Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự đồng cảm, chia sẻ (2 Mẫu) Nghị luận xã hội về cảm thông và chia sẻ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự đồng cảm, chia sẻ mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý nghị luận về cảm thông và sẻ chia các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo biết cách nắm được các luận điểm luận cứ quan trọng để triển khai bài văn của mình thật hay.

Đồng cảm và chia sẻ là một món quà mà con người trao tặng nhau trong cuộc sống bộn bề khó khăn, chúng ta cần trân trọng những gì mình được nhận và học cách trao đi yêu thương, lan tỏa tình yêu đến cộng đồng. Vậy sau đây là 2 mẫu dàn ý chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi.

Dàn ý nghị luận về đồng cảm và sẻ chia

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ “văn minh” chưa được định hình rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ “tình người”, đã biết đến “nghĩa vụ” của con người đối với con người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người mà sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo.

Đưa ra vấn đề nghị luận:

Cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối, bởi vậy, có hàng triệu trái tim đang cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khô đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Vũ Trụ Có Anh

2. Thân bài

a. Khái quát vấn đề

Đồng cảm và chia sẻ là một lối ứng xử tốt đẹp trong xã hội – nhất là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Hơn bao giờ hết, tình yêu thương là hạt nhân để con người hoàn thiện mình.

b. Giải thích vấn đề

  • Đẳng cảm là có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.
  • Chia sẻ là cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gì mình có (vật chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn, hoàn toàn là tự nguyện.
  • Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.

c. Biểu hiện của vấn đề

Đồng cảm:

  • Hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn hoặc bất hạnh của người khác.
  • Đồng cảm có thể biểu hiện qua hành động, cử chỉ, hoặc có thể chỉ là ánh mắt cảm thông…

Chia sẻ:

  • Biểu hiện qua những hành động giúp đỡ, chia sẻ về vật chất và tinh thần.
  • Một người biết đồng cảm, sẻ chia phải là người có sự cảm thông, thương xót, quan tâm giúp đờ người khác mà không nhằm mục đích cá nhân, vụ lợi. Đó chính là lòng nhân ái, tình yêu thương ở trong mỗi con người.

Đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý giá, là biểu hiện của một tình thương yêu cao đẹp:

  • Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách/ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
  • Tình cảm ấy đã đi nhiều vào văn học dân gian và các sáng tác văn học nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du, ca dao, dân ca…
  • Trong xã hội hiện nay, tình yêu thương vẫn được mọi người kế thừa và tiếp nối: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, Phong trào ủng hộ sách vở cũ, quần áo cho đồng bào lũ lụt, tấm lòng hảo tâm của các nhà doanh nghiệp, các công ti, các cơ quan…

d. Bàn luận vấn đề

Tại sao cần cảm thông và chia sẻ?

  • Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và… không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc.
  • Mỗi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai: trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh (thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da cam…), khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, của bệnh tật quái ác, của cảnh ngộ éo le khác… Họ cần sự giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia của người khác và của cộng động.
Tham khảo thêm:   Quyết định 45/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên Quy định Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ý nghĩa:

  • Sự đồng cảm và sẻ chia giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ trong cuộc sống của họ.
  • Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi, gắn bó hơn…

Phản đề:

Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.

Lưu ý: Chỉ ra tác hại xấu đến cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của xã hội. (Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu).

e. Ý kiến đánh giá

  • Nhà văn Nam Cao từng viết: “Không có tình thương, con người chi là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”.
  • Hiểu được điều đó, chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống.
  • Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình với mọi người.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận:

Đồng cảm và chia sẻ đã và đang là một lối ứng xử tốt đẹp rất cần được gìn giữ.

Suy nghĩ của bản thân:

  • Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính mình.
  • Mở ra hi vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước…

Dàn ý nghị luận về cảm thông và sẻ chia

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và chia sẻ

Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. Chính vì thế mà ta nên biết chia sẻ và thông cảm với những người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Mẫu Bản khai báo hóa chất nguy hiểm của doanh nghiệp

II. Thân bài:

1. Giải thích đồng cảm và chia sẻ:

a. Đồng cảm là gì?

– Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng

– Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

b. Chia sẻ là gì?

– Là san sẻ những gì mình có với người khác

– Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

– Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

– Giữa con người với con người

– Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

– Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

– Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiểu đối với những người gặp khó khăn

– Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ:

– Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

– Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

– Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và chia sẻ

– Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

– Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự đồng cảm, chia sẻ (2 Mẫu) Nghị luận xã hội về cảm thông và chia sẻ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *