Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc 2 bài văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc.

Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ
Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ

Hy vọng với 2 bài văn mẫu, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Đề bài: Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang).

  • Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.
  • Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình. 

Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ – Mẫu 1

M. Gorki đã từng viết:

“Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu đương dạ những sầu
Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?”

Có thể thấy, người mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Cũng viết về người mẹ, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của người mẹ.

Trong một chiều đông, người con về thăm mẹ sau nhiều năm xa cách. Khi nhìn thấy những sự vật đã rất quen thuộc, con nhớ đến bóng dáng của mẹ:

Tham khảo thêm:   Các khoản phụ cấp dành cho giáo viên 2023 Phụ cấp giáo viên mới nhất

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh khói bếp đã rất quen thuộc, thường gắn bó với người bà người mẹ. Họ thường xuyên phải lo lắng công việc bếp núc trong gia đình. Người con nhìn căn bếp chưa lên khói, thì hiểu rằng mẹ không có nhà.

Điều đó khiến cho nỗi nhớ mẹ càng sâu sắc. Những đồ vật đã gắn bó với mẹ suốt bao năm tháng hiện ta trước mắt con:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Người mẹ tần tảo sớm hôm, lo lắng cho mọi thứ một cách chu toàn. Mẹ chăm sóc để đợi ngày con trở về thưởng thức. Đó chính là tấm lòng giàu đức hy sinh, cả cuộc đời chỉ biết lo nghĩa cho con của mẹ.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 42 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấu hiểu được những nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Từ đó, chúng ta thêm yêu thương và trân trọng những người mẹ nhiều hơn.

Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ – Mẫu 2

Bài thơ “Những cánh buồm” đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người cha với tình yêu thương sâu sắc dành cho con.

Mở đầu, tác giả đã khắc họa hình ảnh của người cha cùng với đứa con của mình:

“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”

Dưới ánh mặt trời rực rỡ, nước biển trong xanh, người cha đang dắt con đi trên cát. Hình ảnh đối lập nhưng lại thật dễ thương. Bóng cha thì dài lênh khênh, còn bóng con thì tròn chắc nịch. Đó chính là sự khác biệt giữa hai thế hệ, người cha đã trưởng thành, còn đứa con vẫn bé bỏng.

“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới”

Sau trận mưa đêm, cát càng trở nên mịn, còn biển càng xanh hơn. Thiên nhiên trở nên rực rỡ, sức sống hơn. Người cha dắt con đi dưới cát, lắng nghe tiếng bước chân của con mà lòng cảm thấy vui tươi, phơi phới.

Những câu hỏi của đứa con thơ đã khiến cho cha nhớ đến hình ảnh của mình trong quá khứ:

“Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Người cha đã kiên nhẫn giải thích cho con hiểu về thế giới rộng lớn ngoài kia. Có thể thấy được ở đây tình yêu thương sâu sắc của người cha dành cho đứa con của mình.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đi san mặt đất - Chân trời sáng tạo 10 Ngữ văn lớp 10 trang 18 sách Chân trời sáng tạo tập 1

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

Hình ảnh người cha dắt con đi được lặp lại một lần nữa, cho thấy sự gắn bó của hai cha con. Đồng thời, chúng ta có thể cảm nhận được người cha đang cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước như đứa con của mình. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con.

Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Hình ảnh người cha hiện lên trong bài với những tình cảm yêu thương sâu sắc dành cho đứa con của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Cảm nhận về hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc 2 bài văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *