Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Đánh thức trầu (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Đánh thức trầu, vô cùng hữu ích.

Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Đánh thức trầu
Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Đánh thức trầu

Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu sau đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong Đánh thức trầu – Mẫu 1

Đến với văn bản “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật trữ tình. Nhà thơ đã xây dựng đó là một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Cậu xem trầu như một người bạn cũng có có linh hồn, tình cảm. Đầu tiên là qua cách xưng hô “mày – tao” cho thấy sự mối quan hệ thân thiết, cùng với lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” đầy nhẹ nhàng. Không chỉ vậy, trước khi hái trầu, cậu đã hỏi ý kiến của trầu “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé” cho thấy sự tôn trọng giống như một người bạn. Cuối cùng, cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lý do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Cậu bé trong bài thơ đã khiến tác phẩm trở nên sinh động. Nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.

Tham khảo thêm:   Phiếu xin ý kiến dự thảo hồ sơ dự án Luật nhà giáo Phiếu góp ý dự án Luật nhà giáo

Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong Đánh thức trầu – Mẫu 2

Trong bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã xây dựng nhân vật trữ tình là một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Cậu dành cho giàn trầu của nhà mình một tình cảm trong sáng, hồn nhiên. Cách xưng hô của cậu bé với trầu là “mày – tao” cho thấy sự mối quan hệ thân thiết. Cùng với đó lời gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” cho thấy sự nhẹ nhàng, nâng niu. Không chỉ vậy, trước khi hái, cậu bé còn hỏi ý kiến của trầu: “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé”. Câu hỏi cho thấy sự tôn trọng giống như dành cho một người bạn. Cuối cùng, cậu còn thể hiện mong muốn tốt đẹp cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Từ đó, chúng ta thấy được sự trân trọng, cũng như tình yêu dành cho thiên nhiên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài Đánh thức trầu (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 7: Lesson 2 Soạn Anh 10 i-Learn Smart World trang 59, 60, 61

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *