Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất bao gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn tham khảo. Từ đó nhanh chóng biết cách viết bài văn nghị luận về vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất hay, đầy đủ các ý.

Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? Vào đại học là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công, thế nhưng nó không phải là con đường duy nhất, chúng ta còn rất nhiều những lựa chọn khác nữa, mặc dù sẽ khiến chúng ta vất vả và phải đi một con đường xa hơn hẳn để bước tới thành công.

Dàn ý Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công

1. Mở Bài

– Với đa số các bạn trẻ đại học là ước mơ, là khát vọng trong suốt những năm tháng cấp ba, ai cũng mong muốn được bước vào cánh cổng xinh đẹp ấy.

– Thế nhưng, có một vấn đề được đặt ra, tại sao mọi người đều ép bản thân mình chen một chân vào cánh cổng đại học? Liệu đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá truyện Con cáo và chùm nho Phân tích đánh giá truyện kể Con cáo và chùm nho

2. Thân Bài

* Khẳng định những lợi ích tốt đẹp khi bước vào cánh cổng đại học:

– Không phủ nhận cánh cổng trường đại học là một lựa chọn rất tốt cho các bạn trẻ, là bệ đỡ giúp chúng ta tiến xa hơn trong tương lai bằng con đường học tập.

– Ước mơ vào đại học là một ước mơ rất đẹp, thể hiện khát vọng của con người về việc vươn đến một chân trời mới mẻ, một môi trường tri thức rộng mở

– Đại học dạy chúng ta nhiều thứ: Kiến thức vô tận, kỹ năng mềm, mở rộng mối quan hệ, môi trường năng động, tính tự lập, tự giác,…

* Đại học là con đường dễ tiếp cận và ngắn nhất dẫn tới thành công:

– Bởi trong xã hội hiện đại, dân trí ngày một nâng cao, đất nước ngày một phát triển, để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ ngày một cao hơn.

– Tri thức trở thành nền tảng cốt yếu để phát triển đất nước, chính vì thế, con người có những lựa chọn đúng đắn để trau dồi tri thức cho bản thân, liên tục nâng cao trình độ thì sẽ dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

* Bước vào cánh cổng đại học cũng không phải là con đường tiến thân duy nhất dành cho giới trẻ:

– Mù quáng chen chân vào đại học rồi mới phát hiện nó không thật sự phù hợp đó là lãng phí thanh xuân, lãng phí tiền bạc.

– Chúng ta có thể lựa chọn cho mình con đường thích hợp khác, như học nghề, tập tành kinh doanh,…

Tham khảo thêm:   Quyết định hủy bỏ Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện Mẫu số 02/HS theo Công văn 160/TANDTC-PC

– Ví dụ về những người thành công mà không cần học đại học: Henry Ford, Steve Jobs, Michael Dell, Bill Gates,…

– Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là chúng ta phải thực sự cố gắng với lựa chọn mình đã đặt ra thì mới có thể thành công được.

3. Kết Bài

– Đại học là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thành công, thế nhưng nó không phải là con đường duy nhất, chúng ta còn rất nhiều những lựa chọn khác nữa, mặc dù sẽ khiến chúng ta vất vả và phải đi một con đường xa hơn hẳn để bước tới thành công.

– Hãy nhớ cánh cổng đại học khép lại, thì chúng ta hãy tự mở cho mình một cánh cổng khác.

Dàn ý Đại học không phải là con đường duy nhất

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: Theo thống kê của bộ Lao động và xã hội, quý 4 năm 2017 cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.

II. Thân bài

1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội

– Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

– Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.

2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất

– Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:   KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 152, 153, 154, 155, 156

– Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.

– Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

– Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.

– Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. (Lấy VD dẫn chứng)

3. Bài học nhận thức

– Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.

– Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.

– Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

III. Kết bài

– Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

– Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận Đại học không phải là con đường duy nhất Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *