Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn 200 chữ ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Tài liệu bao gồm 2 đoạn văn nghị luận 200 chữ hay nhất.

Qua 2 đoạn văn nghị luận về hiểu mình và hiểu người giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số đoạn văn khác như: đoạn văn về bản lĩnh, đoạn văn nghị luận về lòng vị tha. Chúc các bạn học tốt.

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người – Mẫu 1

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là quy luật tâm lý hàng đầu, luôn phát huy tác dụng. Biết mình, hiểu tâm lý mình đã đành, mà muốn thành công, chinh phục được nhân tâm, bạn còn cần phải biết người, hiểu người, “đọc” ra được các diễn biến tâm lý nơi người nữa. Hiểu người, để rồi đáp ứng người, thì kết quả là người cũng sẽ đáp ứng mọi điều mình mong muốn. Đức Khổng từng dạy rằng: “Muốn người khác làm điều gì cho mình, trước hết mình hãy làm điều đó cho người khác”. Và đó cũng tương tự như nguyên tắc Bạch Kim trong mối quan hệ: “Hãy đối xử với người khác theo cách người ấy mong muốn”. Muốn làm được điều đó, bạn phải thấu hiểu tâm lý người khác. Muốn thấu hiểu tâm lý người khác, bạn phải biết học cách quan sát và để ý nhiều đến người khác. Vì tâm lý bên trong thường được biểu lộ ra thành những hành vi, cử chỉ bên ngoài. Hãy tập để ý quan tâm đến mọi người bạn gặp gỡ thường ngày trong cuộc sống, trong công việc. Và hãy tập chiều lòng họ. Đó là cách để bạn gây dựng tốt các mối quan hệ, tạo thiện cảm với mọi người, để đến lượt mình, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công đúng như ý mình mong muốn.

Tham khảo thêm:   Toán 9 Luyện tập chung trang 63 Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 63, 64

Đoạn văn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người – Mẫu 2

Binh pháp Tôn Tử dạy “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng”, tức là, “Biết ta biết người trăm trận trăm thắng”. (Biết ta trước, rồi đến biết người). Nhưng trong đời sống tâm linh để “chiến đấu” với cuộc đời thì ta cần phải đổi một tí: “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghĩa là, ta chỉ cần biết ta, là ta thắng cuộc chiến đời. Vì sao? Vì trong cuộc chiến đời, địch thủ của ta là chính ta. Nhưng “biết mình” thì cực kỳ khó. Nếu bạn chưa khổ luyện môn “biết mình” bạn sẽ không bao giờ biết được “biết mình” khó đến mức nào. Thực ra, một chữ “biết mình” là toàn bộ giáo pháp của Phật gia. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại thấy rõ mình (ngũ uẩn) là Không, ngài liền [giác ngộ].” Chỉ cần biết rõ mình là giác ngộ. Thế thì “biết mình” không khó sao được? Thử một tí “biết mình” bên ngoài thôi. Ta có thể đi vòng quanh một người bạn đang đứng và nhìn được hết cơ thể của bạn ấy; nhưng ta chỉ thấy được một tí phía trước cơ thể của chính ta, còn đầu và lưng thì đành chịu. Đó là bên ngoài, về bên trong thì “biết tâm mình” lại càng khó cực kỳ, vì: Khi buồn, mình thấy mọi sự màu xám, vui thì mọi sự màu hồng, giận thì mọi sự màu đỏ, yêu thì mọi sự màu tím, hứng khởi thì mọi sự màu xanh, tuyệt vọng thì mọi sự màu đen, thành kiến gì thì mọi sự có màu thành kiến đó. Chẳng khi nào ta mình nhìn mà không qua một lăng kính màu nào cả. Ngoại trừ… khi tâm ta tĩnh lặng hoàn toàn không buồn, không vui, không giận. Nhưng đạt đến được mức này thì tốn rất nhiều luyện tập gian khổ. Khi mình nhìn chính mình thì mình lại có thêm một lăng kính thứ dữ nữa, gọi là “tôi”. Lăng kính này nhìn quỷ cũng ra thiên thần. Cho nên “tôi” mà nhìn “tôi” thì lúc nào cũng thấy một thiên thần sắc nước hương trời cười mỉm chi dịu dàng tuyệt đẹp, chẳng bút mực nào tả xiết.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 05-CT/TW Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về ý nghĩa việc hiểu mình, hiểu người Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *