Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng Những bài văn mẫu lớp 8 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.

Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm những kiến thức hữu ích.

Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Mẫu 1

Quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay.

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Mẫu 2

Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn nhẫn nại chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,… là các con trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Chính việc “những người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn khiến chàng càng thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống thuyền rồng để được nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài Văn quả cam quý và bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi, nhưng chàng vẫn rất thất vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.”.

Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Mẫu 3

Lúc bấy giờ, quân Nguyên tỏ ý mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Chiêu Thành Vương, chú của Hoài Văn đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho chàng theo. Hoài Văn đã một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn nhẫn nại chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,… là các con trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Việc “những người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn khiến chàng càng thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống thuyền rồng để được nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài Văn quả cam quý và bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi, nhưng chàng vẫn rất thất vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay.

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT tỉnh Đăk Lăk năm học 2012 - 2013 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Đăk Lăk

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng Những bài văn mẫu lớp 8 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *