Bạn đang xem bài viết ✅ Mở bài phân tích nhân vật hay nhất Cách viết mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 11 mở bài phân tích nhân vật SIÊU HAY trong bài viết dưới đây là tài liệu cực kì hữu ích, giúp các em học sinh nhanh chóng ghi nhớ được các công thức viết kết bài hay, ấn tượng nhất.

Phân tích nhân vật hay phân tích đặc điểm nhân vật chính là tìm kiếm, phát hiện các chi tiết trong tác phẩm để chỉ ra đặc điểm của nhân vật, từ đó khái quát nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vậy dưới đây là 11 cách mở bài phân tích nhân vật chi tiết hay nhất mời các bạn cùng theo dõi. Các bạn ghi nhớ những mở bài này để khỏi bối rối mỗi khi bắt đầu viết mở bài nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm cách viết mở bài nghị luận xã hội.

TOP 11 Mở bài phân tích nhân vật siêu hay

Cách 1

Nhà văn Tô Hoài đã từng nói rằng: “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của đứa con tinh thần mà nhà văn sáng tạo ra. Ở mỗi tác phẩm văn học, các nhà văn luôn dùng ngòi bút tài năng của mình để thổi hồn vào những nhân vật một cách độc đáo và tinh tế nhất. Và trong tác phẩm….nhà văn/ nhà thơ….đã thực sự thành công khi ghi lại dấu ấn đậm nét của mình trong trái tim đọc giả bằng hình tượng nhân vật…..

Tham khảo thêm:   Bộ thiệp chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn Ảnh chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn

Cách 2

Betông Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Với nhà văn/ nhà thơ….. họ đã thực sự thành công khi thể hiện tiếng lòng, tư tưởng riêng của mình thông qua hình tượng nhân vật……Sự tinh tế, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà thơ/ nhà văn đã góp phần chắp cánh cho tác phẩm vút bay trên bầu trời văn đàn dân tộc.

Cách 3

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó nhưng để nhân vật đó có sức sống lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/ nhà văn … đã là được điều đó. Nhân vật “…” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh một cô … (đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó”

Cách 4

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm …….., nhà văn/nhà thơ ……..đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua hình tượng nhân vật………thật ấn tượng.

Cách 5

Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm…….., nhà văn/nhà thơ ……..đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật…….

Tham khảo thêm:   Đề thi học kỳ II lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng năm 2012 - 2013 môn Tiếng Anh Sở GD-ĐT Phú Yên

Cách 6

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ…….. đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật……..

Cách 7

Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm…..…, nhà văn/nhà thơ đã để nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động qua nhân vật…….

Cách 8

“Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”.

Cách 9

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Đó là một nàng Vũ Nương oan khuất muộn mạng, một nàng Kiều đầy bi kịch, một Chị Dậu tủi hơn, … Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biểu là nhân vật nhà văn/ nhà thơ …

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 61: Ôn tập: Thực vật và động vật Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 124

Cách 10

Không có tình huống ly kỳ, những tình cảnh sách nét, không đi sâu vào những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm … của nhà văn … cứ nhẹ nhàng diễn ra bên từng trang viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẻ của tác giác lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng.

Cách 11

Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó cất lên tiếng nói của con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi thế Nam Cao từng nói: “ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Trăng Sáng). Văn chương là vậy, nó vẫn luôn đẹp một cách đặc biệt nhất. Phải chăng chính vì thế mà các nhà thơ/ nhà văn luôn tạo ra những nét riêng cho mình bằng việc xây dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo chở nặng tâm tư của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật….trong tác phẩm….của nhà thơ/ nhà văn….

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mở bài phân tích nhân vật hay nhất Cách viết mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *