Viết đoạn văn về phương pháp học tập hiệu quả gồm 8 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo.
TOP 8 Đoạn văn về phương pháp học tập hiệu quả dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về hạnh phúc, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Đoạn văn về phương pháp học tập hiệu quả – Mẫu 1
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều. Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, hoặc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao? Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Chính vì những vấn đề đã nêu ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẽ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.Vậy mỗi chúng ta hãy hiểu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng. Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.
Viết đoạn văn về phương pháp học tập hiệu quả – Mẫu 2
Đối với mỗi học sinh thì phương pháp học tập là yếu tố quan trọng cần có để có thể đạt được thành tích học tập tốt và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn không chỉ giúp cho học sinh tiết kiệm được một khoảng thời gian cho chính bản thân mình mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc học tập. Phương pháp học tập đầu tiên đó chính là học chủ động, học tranh thủ. Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Sau đó, về nhà khi làm bài tập, luyện tập thì hãy cố gắng làm hết những yêu cầu được thầy cô giao cho. Một số khoảng thời gian rảnh rỗi như ngồi xe buýt hay giờ ra chơi thì học sinh có thể tranh thủ trao đổi kiến thức với các bạn, hoặc xem lại sách vở, chuẩn bị bài mới và đọc lại bài cũ. Phương pháp học tập thứ hai đó chính là tự học. Bên cạnh việc nghe thầy cô giáo giảng bài, việc tự học ở nhà cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tự học sẽ giúp mỗi người có thể chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn nữa. Tự học chính là chìa khóa thành công trong học tập của biết bao những doanh nhân vĩ đại. Tự học, tự đọc, tự mình khám phá chân trời tri thức và trao đổi với mọi người xung quanh. Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?
Viết một đoạn văn chia sẻ cách học bài ở nhà của em – Mẫu 3
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Viết đoạn văn về phương pháp học tập đúng đắn – Mẫu 4
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quá là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập – Mẫu 5
Lê-nin đã từng khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”. Con người dù ở bất cứ độ tuổi, hoàn cảnh nào cũng cần phải tích cực học tập. Nhưng chúng ta cần phải có những phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn. Trước hết, phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống để có thể lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng. Mỗi phương pháp học tập đều sẽ đem lại cho con người một hiệu quả nhất định. Những kiến thức được lĩnh hội ở trên lớp do thầy cô giảng dạy là nền tảng mà mỗi người cần có. Việc học tập kết hợp với thực hành sẽ giúp con người hiểu sâu hơn về vấn đề được tìm hiểu. Tự học giúp rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng sáng tạo. Tổ chức các nhóm học tập sẽ giúp mỗi người rèn luyện được tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm… Chính vì vậy, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp học tập để đạt được hiệu quả cao nhất. “Người không học như ngọc không mài” – mỗi con người cần phải tích cực học tập để hoàn thiện bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
Đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập – Mẫu 6
Trong quá trình học tập, chúng ta có thể có rất nhiều phương pháp học tập, nghiên cứu khác nhau. Khi có được một phương pháp đúng đắn, người học không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn nâng cao hiệu quả học tập. Bên cạnh học tập ở trường học, việc chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung chính khoa học. Thì việc học hỏi thông qua quá trình trao đổi giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học sinh cũng vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần nâng cao tinh thần tự học. Bởi vì khối tri thức của nhân loại giống như một đại dương vô cùng rộng lớn. Việc chủ động tìm tòi, học hỏi sẽ giúp chúng ta nâng cao được hiểu biết, rèn luyện được các kĩ năng cần thiết cho bản thân. Đồng thời, việc tự học cũng giúp cho mỗi người trở nên năng động, sáng tạo hơn khi rèn luyện được lối tư duy của chính mình. Học tập không phải là con đường duy nhất giúp con người đến với thành công. Nhưng học tập lại là con đường ngắn nhất để đạt được điều đó. Chính vì vậy, mỗi người hãy tìm cho mình một phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn, phù hợp.
Đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập – Mẫu 7
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.
Viết đoạn văn về phương pháp học tập hiệu quả – Mẫu 8
Trong học tập chúng ta có rất nhiều phương pháp học hiệu quả. Các bạn biết là những phương pháp nào không? Chép bài của bạn, không làm bài tập chăng? Không, điều đó là sai hoàn toàn. Chúng ta trước hết phải định hình trước mình hợp với loại học tập như thế nào. Tôi muốn các bạn làm được cái đó. Sau đó bạn lập thời khóa biểu. Khi đã biết mình cần học những gì và làm thế nào để tận dụng các nguồn hỗ trợ sẵn có, bạn hãy ngồi xuống và lập lịch học. Dành riêng các khoảng thời gian cho việc học tập và bám sát vào lịch học. Bạn cần suy nghĩ tích cực hết sức có thể khi ngồi xuống học bài. Tâm trạng lo âu sẽ khiến buổi học của bạn kém hiệu quả hơn và bạn khó nhớ được các kiến thức hơn. Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực trong khi học bài và đừng so sánh mình với những người khác và để hiệu quả bạn nên chọn nơi yên tĩnh để học như thư viện phòng riêng…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về phương pháp học tập (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.