trong lời bình ở cuối truyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại lại công bằng cho người phụ nữ bằng những câu văn rất nhẹ nhàng, thấm thía, nghiêm khắc nhắc nhở: “Than ôi! Những việc từa tựa như nhau, thật là khó tỏ mà dễ hoặc. Cho nên quăng thoi đứng dậy, tuy mẹ bậc đại hiền cũng phải phân vân, mất búa đổ ngờ tuy con người láng giềng cũng khó chối cãi, ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng, “trói lại mà giết”, Tào Tháo đến phụ ân nhân, việc Thị Thiết cũng giống như vậy. Nếu không được trời xét tâm thành, nước không làm hại, thì xương hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá ở dưới lòng sông, còn đâu được lại thông tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Làm người đàn ông, tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này”. Đó là những lời bình chân tình, xuất phát từ trái tim thương người bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ của nhà văn Nguyễn Dữ dành cho nhân vật của mình.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ nhà văn đã ngợi ca những vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương. Đó là người phụ nữ bình dân, người phụ nữ của gia đình nhưng đức hạnh. Nàng được giới thiệu là người con gái tính đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Khi mới về nhà chồng, trong cuộc sống hôn nhân gia đình, Vũ Nương luôn cư xử đúng khuôn phép, nhường nhịn rất đúng mực, không bao giờ để cho vợ chồng phải thất hòa. Trong buổi đưa tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò Trương Sinh bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết. Nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình yên”. Nàng chỉ mong muốn có được hạnh phúc. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa đóng vai trò là một nguời mẹ, lại vừa mượn bóng mình ban đêm mà làm người cha. Nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của của một người con dâu hiếu thảo: chăm sóc, thuốc thang, lễ bái, hết lòng khuyên lơn mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng mất, nàng tổ chức ma chay tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Vì thế, bà mẹ chồng đã viện cả trời xanh để chứng minh cho lòng hiếu thảo của cô con dâu: “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.. Nhưng rồi khi chồng đi lính trở về, chỉ nghe lời con trẻ ngây thơ mà đã một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần mong mỏi chồng hiểu thấu lòng mình, tìm cách cứu vãn hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn mà chỉ thấy nay “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được nữa “đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi đau tuyệt vọng. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã phát hiện và khẳng định những đốm sáng nhân văn tốt đẹp bên trong người phụ nữ. Ông thể hiện rõ thái độ bênh vực cho những người phụ nữ xấu số, bất hạnh.

Để thể hiện niềm cảm thông, sự chia sẻ, niềm xót thương với nỗi khổ đau của người phụ nữ đương thời, Nguyễn Dữ đã đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho họ bằng việc sáng tạo ra đoạn truyện dưới thủy cung, vạch ra cho người phụ nữ một con đường giải thoát bi kịch. Sau khi nhảy sông tuẫn tiết, nàng may mắn được Linh Phi – vợ vua biển Nam Hải cứu vớt. Sau đó Vũ Nương lại gặp được Phan Lang dưới thủy cung, nàng nhờ Phan Lang đem về gửi cho Trương Sinh chiếc hoa vàng cài tóc, dặn dò: “nếu còn nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần dưới nước, tôi sẽ trở về”. Trương Sinh lúc này đã biết mình đổ oan cho vợ lại nghe lời Phan Lang kể liền lập đàn tràng ba ngày, ba đêm, Vũ Nương thấp thoáng hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông. Vũ Nương nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh rồi biến mất. Chi tiết này, không chỉ giúp hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách của nhân vật mà còn chứng tỏ Vũ Nương vô tội. Ở thế giới bên kia, nàng được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Tạo nên kết thúc truyện như thế, Nguyễn Dữ đã đáp ứng được ước mơ của con người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.

Bằng nghệ thuật kể truyện độc đáo, xen lẫn giữa hiện thực và kì ảo, giữa tình tiết đời thường với sự sáng tạo của nhà văn, Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương – người đại diện cho bi kịch bất hạnh của người phụ nữ. Thông qua số phận cuộc đời đầy nước mắt của nàng, nhà văn đã mạnh dạn lên án, tố cáo một xã hội bạo tàn, phi nhân, tồn tại với rất nhiều những bất công ngang trái, dồn đẩy người phụ nữ vào đường cùng không lối thoát. Đồng thời qua câu chuyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho những người phụ nữ đương thời, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc giàu tình yêu thương con người của nhà văn Nguyễn Dữ. Mặc dù, truyện đã cách xa chúng ta hàng thế kỉ nhưng những thông điệp, ý nghĩa, giá trị của truyện và hình tượng Vũ Nương mãi mãi còn vang vọng đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 3

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, ông là người tài giỏi, ra làm quan một thời gian, sau đó lui về ở ẩn. Cũng trong chính thời gian này ông bắt đầu sưu tầm truyện dân gian và sáng tác lại. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Dữ thể hiện sự sáng tạo mới mẻ, đặc biệt thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước hết tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc. Tác phẩm phản ánh số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ hết sức bấp bênh, luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông, khi ở nhà thì theo ý cha, lấy chồng theo lệnh chồng và kể cả khi chồng mất cũng phải theo con. Số phận họ bị trói buộc, không có cơ hội tìm hạnh phúc riêng cho mình.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Nàng Vũ Nương trong tác phẩm cũng là một người phụ nữ chịu chung số phận như vậy. Lấy Trương Sinh vốn không phải do nàng chọn lựa, mà bởi cha mẹ quyết định “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đã đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân của nàng cũng là cuộc hôn nhân bất bình đẳng, có sự phân biệt giàu nghèo. Ngay từ những dấu hiệu đầu tiên đã dự báo số phận bất hạnh của Vũ Nương. Và quả thật tất cả những gì xảy ra phía sau đó đã chứng minh cho những tiên báo kia. Chồng đi lính về nghe lời con thơ nghi oan cho vợ, Vũ Nương phải chịu nỗi oan lạ lùng: thất tiết với chồng. Một người đoan trang, chính trực như Vũ Nương bỗng phải nhận nỗi oan như vậy tất yếu nàng sẽ lựa chọn cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cái chết của Vũ Nương là sự phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ để bảo toàn danh dự, nhân phẩm của mình. Đồng thời cái chết của nàng cũng phản ánh số phận bi kịch bị dồn đến bước đường cùng của người phụ nữ.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Toán lớp 5 Năm học 2011 - 2012

Truyện còn phản ánh sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. Như giới thiệu của Nguyễn Dữ, Trương Sinh là kẻ ít học, tính tình lại hay ghen tuông mù quáng. Lấy được Vũ Nương là người vợ thảo hiền, chung thủy nhưng vẫn luôn đề phòng quá mức. Biểu hiện rõ nhất của tính gia trưởng trong Trương Sinh ấy chính là tin lời một đứa trẻ, ruồng rẫy vợ, đẩy vợ đến cái chết. Trương Sinh không hề suy xét, không cho Vũ Nương giải thích, chỉ một mực mắng chửi và nhất quyết đuổi nàng đi. Nếu Trương Sinh có thể bình tĩnh hơn, nghe lời vợ trình bày, nói rõ nguyên do thì có lẽ gia đình đã không xảy ra thảm cảnh như vậy, sẽ không dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Có thể thấy Trương chính là kẻ hồ đồ, độc đoán, gia trưởng, là đại diện tiêu biểu cho xã hội phong kiến Nam quyền.

Ngoài ra, giá trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện trong việc lên án chiến tranh phi nghĩa xảy ra liên miên khiến gia đình phải ly tán. Hai vợ chồng lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải lên đường đi lính. Chính cuộc chiến tranh này khiến mẹ phải xa con, chồng phải xa vợ, con không được hưởng tình yêu thương của bố. Chính chiến tranh phi nghĩa là đầu mối đầu tiên đẩy Vũ Nương và gia đình nàng đến bi kịch sau này. Nếu chiến tranh không xảy ra có lẽ gia đình nàng đã được hưởng cuộc sống yên ấm, hạnh phúc.

Đằng sau bức tranh hiện thực đau lòng về số phận bất hạnh của người phụ nữ, chế độ phong kiến Nam quyền và chiến tranh phong kiến, tác phẩm còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Trước hết tác phẩm đã khám phá, phát hiện và trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ, mà đại diện ở đây là Vũ Nương. Vũ Nương là người con gái hiền dịu, nết na, thủy chung nàng hết sức giữ gìn khuôn phép để gia đình không chịu cảnh bất hòa. Ngày tiễn chồng ra trận điều nàng mong muốn không phải những bổng lộc, chức tước mà chỉ mong chồng mang hai chữ “bình yên trở về”. Ngay cả lúc bị Trương Sinh nghi ngờ, ruồng bỏ Vũ Nương cũng chỉ một mực dùng những lời lẽ tha thiết để hàn gắn tình yêu. Không chỉ vậy, nàng còn là người con dâu hiếu thảo, với mẹ chồng luôn luôn hết lòng chăm sóc, khi mẹ ốm nàng cầu khấn thần phật, dùng những lời lẽ ngọt ngào mong cho mẹ mau chóng khỏi bệnh. Đến khi bà mất nàng lo tang ma chu đáo, chẳng khác gì cha mẹ đẻ. Ngoài ra nàng còn là người giàu lòng vị tha, bị chồng đánh mắng, đuổi đi khiến mình phải tự vẫn nhưng nàng không hề oán trách. Dưới thủy cung vẫn một lòng hướng về dương gian, hướng về hạnh phúc đời thường. Khoảnh khắc gặp lại chồng, Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trương Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trương Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình. Vũ Nương chính là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.

Qua những lời lẽ miêu tả, giọng điệu tha thiết ta thấy được sự cảm thương cho số phận bất hạnh của Vũ Nương. Niềm cảm thương đó được thể hiện rõ nhất ở chi tiết li kì sáng tạo cuối tác phẩm. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống cuộc đời bất tử. Chi tiết này trước hết hoàn chỉnh, đậm tô nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình nghĩa, trọng nhân phẩm và đầy bao dung vị tha. Đồng thời đây cũng là chi tiết giúp khôi phục lại danh dự của nàng.

Ngoài ra tác phẩm cũng là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng. Tước đoạt hạnh phúc đời thường, bình dị của họ. Tước đoạt quyền được sống của con người. Đó là tiếng nói lên án mạnh mẽ nhất, đanh thép nhất thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ đối với con người mà ở đây là người phụ nữ.

Chỉ bằng một câu chuyện ngắn ngủi, những Nguyễn Dữ đã gửi gắm, truyền tải biết bao thông điệp ý nghĩa đến với bạn đọc. Là tiếng nói cảm thương cho số phận người phụ nữ; là sự trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất của họ. Không dừng lại ở đó tác phẩm còn lên án xã hội phong kiến Nam quyền, chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc, thể hiện tấm lòng nhân văn cao cả của tác giả.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 4

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện nổi bật nhất trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Qua tác phẩm này, tác giả đã gửi gắm đến bạn đọc những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa chân thực cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Hay:

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” – số phận của người phụ nữ xưa vô cùng bấp bênh, khổ cực. Họ không được quyền quyết định cuộc đời của bản thân mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Vũ Nương – một cô gái con nhà nghèo được chàng Trương Sinh vốn là con nhà hào phú cảm mến vì tư dung tốt đẹp nên đã xin mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Cuộc hôn nhân không tình yêu theo sự sắp đặt của cha mẹ khiến Vũ Nương không được hưởng ngọt ngào của tình yêu. Dù vậy, nàng vẫn cố gắng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nhưng chiến tranh lại cướp đi niềm khao khát của nàng. Trương Sinh tuy gia đình giàu có nhưng ít học nên phải đi lính. Cuộc chiến tranh loạn lạc đã đẩy gia đình nàng vào cảnh ly biệt. Bản thân Vũ Nương – một người phụ nữ chân yếu tay mềm nay phải gánh vác việc gia đình: chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ. Nàng đã không được hưởng hạnh phúc bình yên, mà còn gánh vác thêm nhiều trách nhiệm. Dành cả tuổi xuân hy sinh cho chồng con, gia đình. Nhưng nàng lại bị Trương Sinh ruồng rẫy, đánh đập. Khi đi lính trở về, Trương Sinh chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi là vợ thất tiết. Lễ giáo phong kiến đã buộc người phụ nữ vào gánh nặng danh tiết. Dù Vũ Nương có giải thích cũng không còn được chồng tin tưởng. Nàng chỉ biết cách chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch. Cái chết của Vũ Nương một lần nữa cho thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Dù khao khát hạnh phúc gia đình, cuộc sống bình yên nhưng khi sóng gió ập đến họ không thể làm chủ cuộc đời mình. Ở đây, chính xã hội phong kiến Nam quyền mà Trương Sinh chính là đại diện điển hình đã đẩy nàng đến cái chết. Hiện thực tàn khốc khiến nàng dù đã được giải oan, nhưng vẫn không muốn quay trở về làm người, đoàn tụ với chồng con. Bởi Nguyễn Dữ hiểu được hiện thực xã hội lúc bấy giờ là vô cùng bất công với người phụ nữ.

Nổi bật hơn vẫn là tinh thần nhân đạo cao cả của tác phẩm. Nguyễn Dữ đã ca ngợi vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương. Nàng mang đầy đủ những nét đẹp truyền thống của một người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh. Mặc dù xuất thân trong một gia đình bình thường “thiếp vốn con nhà khó” nhưng lại xinh đẹp, thùy mị nết na. Đối với chồng hết mực yêu thương, dịu dàng và biết giữ gìn khuôn phép. Đối với mẹ chồng thì hiếu thảo, chăm lo như chính mẹ đẻ của mình. Đối với con luôn chăm sóc ân cần, lo lắng con thiếu thốn tình cảm mà hết lòng bù đắp. Nàng đã sống trọn tình khi làm tròn bổn phận người vợ, người con dâu và người mẹ. Đặc biệt, môt biểu hiện của giá trị nhân văn khi thông qua Vũ Nương nhà văn muốn gửi gắm tiếng nói đồng cảm về khát vọng tình yêu, hôn nhân của người phụ nữ. Vũ Nương luôn hết mực vun vén cho hạnh phúc gia đình. Biết chồng hay ghen, nàng cố gắng giữ gìn khuôn thước để gia đình luôn hòa thuận. Ngày chồng phải lên đường ra nơi trận mạc, Vũ Nương không mong muốn chồng có thể lập được chiến công hiển hách để “mang ấn phong hầu về”. Vì nàng hiểu Trương Sinh bước ra nơi trận mạc là đang đối đầu với cái chết. Nàng chỉ mong chồng có thể bình an trở về, tức chỉ mong có niềm hạnh phúc gia đình sum họp. Ngay cả khi bị chồng hiểu lầm, Vũ Nương vẫn tìm cách hết lời biện bạch với mong muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chỉ đến khi lời giải thích đều vô nghĩa, nàng mới tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình.

Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, Nguyễn Dữ lại càng xót xa cho số phận bất hạnh của họ. Nhà văn đau đớn cho cuộc đời của một con người có đầy đủ những phẩm chất đáng quý, tận tụy vun đắp cho hạnh phúc gia đình nhưng lại chẳng được hưởng hạnh phúc lâu dài. Lấy chồng chẳng được bao lâu vì chiến tranh mà phải xa chồng. Trong suốt những năm tháng chồng đi chinh chiến, nàng ở nhà chờ đợi đằng đẵng nhưng đến khi trở về chưa được hưởng niềm hạnh phúc gia đình đoàn tụ đã chịu cảnh oan khuất. Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng: “Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, cái én lìa đàn…” cũng không khiến người chống động lòng. Một người với tấm lòng thủy chung, trong trắng đã bị vùi dập thật tàn nhẫn, phũ phàng.

Nhưng bằng tấm lòng nhân đạo cao cả của mình, tác giả không để cho con người ấy phải chết oan. Điều đó thể hiện ở đoạn kết của câu chuyện. Nhờ có yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, nhà văn Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình không chết đi. Vũ Nương đã được chư tiên dưới thủy cung thương tình cứu sống. Nàng sống dưới thủy cung, tình cờ gặp gỡ Phan Lang – một người sống cùng làng và kể lại cho Phan nghe toàn bộ câu chuyện. Phan Lang được lời gửi gắm của Vũ Nương sau khi trở về đến gặp Trương Sinh để giải oan cho Vũ Nương. Sau đó, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương hiện về nhưng không thể sống với chồng và con: “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”. Cái kết này cũng chưa hoàn toàn có hậu, bởi hạnh phúc cũng chỉ là ước mơ, Vũ Nương vẫn không thể đoàn tụ với gia đình của nàng, trở về làm người.

Tác phẩm cũng có nhiều thành công về nghệ thuật khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Các tình tiết thắt nút, mở nút gây ra được yếu tố bất ngờ. Ngoài ra, tác giả cũng tạo ra được chi tiết đắt giá là “cái bóng” – chi tiết thắt nút và mở nút của toàn bộ câu chuyện. Thế mới thấy được tài năng của Nguyễn Dữ khi sáng tạo ra một tác phẩm giàu ý nghĩa để gửi gắm tư tưởng của chính minh.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện được những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Truyện là bài học sâu sắc để người đọc thêm thấu hiểu và trân trọng cho người phụ nữ.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 5

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Đó chỉ là một trong hàng trăm những lời ca dao than thân của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người phải chịu đựng rất nhiều bất hạnh, đau thương, phải sống trong một xã hội “trọng nam khinh nữ”. Vậy nên, không ít những tác phẩm thơ và truyện đã ra đời để phản ánh những nỗi khổ cực mà những người phụ nữ hiền hậu đã trải qua trong xã hội phong kiến. Trong số đó phải kể đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đây là một tác phẩm không chỉ hay về nội dung khi phản ánh được số phận đau khổ của người phụ nữ xưa mà còn thể hiện được những giá trị hiện thực và nhân đạo hết sức sâu sắc.

“Chuyện người con gái Nam Xương” được nhà văn Nguyễn Dữ viết lên để nói về một người phụ nữ tên là Vũ Nương. Nàng xinh đẹp, đức hạnh, khát khao hạnh phúc nhưng lại bị chính chồng mình, xã hội, chính lễ giáo phong kiến dồn ép phải rơi vào hoàn cảnh éo le, oan khuất. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh của một Vũ Nương rực rỡ giữa dòng nước thoáng ẩn thoáng hiện nói với chồng mình lời tạ từ rồi biến mất.

Đầu tiên, người ta thấy ở tác phẩm này chứa đựng một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ đức hạnh nhưng lại phải chịu biết bao khổ cực, đắng cay, cuối cùng phải chịu oan khuất mà đi tìm cái chết. Ở đây, truyện đã phản ánh được cái bi kịch của hầu hết những người phụ nữ sống dưới chế độ xã hội phong kiến tàn ác. Vũ Nương vốn chỉ xuất thân con nhà bình dân, nhưng sắc đẹp cùng phẩm hạnh của nàng đã lọt vào mắt xanh của Trương Sinh – con nhà hào phú nhưng không có học thức, lại còn có tính đa nghi, “với vợ phòng ngừa quá sức”. Một người con gái như nàng, đẹp người đẹp nết, đáng ra nàng phải được lựa chọn cho mình một đức lang quân như ý, thế nhưng trong cái xã hội ấy, nàng phải thuận theo cha mẹ, thuận theo lễ giáo mà cưới một người như Trương Sinh.

Tuy vậy nhưng nàng cũng là một người vợ đoan trang, thủy chung hết mực. Ba năm chồng đi lính, nàng ở nhà lo việc nhà, chăm mẹ, chăm con, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”. Nàng đúng là mẫu người phụ nữ phẩm hạnh, đúng với lễ giáo phong kiến xưa.

Không chỉ xinh đẹp, nết na, thùy mị, thủy chung, nàng còn có “tư dung tốt đẹp” bởi khi chồng vắng nhà, một tay nàng quán xuyến việc nhà, chăm lo cho gia đình, cho mẹ chồng. Một người phụ nữ chân yếu tay mềm làm sao đủ sức vừa lo chuyện gia đình vừa có thể quán xuyến được việc nhà cơ chứ? Ấy vậy mà Vũ Nương đã thay chồng lo lắng hết mọi công việc trong nhà, nàng quả là người con gái giỏi giang hết mực. Đến lúc mẹ chồng chết, nàng còn một tay lo liệu ma chay, cúng tế cho mẹ “như đối với cha mẹ đẻ của mình”.

Vũ Nương là hình tượng người con gái đại diện cho lớp phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đều có tài có sắc, xinh đẹp, nết na, thùy mị, thủy chung nhưng lại chịu chung một bi kịch trong số phận của mình. Nếu nàng Kiều phải chịu cảnh tủi nhục, buộc phải bán mình cứu cha, bị xã hội ấy chà đạp hết lần này đến lần khác trong vũng bùn tăm tối thì Vũ Nương còn đau khổ hơn với bi kịch của mình khi nàng bị chính chồng của mình nghi ngờ không giữ trọn tiết.

Trong gia đình, còn gì đau khổ hơn khi người chống “đầu gối tay ấp” nghi ngờ về tiết hạnh của mình? Với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ không tròn tiết hạnh thì thật là một người phụ nữ đáng khinh bỉ. Vậy mà Vũ Nương ở đây đã bị chính chồng mình nghi ngờ mình đã thất tiết. Dù nàng có giải thích, có van xin, “dám bày tỏ để cởi mối nghi ngờ” thì chồng nàng vẫn một mực nghi ngờ người vợ của mình. Điều đó đã đẩy nàng đến tột đỉnh của đau khổ, bởi chồng nàng “lấy chuyện bóng gió này nọ mắng nhiếc này, đánh đuổi đi”, điều này đã khiến nàng phải nhảy sông tự vẫn để bày tỏ nỗi oan khuất của mình.

Phải nói, người phụ nữ trong xã hội xưa, mỗi người lại có cho mình một bi kịch đau khổ riêng. Bi kịch ấy dựng lên bởi xã hội phong kiến, bởi lễ giáo, bởi hệ quả của xã hội đương thời. Giá trị hiện thực của tác phẩm không chỉ được thể hiện ở bi kịch của nàng Vũ Nương xinh đẹp mà còn phản ánh một xã hội phong kiến vô cùng bất công với người phụ nữ.

Tham khảo thêm:   Top 5 Rồng sát thương cao nhất trong EverWing

Một cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy Trương Sinh phải xa nhà, xa vợ, xa đứa con còn chưa chào đời để đến khi trở về, chàng đã tạo nên môi hiểu lầm sâu sắc khiến vợ mình phải chịu hàm oan. Nếu không có cuộc chiến tranh ấy, liệu có chăng cuộc sống của Trương Sinh đã khác và Vũ Nương cũng chẳng phải chịu oan khuất dưới dòng sông Hoàng Giang? Hơn nữa, chiến tranh loạn lạc ấy cũng cướp đi mạng sống của rất nhiều người dân trong nước, khiến họ phải chết đuối trên đường trốn chạy giặc giã “Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước, phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước, nhiều người sợ hãi phải chạy trốn ra ngoài bể, không may đắm thuyền đều chết đuối cả”.

Không chỉ vậy, xã hội phong kiến ấy còn có những lề thói, lễ giáo bó buộc con người, dung túng cho những tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Xưa kia, ông bà ta vẫn thường hay nói rằng: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, tức là có một người con trai mới gọi là có con còn có mười người con gái cũng chỉ như không có mà thôi. Một xã hội với tư tưởng như vậy, liệu chăng những người con gái như Vũ Nương có thể hưởng được hạnh phúc hay không? Ngay cả việc lấy Trương Sinh – một kẻ vũ phu, vô học cũng vô tình làm mất đi hạnh phúc của Vũ Nương. Đúng như lời than thân trách phận của người phụ nữ xưa vẫn hát:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Nếu như xét trong mối quan hệ gia đình, một người đàn ông như Trương Sinh sau ba năm xa nhà, để vợ quán xuyến mọi việc, lo lắng mọi điều, đáng ra chàng ta phải vô cùng cảm ơn người vợ dịu hiền của mình chứ? Vậy mà chỉ với một câu nói vu vơ của một đứa trẻ còn chưa lớn, chàng ta đã vội vàng nghi ngờ vợ của mình mà bỏ ngoài tai hết mọi lời can gián, không chỉ là lời biện bạch của người vợ thủy chung mà còn là lời “bênh vực và biện bạch cho nàng” của xóm làng. Phải nói, sự ghen tuông này của chàng ta xuất phát từ cái tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, là hệ quả của cả một xã hội đương thời với lễ giáo trói buộc người phụ nữ vào “tam tòng tứ đức”. Ở cái xã hội này, người phụ nữ dù làm gì cũng chẳng bảo vệ nổi bản thân mình, luôn là người chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ nhất.

“Chuyện người con gái Nam Xương” đã thể hiện rất rõ ràng giá trị hiện thực. Đó là một xã hội phong kiến bất công, “trọng nam khinh nữ” với nhiều tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, lễ giáo khắt khe với người phụ nữ khiến họ rơi vào nhiều bi kịch, chẳng thể bảo vệ được bản thân mình. Cùng với đó là những cuộc chiến tranh liên miên, kéo dài, gây ra mất mát, đau thương cho nhân dân.

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ không chỉ thể hiện những giá trị hiện thực rất chân thực mà còn phản ánh giá trị nhân đạo rất sâu sắc nữa.

Một tác phẩm chứa giá trị nhân đạo là khi tác phẩm đó biết lên án, tố cáo những thế lực đã đẩy con người ta vào bước đường cùng, chà đạp lên số phận, lên nhân phẩm của họ. Và thông qua những điều đó, nhà văn muốn gửi gắm tới họ niềm cảm thông sâu sắc trước bi kịch số phận mà họ phải chịu đựng, đồng thời ngợi ca những đức tính tốt đẹp của nhân vật và đưa ra một hướng giải thoát cho họ.

Ở tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã thông qua nó mà muốn đề cao cũng như thể hiện niềm trân trọng vô cùng tới vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương, ông muốn ngợi ca những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ: Tuy xuất thân bình dân nhưng nết na, thùy mị, đảm đang, thủy chung, tư dung tốt đẹp. Về nhà chồng thì cư xử đúng mực, “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến bất hòa”. Chồng đi lính, nàng ân cần dặn dò, nói với chàng những lời thắm thiết, thấm đượm nghĩa tình, chỉ mong chồng trở về bình yên, chẳng cần “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm”.

Lúc chồng vắng nhà, lại một tay thu xếp, vun vén việc trong nhà, chăm mẹ chồng, chăm con, lo cho mẹ chồng như cha mẹ đẻ. Mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang. Lo cho bà, rồi “lấy lời ngọt ngào, khôn khéo mà khuyên lơn” bà, mong bà mau hồi lại sức khỏe. Nàng quả là một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì nhà chồng, cho tới tận lúc sắp ra đi, người mẹ chồng vẫn hết mực thương yêu Vũ Nương, cảm ơn nàng: “trời xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Mẹ chồng chết, nàng lại “hết lòng thương xót”, lo lắng việc ma chay cho ba “như đối với cha mẹ đẻ của mình”.

Lúc chồng đi lính về, nghi ngờ nàng thất tiết, nàng hết mực phân trần “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” để giữ lấy hạnh phúc gia đình. Nàng mong chồng hiểu mình để giữ lấy, để hàn gắn hạnh phúc, để giữ gìn cái “thú vui nghi gia”. Đến khi bất lực, không thể cứu vãn, Vũ Nương quyết đem cái chết để minh oan cho sự trong sạch của mình: “Bây giờ bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, …., đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa”. Việc nàng quyết tâm gieo mình xuống sông là một hành động quyết liệt, quyết tâm bảo vệ danh tiết của mình, chứ không chịu để tiếng oan khó rửa. Nguyễn Dữ đã hết mực ngợi ca những phẩm chất của người phụ nữ, để đến giờ này, ông tỏ rõ thái độ bênh vực họ trong từng câu chữ của mình.

Không chỉ vậy, ông còn cất lên tiếng nói để đòi quyền công bằng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông tạo ra việc Vũ Nương được cứu sống bởi Linh Phi – vợ vua biển Nam Hải, cho nàng một cuộc sống bất tử. Đây là sự ưu ái của ông, là con đường mà ông tạo ra để giải thoát những người phụ nữ. Vũ Nương được sống ở cung điện dưới nước, được sống xứng đáng với phẩm giá mà nàng đáng được hưởng. Đến khi gặp Phan Lang, nhờ Phan Lang chuyển cho chồng chiếc trâm vàng với lời dặn: “Nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”. Trương Sinh nghe vậy, lập đàn tràng ba ngày ba đêm ở bến sông, Vũ Nương đã trở về giữa kiệu hoa võng lọng, nhưng chỉ đứng từ xa nói lời cáo biệt rồi biến mất. Nàng không muốn trở về, ở đây nàng sẽ sống ở một thế giới tốt hơn, đẹp hơn, nơi xứng đáng với giá trị của nàng mà không phải một xã hội tàn ác kia nữa. Đây cũng là lời đáp ứng nguyện vọng, mơ ước của nhân dân ta về một thế giới bất tử, nơi cái thiện, cái đẹp sẽ chiến thắng, về một xã hội công bằng, nơi giá trị của người phụ nữ được công nhận, được tôn vinh.

Bằng nghệ thuật kể chuyện độc đáo, đan xen những tình tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã tạo nên một tác phẩm thật thành công. Ông đã khắc họa hình ảnh của một người phụ nữ với tất cả những nét tính cách tốt đẹp nhất nhưng lại phải chịu số phận hẩm hiu, bất hạnh. Đó là hình tượng đại diện cho bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cũng qua hình tượng đó, ông muốn ngợi ca họ, ngợi ca phẩm chất, giá trị của họ đồng thời lên án xã hội phong kiến bất công, cũng như cất tiếng nói đòi quyền công bằng cho những người phụ nữ.

Câu chuyện đã được viết lên từ hàng thế kỉ trước nhưng đối với chúng ta, nó vẫn còn nguyên giá trị như ngày nào. Những thông điệp sâu sắc giàu ý nghĩa về hiện thực xã hội, bất hạnh của con người, niềm thương xót, cảm thông của tác giả đối với những nhân vật trong tác phẩm sẽ luôn vang vọng mãi trong lòng mỗi người đọc chúng ta.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 6

Từ xưa đến nay, rất nhiều các nhà văn, nhà thơ đã hướng ngòi bút sáng tác của mình tới đề tài những người phụ nữ. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng với nội dung bày tỏ nỗi niềm xót xa, thương thay cho thân phận “ba chìm bảy nổi” của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là hai điểm sáng nổi bật trong toàn bộ tác phẩm.

Nguyễn Dữ được đánh giá là “cây bút kí tài của văn học cổ Việt Nam”. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện ngắn với những yếu tố li kì, sáng tạo miêu tả về một bức tranh thu nhỏ của xã hội thế kỉ 16.

Câu chuyện đã tố cáo chiến tranh trong thời phong kiến đã dẫn đến biết bao khổ đau, xót xa cho người dân vô tội. Khi Trương Sinh bị bắt đi lính để lại vợ dại con thơ chốn quê nhà. Trách nhiệm của người làm mẹ, làm cha dồn hết trên đôi vai của người vợ tên Vũ Nương. Chính vì lẽ đó là nguyên nhân dẫn đến những hiểu lầm và gây nên cái chết oan của người vợ bạc mệnh. Một sự thật xót xa nữa chính là bé Đản, khi vừa sinh ra đã không biết mặt cha, không được sự quan tâm, chăm sóc từ người cha thân yêu của mình. Trong tâm tưởng của bé chưa một lần được chạm, được ôm lấy người cha thật sự của mình. Vì thế, bé đã tưởng nhầm cái bóng là cha của mình, vô tình gây nên cái chết của mẹ.

Nhắc tới người mẹ già của Trương Sinh, vì lo lắng, thương nhớ con trai nên sinh ra bệnh tật, đau ốm triền miên. Tới lúc qua đời, đi về với thế giới bên kia, bà cũng chẳng có cơ hội được gặp đứa con trai duy nhất của mình tới một lần. Thế nhưng, nỗi bất hạnh lớn nhất có lẽ là cuộc đời của nàng Vũ Nương. Chưa được đoàn tụ, hưởng hạnh phúc cuộc sống gia đình bao lâu thì đã phải chịu cảnh chia ly, một mình bụng mang dạ chửa lại phải chăm sóc mẹ già. Những năm tháng của tuổi thanh xuân đã phải sống trong cơ cực, nhớ thương. Tất cả những nỗi éo le của những mảnh đời trong câu chuyện đều bắt nguồn từ chiến tranh gây nên. Chiến tranh gây nên sự chia cách, cô độc khi trẻ lớn lên không biết mặt cha, người mẹ già chẳng thể nhìn mặt con trai lần cuối.

Chiến tranh đã gây nên biết bao cảnh đổ máu, cái chết cho biết bao gia đình. Chính xã hội với chế độ nam quyền đã cướp đi người chồng thân yêu của biết bao người phụ nữ. Cũng như bao người phụ nữ khác, Vũ nương còn là nạn nhân của chế độ trọng hình thức, phân cấp giàu nghèo sâu sắc. Chỉ với trăm lạng vàng, người ta đã cưới được một cô vợ “ thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” chứ chẳng phải xuất phát từ tình yêu. Người giàu, họ cho mình cái quyền được chọn lựa, định đoạt số phận của kiếp người phụ nữ. Trong khi đàn ông năm thê bảy thiếp thì người phụ nữ phải chịu cảnh một thân một mình, thủ tiết chờ chồng.

Hơn thế nữa, chính xã hội ấy cho người đàn ông quyền được rẻ rúng, nghi ngờ tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ. Bao nhiêu tháng ngày yêu chồng nhớ nhung, vậy mà khi chồng từ mặt trận trở về, nàng còn chưa hưởng được chút quan tâm, chăm sóc đã vướng vào vòng lao lí, mắng nhiếc. Họ tự cho họ cái quyền vũ phu, đánh đập người phụ nữ mà chẳng cần biết lý do. Có thể nói, Trương Sinh là sản phẩm được sinh ra trong chế độ xã hội mục nát, bạo tàn ấy.

Hiện thực tàn khốc nhất chính là cái chết của Vũ Nương, Khi Trương sinh nghe theo lời con nhỏ mà kết án vợ hư hỏng, đã thất tiết khi mình đi vắng. Vũ nương- một người phụ nữ chân yếu tay mềm chẳng thể phản kháng và chứng minh mình trong sạch. Nàng đã phải tìm đến cái chết để chứng minh cho tấm lòng thủy chung, son sắt của mình. Còn gì tủi hổ, tuyệt vọng hơn khi người mà mình luôn tin tưởng, yêu thương bao lâu nay lại trở nên hắt hủi, quay lưng lại với nàng. Cái chết của nàng một lần nữa nói lên sự thật xót xa về thân phận người phụ nữ. Họ luôn khát khao được chở che, làm chủ hạnh phúc gia đình nhưng những thước đo, luật lệ của xã hội đã đẩy người phụ nữ ấy vào bước đường cùng.

Phía sau những giá trị hiện thực tàn khốc ấy, Nguyễn Dữ đã thêm tình tiết ly kỳ cho câu chuyện, vừa mang kết thúc có hậu và nhân đạo. Sau cái chết của nàng, các vị tiên đã cứu giúp cho nàng hồi sinh vì đức tính và phẩm hạnh cao quý của nàng. Chi tiết ấy là giúp nàng có cơ hội được giải oan, khi Trương Sinh nhận được lời nhắn gửi của Phan Lang Lạc, đã lập đàn giải oan cho mình. Ban đầu, trương sinh còn nghi ngờ nhưng sau khi nhìn thấy chiếc trâm của vợ, đã đồng ý lập đần. Hình ảnh cuối cùng khi Vũ Nương hiện lên trên dòng sông, lúc ẩn lúc hiện. Nàng đã yên lòng rời xa nhân thế, với niềm vui được rửa oan và chứng minh được sự trong sạch của mình.

Câu chuyện đã gửi gắm biết bao tình tiết và bài học về giá trị hiện thực và nhân đạo cho người đọc. “ở hiền thì gặp lành “ hay “ cây ngay không sợ chết đứng” vẫn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nguyễn Dữ cũng đã thay mặt biết bao người, lên tiếng bảo vệ người phụ nữ và phê phán chế độ xã hội thối nát. Quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc là của tất cả mọi người, không phân biệt nam giới nữ quyền.

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo – Mẫu 7

Truyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm đề cập tới số phận đầy bi kịch của người phụ nữ ở dưới chế độ phong kiến,thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là một người phụ nữ sinh ra trong một tầng lớp bình dân thùy mị và nết na, có tư dung tốt đẹp. Không những thế, nàng còn là một người vợ chung thủy,là người con dâu hiếu thảo và là một người mẹ có tình yêu con vô bờ bến. Tất cả những điều đó cho thấy Vũ Nương là nhân vật điển hình đại diện đầy đủ nhất những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đó là công,dung,ngôn,hạnh. Nhưng rồi chỉ vì một lời nói ngây thơ hồn nhiên của đứa con mà Trương Sinh đã nghi ngờ nàng thất tiết, buộc nàng phải chọn con đường cùng để giữ gìn phẩm hạnh cho mình giải oan.

Truyện đã phản ánh một cách rõ nét về người phụ nữ xưa, phản ánh xã hội phong kiến xưa với những bất công, với lí do quan niệm trọng nam khinh nữ. Để cho Trương Sinh chà đạp lên nhân phẩm ấy, xét về mức độ quan hệ gia đình thì đó là sự ghen tuông mù quáng còn xét về mặt xã hội thì sự ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của cả một tính cách, một sản phẩm của xã hội phong kiến đương thời lúc đó. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương đó là do xã hội phong kiến, một xã hội bất công

Qua đó cho chúng ta thấy được truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc. Truyện ngợi ca được vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kiến về cả tính cách lẫn ngoại hình. Tác giả đã bày tỏ niềm thương cảm của mình trước số phận bất hạnh,mà tiêu biểu đó là nhân vật Vũ Nương, không dừng lại ở đây tác giả đã đứng ra lên tiếng tố cáo một xã hội đầy rẫy những bất công với chế độ trọng nam khinh nữ,chế độ gia trưởng mà điển hình đó là Trương Sinh

Không những vậy truyện còn đề cao phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ một lòng vì chồng con, thủy chung hết mực, hiền lành nhưng lại bị nghi oan chỉ vì lời nói của một đứa trẻ thơ chưa biết gì. Tác giả lên tiếng bênh vực cho quyền được sống, được hạnh phúc, được yêu thương của người phụ nữ thời bấy giờ. Nhà văn đã xót thương,có sự đồng cảm sâu sắc cho những nỗi oan ức, nỗi đau và sự cam chịu mà người phụ nữ xưa phải gánh

Truyện đã để lại trong lòng người đọc với sự cảm thông sâu sắc với tài kể chuyện sinh động, chân thật và lối kể chuyện xen lẫn giữa tả thực và yếu tố tả áo. Chính vì thế cho nên Chuyện người con gái Nam Xương mang một giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhằm tố cáo xã hội phong kiến xưa và nỗi bất hạnh của người phụ nữ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương 2 Dàn ý & 8 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *