Bạn đang xem bài viết ✅ Truyện Sự tích cây hoa mai Sự tích cây hoa mai ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu như ở miền Bắc thường trưng hoa đào vào ngày Tết thì ở miền Nam sẽ trưng bằng hoa mai. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho tất cả mọi người câu truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích hoa mai, xin mời các bạn cùng lắng nghe và đọc câu chuyện này.

Sự tích hoa mai

Sự tích hoa mai

Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có hai chị em rất hiền lành, yêu thương tất cả mọi người đặc biệt là với bố mẹ của mình. Người chị một tay lo bếp núc cho cả gia đình và mỗi lần nấu cô lại nhìn lên bàn thờ ông táo. Để ý thấy bàn thờ ông Táo nằm quá gần ngọn lửa và sợ rằng ông Táo sẽ bị nóng nên cô lấy ông Táo xuống và tắm nước lạnh cho ông.

Lúc đó, Táo Quân hiện ra và kể lể với cô: “Ta biết cháu thương ta, nhưng cháu không hiểu gì về ta cả. Là Táo Quân chỉ thích sống ở nơi bếp núc, gần lửa để hứng cái nóng của lửa, lửa càng nóng ta càng cảm thấy vui. Cháu tắm nước lạnh cho ta sẽ làm ta cảm lạnh đấy”. Nói xong, Táo Quân chào cô và biến mất.

Từ đó trở đi, cô bến không còn dám tắm cho Táo Quân nữa, nhưng lâu lâu Táo Quân vẫn hiện lên trò chuyện với cô. Một hôm, muốn tò mò về Táo Quân nên cô gái em hỏi “Ngoài lửa ra, ông thích gì nữa ạ?”

“Có có có! Năm cũ sắp hết, cuối năm ông phải bay về trời để trình báo với Ngọc hoàng về chuyện trần thế một năm qua. Nếu cháu có tâm, cháu có thể cúng cho ông một con cá chép để nó cổng ông bay về trời cho nhanh” – Táo Quân trả lời.

Và sau đó, đến ngày đưa Táo về trời, hai chị em ra sông bắt về một con cá chép lớn và cúng cho ông Táo. Hai chị em nhìn thấy tận mắt Táo Quân cưỡi con cá chép bay về trời.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử Đại học năm 2013 - môn Sinh học (Đề 17) Đề thi môn Sinh số 17

Nói tiếp về chuyện gia đình hai cô gái, người cha là thợ săn đã lâu năm trong nghề. Vì nghề này rất nguy hiểm nên người cha không dám truyền nghề lại cho hai cô con gái. Nhưng cô em rất thích nghề của cha nên một mực muốn cho truyền nghề cho bằng được. Người cha không còn cách nào khác nên cũng phải truyền nghề cho cô em. Cô em tiếp thu rất nhanh và vô cùng nhanh nhẹn, giỏi…Khiến cho người cha cũng vô cùng kinh ngạc.

Hôm đó, là ngày đầu tiên cô em đi săn thú. Cô em quay lại nói với chị và mẹ “Mọi người cứ yên tâm, cha giết thú bằng một nhát đâm. Con giết thú bằng ba nhát đâm cũng xong mà”. Kết quả cô đã giết được một con lợn rừng hung dữ.

Một hôm, trong làng xuất hiện một con quái vật đầu người thân báo. Con quái vật này chỉ ăn thịt người và giết hại rất nhiều người trong lành và là nỗi ám ảnh cho người dân. Nghe tin, hai cha con cùng nhau lên đường đi giết bằng được con yêu quái này.

Chỉ vài ngày, hai cha con đã mang được đầu con quái vật đó về và dân làng mừng rỡ đãi tiệc ăn mừng. Cô em gái lúc đó không quên đặt một con cá chép lên bàn thờ Táo Quân và khấn như sau: “Chúng con xin dâng cho táo một con cá để táo có thể cưỡi đi chơi”. Táo hiện lên và hỏi cô em “Con có sợ con quái vật đó không?”. Cô em gái trả lời “Cháu không sợ, cháu muốn trừ hại cho dân làng”.

Vài năm sau, bỗng có tin ở làng xuất hiện một con yêu quái đầu người mình trăn. Lúc đó, cha cô đã già và không còn sức để đi bắt con quái vật đó nữa. Con quái vật này khỏe như điên, một lúc có thể quật chết vài con bò mộng, ăn một lần nhiều đưa trẻ… Bà con trong làng đến nhờ giúp đỡ từ gia đình cô.

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài 4: Góc ở tâm. Góc nội tiếp Giải Toán 9 Cánh diều tập 1 trang 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117

Người cha quay sang hỏi cô “Con có sợ không? con có dám giúp dân làng không?”

“Dạ, cha mẹ và chị cho phép em đi diệt quái thú ạ” – Cô bé em trả lời.

“Đường đi hiểm trở, con mới người bốn tuổi, mẹ sợ lắm” – Người mẹ đáp.

“Lỡ em có mệnh hệ gì, gia đình phải biết sống sao” – Người chị đáp.

“Mẹ và chị cứ yên tâm à, con tuy nhỏ nhưng con đủ sức tiêu diệt quái” Cô em gái đáp trả.

Trước khi đi, người mẹ chuẩn bị cho cô một cái áo màu vàng, vì màu vàng là màu cô em gái thích. Nếu con giết được quái, trên đường về làng, mặc áo màu vàng này mẹ sẽ dễ nhìn thấy con. Trước khi đi, cô không quên khấn chào Táo Quân.

Vậy là hai cha con bắt đầu lên đường, đi ròng rã hơn một tháng trời thì mới đến nơi con yêu quái. Cuộc giao tranh diễn ra hai ngày liên tục vẫn không phân thắng bại. Người cha dần dần kiệt sức vì tuổi già, thấy thế, cô bé và cha rút lui tìm chỗ ẩn núp.

“Ngày mai, con sẽ ra giao chiến trước, con sẽ dùng con dao đâm và đầu nó và dính đầu nó vào thân cây. Con sẽ dùng một con dao nữa đâm vào đuôi nó dính vào thân cây khác. Lúc đó cha sẽ nhảy ra chém chết nó” – Người con gái nói.

Tin và tài nghệ của con gái, người ta giật đầu đồng ý.

Ngày hôm sau, theo cách đánh ấy, tuy giết được con yêu quái nhưng trước khi nó chết nó đã quẫy mặt làm cái đuôi tuột khỏi con dao dính ngay cây và quấn riết vào cô con gái. Và cô con gái cũng chết theo. Thấy thế, người cha ôm chồm con gái và la lớn. Dân làng cũng theo chân người cha và mang cô gái về chôn cất.

Thấy mẹ và chị khóc hoài, cô em gái thấy thương nên không lỡ rời khỏi cõi trần. Cô biến thành một con chi màu vàng rực rỡ bay về gặp Táo Quân và nói: “Ông ơi, cháu bị quái quấn chết. Thầy mẹ và chị gái cháu khóc hoài, cháu thương lắm. Ông có thể về trời xin ngọc hoàng cho cháu sống lại được không ạ?”

Tham khảo thêm:   Phim Hàn Quốc - Yêu Lại Vợ Ngầu

Táo Quân thấy cô bé là một con người giàu tình cảm, hiếu thảo, tốt bụng nên hứa “Ông sẽ về trời xin cho cháu”. Tối hôm đó, Táo Quân hiện ra trước mặt người mẹ và người chị để chia buồn và cũng hứa là sẽ về trời xin cho người em sống lại.

Khi ông Táo quay trở lại và báo tin rằng “Trời thương cô bé lắm, nhưng cháu chết quá ngày, xin sống lại không được. Trời chỉ có thể cứu cháu sống lại mỗi năm được chín ngày mà thôi”.

Năm đó, đúng 29 tết thì cô được sống lại. Ở ngoài cổng, cô gọi “Mẹ ơi, chị ơi, cha ơi. Con về rồi nè”. Cả gia đình mừng rỡ chạy ra ôm cô bé. Trong khoảng thời gian 9 ngày đó, cô giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Và đến mùng 7 tết cô lại bay về trời. Và cứ như thế, năm nào cũng vậy….

Thời gian trôi đi, người cha, người mẹ, người chị cũng dần rời khỏi trần gian vì tuổi già. Từ đó trở đi, mỗi dịp tết cô không còn về nhà nữa. Cô hóa thành một cây hoa vàng nở bông rực rỡ bên cạnh đền mà bà con trong làng đã lập cho cô. Cây đó, ngày thường thì chỉ có lá xanh, nhưng vào hàng năm từ 29 đến mùng 7 tết lại nở hoa vàng rực. Lúc đó là lúc cô gái về ăn tết với mọi nhà đấy.

Truyền rằng, dần dần người ta gọi cây đó là cây Mai. Mỗi ngày tết, người dân thường mua Mai về chưng trên bàn để có không khí ngày tết. Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, ấm cúng và xua đuổi những cái xui trong năm cũ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Truyện Sự tích cây hoa mai Sự tích cây hoa mai của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *