Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 7: Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt.

Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt
Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt

Hy vọng với dàn ý và 2 bài văn mẫu, sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu đến lời dạy của Bác Hồ: “Học tập tốt, lao động tốt”.

2. Thân bài

a. Giải thích

– “Học tập”: Tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, ghi nhớ và tích lũy thành kiến thức của bản thân.

– “Lao động”: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

– “Tốt”: đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường.

=> Lời răn dạy học sinh cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để trở thành người có ích cho xã hội.

b. Bình luận

– Lời răn dạy của Bác là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.

– Học sinh cần học tập để chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.

– Học sinh cần lao động để rèn luyện sức khỏe, tính tự lập trong cuộc sống.

– Dẫn chứng: Chăm chỉ học tập, Tự giác dọn dẹp nhà cửa, trường lớp; Tích cực tham gia hoạt động xã hội…

Tham khảo thêm:   Bản cam kết không dạy thêm, học thêm Mẫu cam kết không dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

c. Liên hệ bản thân

Mỗi người cần chăm chỉ học tập, tích cực lao động để trở thành một người có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị lời dạy của Bác Hồ.

Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt – Mẫu 1

Một trong năm điều Bác Hồ dạy học sinh là: “Học tập tốt, lao động tốt”. Đó là một lời răn dạy giàu giá trị.

Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ học sinh cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để tương lai có thể trở thành người có ích cho xã hội.

Có thể khẳng định rằng, lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một đại dương mênh mông. Để có được hiểu biết, chúng ta chỉ có tích cực học tập mới có thể trang bị hành trang vững chắc cho tương lai, hoàn thiện bản thân và gặt hái thành công. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời. Từ khi còn nhỏ, Bác đã kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, mà tích cực học tập. Cho đến khi trưởng thành, trong suốt ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Bác vẫn không ngừng học hỏi để tích lũy một vốn kiến thức phong phú. Bác thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga…

Tham khảo thêm:   Phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH Biểu mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục cấp THCS, THPT

Cùng với học tập tốt, học sinh cần lao động để rèn luyện sức khỏe, tính tự lập trong cuộc sống. Bản thân Bác Hồ cũng là một con người yêu lao động. Bác luôn chủ động làm việc. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều không cần người khác giúp đỡ. Bởi vậy, xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc.

Chúng ta hãy học tập Bác Hồ, tích cực học tập và lao động để trang bị cho bản thân hành trang bước vào tương lai. Biết tự giác trong học tập, lao động sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

Như vậy lời dạy “Học tập tốt, lao động tốt” của Bác đã để lại bài học ý nghĩa và giá trị cho học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung.

Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt – Mẫu 2

Thế hệ trẻ chính là tương lai của một đất nước. Chính bởi vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là “Học tập tốt, lao động tốt”.

Vậy “Học tập tốt, lao động tốt” được hiểu như thế nào? Đầu tiên, hiểu đơn giản “học tập” là hành động tiếp thu những kiến thức được người khác truyền đạt, ghi nhớ và tiếp nhận để tích lũy trở thành kiến thức của bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” muốn nói đến kết đạt được có chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ thế hệ trẻ cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để trang bị cho mình một hành trang vững chắc bước vào tương lai.

Tham khảo thêm:   Quyết định 03/2013/QĐ-UBDT Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan Ủy ban Dân tộc

Học tập là con đường ngắn nhất để bước đến thành công. Chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương về học tập. Trong quá khứ như Cao Bá Quát, Mạc Đĩnh Chi hay ở hiện tại như Nguyễn Ngọc Kí, Đỗ Nhật Nam. Họ đều là những con người có ý thức chăm chỉ học tập, không ngại khó khăn.

Cùng với học tập, thì lao động cũng là cần thiết. Việc lao động giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống. Biết chăm chỉ lao động từ nhỏ, lớn lên sẽ trở thành con người tích cực lao động và cống hiến. Học sinh có thể lao động từ những việc làm đơn giản như dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh trường lớp hay tham gia trồng cây xanh bảo vệ môi trường… Những hành động nhỏ bé nhưng góp phần rèn luyện bản thân.

Đối với bản thân, tôi luôn ý thức được trách nhiệm học tập, lao động của bản thân. Từ đó, tôi luôn cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần tự giác trong học tập bằng cách xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hiệu quả và nghiêm túc thực hiện.

Tóm lại, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học tập tốt, lao động tốt” ngắn gọn, nhưng rất giá trị. Thế hệ trẻ cần tích cực rèn luyện, phát huy để trở thành một công dân có ích cho đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 7: Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *