Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Quê hương Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 36 sách Cánh diều tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Quê hương, cung cấp kiến thức hữu ích về tác phẩm.

Soạn bài Quê hương
Soạn bài Quê hương

Bạn đọc có thể theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được Wikihoc.com giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Quê hương

1. Chuẩn bị

– Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

– Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.

– Sau 1946, Tế Hanh bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.

– Ông được biết đến với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát tổ quốc được thống nhất.

– Năm 1996, ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

– Một số tác phẩm chính: Tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)…

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 (Tuần 1 - 20)

2. Đọc hiểu

Câu 1. Ai là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

Hướng dẫn giải:

Nhân vật trữ tình “tôi”

Câu 2. Xa quê hương, tác giả nhớ những gì?

Hướng dẫn giải:

Xa cách quê hương, tác giả nhớ màu nước biển, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, cái mùi nồng mặn của làng chài ven biển.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định bố cục của bài thơ Quê hương và nêu nội dung chính của mỗi phần.

Hướng dẫn giải:

  • Phần 1: Hai câu đầu: giới thiệu chung về khung cảnh làng quê.
  • Phần 2. Từ “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” đến “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”: khung cảnh dân chài bơi thuyền ra biển đánh cá.
  • Phần 3.Từ “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ” đến “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”: khung cảnh con thuyền về bến.
  • Phần 4. Bốn câu cuối: nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Câu 2. Nêu cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ. Cảm hứng đó được thể hiện rõ nhất ở câu hoặc đoạn thơ nào trong bài?

Hướng dẫn giải:

  • Cảm hứng: nỗi nhớ, cùng tình yêu quê hương vô cùng tha thiết, sâu đậm.
  • Cảm hứng được thể hiện trong đoạn thơ cuối của bài thơ.

Câu 3.

a. Cảnh những con thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến được tác giả miêu tả như thế nào? Hình ảnh người dân và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật?

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 - 2023

b. Hãy miêu tả lại hình ảnh quê hương trong bài thơ bằng lời văn của em.

Hướng dẫn giải:

a.

– Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

  • Không gian, thời gian: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
  • Con thuyền được so sánh với “con tuấn mã”: thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.
  • Cánh buồm với “mảnh hồn làng”: Biểu hiện cho hồn cốt của người dân vùng biển.

– Cảnh đón thuyền cá về bến:

  • Không khí: tấp nập, náo nhiệt.
  • Hình ảnh người dân chài “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
  • Hình ảnh chiếc thuyền “im bến mỏi trở về năm”: Con thuyền cũng giống như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả.

b. Miêu tả: Làng tôi ở làm nghề chài cá. Mỗi sớm mai, đoàn thuyền lại ra khơi. Con thuyền vượt qua biển khơi. Ngày hôm sau, bến đỗ ồn ào. Thuyền trở về với đầy cá. Chiếc thuyền nghỉ ngơi sau một chuyến đi vất vả. Tôi rất nhớ và yêu quê hương của mình.

Câu 4. Nêu cảm nhận của em về bốn dòng thơ cuối. Từ đó, hãy phát biểu chủ đề và nêu tư tưởng của tác giả.

Câu 5. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Quê hương ? Vì sao? Chỉ ra điểm giống và khác nhau nổi bật nhất giữa bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài mà em biết.

Tham khảo thêm:   Viết những lời yêu thương để gửi đến người có hoàn cảnh khó khăn Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn - Đạo đức 4 KNTT

Câu 6. Bài thơ khơi gợi trong em tình cảm gì đối với nơi em đã sinh ra và lớn lên? (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 dòng).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Quê hương Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 36 sách Cánh diều tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *