Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng sống như hòn đá Viết đoạn văn về hiện tượng xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đoạn văn nghị luận về Đừng sống như hòn đá gồm 2 đoạn văn mẫuđược Wikihoc.com tổng hợp từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước.

Với 2 đoạn văn ngắn viết về Đừng sống như hòn đá giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số đoạn văn khác như: đoạn văn về bản lĩnh, đoạn văn nghị luận về lòng vị tha. Chúc các bạn học tốt.

Đoạn văn nghị luận về Đừng sống như hòn đá – Mẫu 1

Triết gia người Mỹ, Elbert Hubbard đã từng nói: “Cuộc sống chỉ thực sự phong phú khi nó tràn ngập tình yêu và sự cao thượng”. Ý nghĩa của ông muốn gửi gắm qua câu nói chính là thông điệp sâu xa về lòng yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống này. Vậy muốn có được lòng yêu thương, bao dung, vị tha cao thượng thì trước hết chúng ta hãy “đừng sống giống như hòn đá”. Hòn đá chính là ẩn dụ tượng trưng cho lòng vô cảm của con người. Nếu như con người sống nghèo nàn về mặt tâm hồn, chai sạn cảm xúc trước tình yêu thương thì rồi kết cục cũng sẽ trở thành hòn đá kia – trơ trọi một mình, cô đơn giữa đời, tâm hồn sẽ hóa đá. Sống như đá là lối sống vị kỷ, sống chỉ cho riêng bản thân mình, luôn đặt lợi ích tư lên đầu mà không để tâm đến những người xung quanh. Cuộc sống đó không tồn tại tình yêu thương và cũng không thể có được yêu thương, chính vì thế mà nó trở nên vô nghĩa và ảm đạm tối tăm. Sống như hòn đá sẽ đẩy con người vào tình cảnh cô đơn, bị mọi người xung quanh xa lánh không muốn tiếp xúc. Ta cần phải làm thế nào để không sống như một hòn đá? Cần phải tăng cường hành động hành động yêu thương nếu như chính ta muốn được yêu thương, bởi chăng : “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” (Trịnh Công Sơn). Trong cuộc đời này, ta nên hòa mình vào với cộng đồng, biết mở tâm hồn ra để đón nhận tình thương cũng như biết cho đi, vì khi cho đi chính là còn mãi.

Tham khảo thêm:   Thuyết minh về cây đào ngày Tết Dàn ý & 15 bài văn thuyết minh hay nhất

Đoạn văn nghị luận về Đừng sống như hòn đá – Mẫu 2

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không?” Tiếng hát được cất lên nhẹ nhàng, tha thiết bất giác trong tôi lại nhớ đến một lời nhắc nhở từ người cha của mình:  “Đừng sống như hòn đá”. Tôi thường ví cuộc sống là mặt trời còn những tia nắng vàng chính là những tia nắng chứa đầy tình yêu, tình thương và cả sự cao thượng, mỗi chúng ta sẽ được tưới tắm những tia ấm áp ấy và cùng yêu thương nhau. Bởi lẽ, nói như vậy là để thể hiện một điều rằng mỗi cá thể chúng ta được sống với nhau ở một kiếp người thì cần phải biết yêu thương, bao dung, chở che cho nhau. Và để có được một cuộc sống ấy thì trước hết “đừng sống như hòn đá”, hòn đá ở đây chính là thể hiện cho sự vô cảm của con người, là sự thờ ơ, vị kỷ, sống riêng cho mỗi bản thân mình. Những người sống như vậy sẽ mãi chỉ là một người cô độc, tâm hồn chai sạn và cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa. Được sinh ra và tồn tại đã là một niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống nhưng sống sao cho có ý nghĩa thì không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Một cuộc sống ý nghĩa đó là lấy tình thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc. Tình yêu thương xuất phát từ trái tim sẽ tạo nên điều vui sướng cho những người khác và tạo sự an yên trong tâm hồn của chính mình.

Tham khảo thêm:   Phiếu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng 2020 Mẫu di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng sống như hòn đá Viết đoạn văn về hiện tượng xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *