Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về câu nói Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về câu nói Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn mẫu hay. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập, tích lũy thêm vốn từ để ngày càng học tốt môn Văn, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao.

Biết xấu hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu kém và hoàn thiện, phát triển chính mình. Vậy dưới đây là 2 bài văn suy nghĩ về câu nói Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dàn ý biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Suy nghĩ về câu nói: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự hào về bản thân: tự hào, hãnh diện về thành công, kết quả bản thân đã đạt được.

Xấu hổ về bản thân: sự hối lỗi, ăn năn về những lỗi lầm mà bản thân đã gây ra.

→ Ý cả câu: khuyên nhủ con người ta nên lưu tâm nhiều hơn đến những hành động, lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng, coi chúng là bài học hơn là những gì bản thân đã đạt được.

b. Phân tích

• Tự hào: tự hào là cơ sở hình thành sự tự tin cho con người, bên cạnh đó nó còn giúp con người lạc quan hơn, vững bước trên con đường mình đã chọn.

Xấu hổ: cảm giác xấu hổ khi phạm phải sai lầm là khi chúng ta nhận ra được lỗi của mình, từ đó chúng ta có thể khắc phục và sửa chữa lỗi lầm đó. Từ việc nhận ra và sửa chữa lỗi lầm, chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về “tự hào về bản thân” và “xấu hổ về bản thân” để làm dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng

Tự hào hay xấu hổ đều là những điều tốt đẹp mà mỗi con người cần có. Nếu chúng ta đặt sự tự hào và xấu hổ đúng chỗ, chúng ta sẽ đạt được thành quả sống nhiều hơn mong đợi.

Tuy nhiên, con người không nên quá tự hào về bản thân để dẫn đến tự phụ và cũng không nên quá xấu hổ về bản thân để gây ra sự tự ti, ngại ngùng từ đó đánh mất nhiều cơ hội quý báu.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn – Mẫu 1

Con người là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Tạo hóa. Nhưng Tạo hóa chỉ tạo ra hình dáng bên ngoài, còn giá trị của chính mình như thế nào thì tuỳ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta phải biết “tôi luyện” cho những phẩm chất tốt đẹp, biết tự đánh giá mình một cách đúng đắn, biết tự tin và tự trọng mà tự hào và xấu hổ là một biểu hiện của nó. Đó cũng là thước đo khá chính xác phẩm giá của mỗi người. Bởi vậy mà có ý kiến rằng: “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”.

Tham khảo thêm:   Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 2 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Toán lớp 2

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm của tự hào và xấu hổ. Tự hào là cảm giác vui sướng, lấy làm hài lòng, hãnh diện vì cái tốt đẹp mà mình có; thoả mãn với thành công mà mình đạt được. Xấu hồ là tự thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc thua kém so với người khác. Đây là hai tâm lí khá phổ biến, thường thấy ở mỗi người, ở đây, ý kiến này không phủ định một trong hai mà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết xấu hổ với mọi người, đặc biệt là với chính bản thân mình.

Người biết tự hào là người hiểu rõ bản thân, hiểu rõ những sở trường, điểm mạnh của mình. Nhờ vậy mà họ tự tin vào những gì tốt đẹp mà mình có, khiến họ dễ thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Tự hào cũng giúp họ tạo được niềm hưng phấn, động lực mạnh mẽ trong hành động. Khi ta biết tự hào, ta sẽ thêm vững gan bền chí vào cuộc sống, tạo dựng được bệ phóng cho một tương lai tốt đẹp. Ngược lại, nếu tự hào là sự tự tin, tự thoả mãn của bản thân thì xấu hổ lại là điều mà mỗi người tự chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ rồi biết đứng dậy vươn vai, tìm ra lối đi đứng đắn hơn để hướng tới sự thành công trong tương lai.

Người biết xấu hổ là người biết nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa, cố gắng không để lặp lại sai lầm đó nữa. Xấu hổ cũng là biết hổ thẹn khi bản thân mình là một người hèn nhát, kém cỏi so với mọi người. Từ đó, mà họ nỗ lực đến mức tối đa có thể vươn lên, sánh ngang và có khi để vượt qua chúng bạn. Những người như vậy là đã tự ý thức được giá trị, phẩm giá của con người mình, vị trí của bản thân trong xã hội. Họ xấu hổ để rồi cố gắng phấn đấu hơn, không khiến mình bị cô lập, bị lu mờ, quên lãng trong đám đông. Với họ, sống là phải cống hiến, phải “có danh gì với núi sông”. Đây là một thái độ đáng quý của lòng tự trọng, là điều cần thiết đối với mỗi người.

Biết xấu hồ còn là đức tính khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, lương tâm với xã hội, con người. Trái với người tự tin, những người biết xấu hổ để khiêm tốn, là họ chịu nhún mình lùi lại phía sau, chấp nhận vẫn còn thua kém bạn bè, đồng nghiệp. Họ chưa hài lòng về những gì họ đã đạt được. Họ muốn thành quả của họ phải hơn thế nữa và vì vậy những người biết xấu hổ ấy phải cố gắng gấp hàng nghìn lần so với công sức họ đã cố gắng trước đây. Như thế, chẳng phải biết xấu hổ quan trọng hơn tự tin hay sao? Nhà thơ Nguyễn Khuyến, người được mệnh danh là “Tam Nguyên Yên Đổ”, luôn đứng đầu bảng vàng. Nhưng không phải ông thi đâu đậu đấy. Đường như nửa cuộc đời ông đã dành cho việc theo đòi cửa Khổng sân Trình, thi rớt rồi ghi danh thi lại, thi mai thi mai. Hẳn, với tính khí của một nhà nho, ông phải lấy làm xấu hổ khi không được đem tài đức của mình ra mà giúp ích cho đất nước buổi ấy. Có lúc, ông lại cảm thấy “thẹn” với chính cái thân già của mình:

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 13: Hydrocarbon không no Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 84

“Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.”

Hay trong bài “Tự trào”, tiếng cười chế giễu, chua xót càng sâu sắc hơn:

“Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.”

Trong cuộc sống, cũng không có ít tấm gương biết tự xấu hổ với bản thân mình như vậy. Nhưng rồi, sau sự xấu hổ ấy là những thành công liên tiếp nhau. Ví như một cậu học trò ở lớp chuyên Văn nọ, lúc nào cậu cũng bị thầy cô quở trách vì chữ viết quá xấu và lỗi diễn đạt quá kém. Cậu nhận thấy cậu là một trong những học sinh kém nhất lớp. Từ đó, người học sinh ấy bắt đầu thay đổi mình. Gạt bỏ qua tất cả những chuyện vui chơi, tụ tập bạn bè, phim ảnh, cậu quyết tâm phải làm được những gì mà thầy cô mong muốn, hi vọng. Cậu chăm chỉ học và rèn luyện chữ viết miệt mài. Cuối cùng, sau bao nhiêu mồ hôi và công sức đổ xuống cậu đã giành được một tấm vé vào đội tuyển thi Quốc gia của trường. Động lực để cậu làm được điều đó là gì nếu như không biết xấu hổ với chính mình? Và những lời la rầy của thầy cô chính là chất xúc tác hữu hiệu nhất để cậu ấy thu được quả ngọt sau một quá trình vất vả trồng cây? Phải chăng, khi ta biết hổ thẹn mà hành động thì thành công của chúng ta sẽ ngọt ngào hơn rất nhiều?

Đôi khi tự tin quá lại trở thành tự cao, tự đại, đắc chí, chỉ biết ta là nhất. Một số người lại hay xấu hổ đến mức mặc cảm, tự tin, không dám hoà nhập với xã hội, cộng đồng để bộc lộ khả năng của mình. Và tai hại lớn nhất là có những người không biết tự hào cũng chẳng biết tự trọng. Họ vô cảm với mình, với người, với đời. Nguyên nhân là do đâu nếu không phải là vì những con người ấy sống thiếu trách nhiệm, thiếu đi động lực cần thiết giúp họ vươn lên và điều tốt quan trọng là họ đã đánh mất niềm tin vào bản thân. Đối với những người này, cuộc sống thật sự tẻ nhạt. Họ chẳng có gì phải phấn đấu, không có mục tiêu và lí tưởng để mà vươn đến.

Ngày mai của họ là sự lặp lại y nguyên của ngày hôm trước. Và cuối cùng, chán nản cộng với sự tù túng sẽ dẫn họ vào con đường tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng của cộng đồng chung. Con đường đi đến tương lai của những người này chỉ là một màu đen u tối. Đấy là điều mà giới trẻ hiện nay phải tuyệt đối tránh xa.

Có câu nói rằng: “Khi mất của cải là chẳng mất gì. Khi mất sức khoẻ là một vài thứ đã mất đi. Nhưng khi mất ý chí, chẳng còn gì cả”. Vì vậy, tự hào và xấu hổ là hai yếu tố quan trọng để hình thành nên ý chí của mỗi con người. Tự hào đối với bản thân thì quá dễ vì bất cứ ai cũng có cho riêng mình ít nhất một điểm mạnh, một sở trường. Nhưng biết tự cười mình, tự xấu hổ với chính mình khó lắm, đặc biệt là lúc đã ở trên đỉnh cao của sự vinh quang rồi. Tự nhận thấy mình cũng có những khuyết điểm đề khắc phục, cũng có những hạn chế là khó mà biết dũng cảm chấp nhận và sửa chữa, vượt qua giới hạn của bản thân lại càng khó hơn. Câu nói cho ta một bài học thật thấm thía về cách đạt được thành công trong cuộc sống. Ta phải dung hoà nó để trở thành một con người tự tin và tự trọng, tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình bằng cách khẳng định khả năng, đạo đức, vị trí của mình trong xã hội.

Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn – Mẫu 2

Trong hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, bên cạnh việc không ngừng trau dồi tri thức, con người cần rèn luyện rất nhiều đức tính khác nhau. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”. Câu nói đã để lại bài học sâu sắc về việc con người cần có niềm tự hào đối với những điều tốt đẹp của bản thân, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết xấu hổ để nhận thức được những sai lầm, yếu kém.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp phím tắt chơi game Dota 2 hiệu quả

Tự hào và xấu hổ là hai trạng thái tinh thần hoàn toàn trái ngược nhau trong tâm lí con người. “Biết tự hào về bản thân” là việc con người nhận ra những điểm tốt đẹp mà mình đang có và tự tin, hãnh diện về điều này. Còn “xấu hổ” là cảm xúc tự ý thức được sai lầm hay yếu kém của bản thân, thể hiện qua sự ngượng ngùng hay hổ thẹn. Câu nói “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn” đã khái quát mối quan hệ và giữa hai trạng thái cảm xúc tưởng như đối lập của con người: điều cần thiết là biết tự hào, nhưng quan trọng hơn, con người cần biết xấu hổ.

Vậy thì tại sao “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn”? Như chúng ta đã biết, tự hào cũng đồng nghĩa với việc con người nhận ra những điểm mạnh và điều tốt đẹp mà bản thân mình đang có. Điều này sẽ hình thành sự tự tin – một trong những nhân tố quyết định sự thành công của con người. Khi biết tự hào, hay nói cách khác, khi có thái độ tự tin, chúng ta sẽ có được niềm tin và tin tưởng vào những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Từ đó hình thành những trạng thái, cảm xúc tinh thần mang tính tính cực, lạc quan và vận động tối đa mọi năng lực, hiểu biết, sở trường, điểm mạnh để hoàn thành tốt công việc. Như vậy, tự hào sẽ tạo ra động lực tích cực để thúc đẩy con người nỗ lực, cố gắng.

Bên cạnh tự hào thì đối với con người, “biết xấu hổ còn quan trọng hơn”. Bởi khi biết xấu hổ, đồng nghĩa với việc chúng ta đã nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của bản thân, đồng thời tìm ra những định hướng để khắc phục, sửa chữa. Như vậy, biết xấu hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu kém và hoàn thiện, phát triển chính mình. Đồng thời, xấu hổ còn là một trạng thái cảm xúc thể hiện việc con người có lòng tự trọng về phẩm giá, giá trị của bản thân.

Mặc dù tự hào và tự biết xấu hổ là những phẩm chất cần thiết nhưng để phát huy hết tác dụng và ý nghĩa mà chúng đem lại, chúng ta cần phải biết kết hợp hai biểu hiện này. Con người không nên quá tự hào về bản thân mà dẫn đến kiêu căng, tự phụ, đánh giá sai lầm, ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đồng thời, không nên quá tự ti phủ nhận năng lực của chính mình. Khi dung hòa được điều này, đồng nghĩa với việc con người đã có được một hành trang về kĩ năng để sống và phát triển không ngừng.

Như vậy, câu nói “Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn” đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận ra những điểm mạnh của bản thân để phát huy, đồng thời nhận thức về những yếu kém, thiếu sót để sửa chữa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ về câu nói Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *