Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp kết bài của bài thơ Qua Đèo Ngang, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.
Mong rằng với 23 mẫu mở bài, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thêm tài liệu hữu ích khi tìm hiểu tác phẩm này.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 1
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 2
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” vừa gợi lên một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó tác phẩm còn mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 3
Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”, ta không chỉ ấn tượng bởi nghệ thuật tài tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển đường thi và chất dân dã của dân tộc, mà còn bị cuốn hút bởi nội dung. Bức tranh phong cảnh đèo Ngang hiu quanh, mênh mông đã thể hiện tâm trạng buồn bã, nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của tác giả.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 4
Đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, chúng ta thêm yêu Tổ quốc với bao phong cảnh tuyệt vời và càng trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 5
Bài thơ “Qua đèo Ngang” mang đến một phong cách mới mẻ về bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mang đậm chất trữ tình của nữ sĩ. Những vần thơ ấy sẽ còn mãi trong tâm trí người đọc, có một người yêu thiên nhiên, yêu đất nước đến vậy.
Kết bài phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 6
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 1
“Qua Đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 2
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó, tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 3
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” với tài năng nghệ thuật tác giả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các từ láy, các phép đối đã làm nên một thi phẩm để đời. Qua đó ta thấy thêm hiểu nỗi lòng của một thi nữ tài năng mà cũng đầy trân trọng và cảm thông với bà.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 4
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng được khắc họa đã để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 5
Như vậy, khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, người đọc dường như cảm nhận được nỗi cô đơn của thi sĩ. Cũng càng thêm đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 6
Tóm lại, bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa chân thực tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trước khung cảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang rộng lớn.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 7
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị trước thử thách của thời gian. Bao người yêu thơ thuộc lòng bài thơ này và khâm phục tài năng của tác giả. Thể thơ Đường luật kiểu cách, sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ giản dị, trong sáng và những hình ảnh dân dã quen thuộc. Đọc bài thơ, chúng ta thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 8
Càng thấm thìa những vần thơ mang nặng tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan, em càng cảm mến tấm lòng nhớ nước thương nhà của bà hơn. “Qua Đèo Ngang” quả là một tác phẩm hay cho phong cách Bà Huyện Thanh Quan.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 9
Với phong cách trang nhã bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương dân nỗi buồn thầm lặng của tác giả. Bài thơ cũng là lời nhắn gửi tâm sự nỗi lòng của tác giả đến người đọc, bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang – Mẫu 10
Như vậy, “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã giúp người đọc không chỉ thấy được vẻ đẹp thiên nhiên nơi Đèo Ngang, mà còn cảm được tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
Kết bài phân tích tâm trạng của tác giả trong bài Qua Đèo Ngang
Kết bài phân tích tâm trạng của tác giả – Mẫu 1
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã làm nổi bật tâm trạng của tác giả. Đó là nỗi lòng lo lắng, cũng như sự nhớ nhung da diết với quê hương, đất nước của nhà thơ.
Kết bài phân tích tâm trạng của tác giả – Mẫu 2
Như vậy, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
Kết bài phân tích tâm trạng của tác giả – Mẫu 3
Qua Đèo Ngang đã khắc họa tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của nhà thơ. Đồng thời, tác phẩm còn giúp người đọc thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Kết bài so sánh “ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà và Qua Đèo Ngang
Kết bài so sánh “ta với ta” – Mẫu 1
Qua phân tích trên, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.
Kết bài so sánh “ta với ta” – Mẫu 2
Chỉ với một cụm từ “ta với ta” nhưng đã khiến cho người đọc thấu hiểu được tâm trạng của hai nhà thơ. “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” quả là những bài thơ độc đáo.
Kết bài so sánh “ta với ta” – Mẫu 3
Như vậy, có thể thấy, chỉ một cụm từ “ta với ta” nhưng ở mỗi bài thơ lại diễn tả được những tâm trạng riêng của hai nhà thơ.
Kết bài so sánh “ta với ta” – Mẫu 4
Như vậy, mỗi bài thơ đều đã diễn tả được những nỗi niềm tâm trạng riêng của các nhà thơ. Cụm từ “ta với ta” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp kết bài của bài thơ Qua Đèo Ngang (23 mẫu) Kết bài Qua Đèo Ngang của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.