Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định 304/2013/QĐ-TTg Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định 304/2013/QĐ-TTg về Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 304/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độ lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ TH

1. Mục tiêu

a) Phấn đấu đến năm 2020 từng bước nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư (Baa3 đối với xếp hạng tín nhiệm của Moody’s hoặc BBB- đối với xếp hạng tín nhiệm của S&P hoặc Fitch).

b) Đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các công ty xếp hạng tín nhiệm phát triển ngày càng thực chất, tin cậy và bền vững hơn.

c) Thông qua việc tiếp xúc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy, tuyên truyn và giới thiệu sâu rộng hơn v tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam cho các nhà đầu tư quốc tế.

2. Yêu cầu

a) Bảo đảm thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống nhm tăng cường uy tín quc gia trên trường quc tế và đáp ứng tt hơn yêu cu phát trin kinh tế – xã hội của đt nước…

b) Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, có hiệu quả phù hợp với khả năng, nguồn lực, pháp luật Việt Nam và thông lệ quc tế khi hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

d) Nâng cao tính chủ động, tích cực, phối hợp đồng bộ và trách nhiệm giải trình của các Bộ, cơ quan, địa phương và các tchức liên quan trong thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

đ) Bảo đảm nguyên tắc minh bạch, đầy đủ, kịp thời, chính xác trong trao đổi, cung cấp thông tin cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đảm bảo thống nhất với các số liệu đã được công bố, công khai và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các nước trong khu vực và các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

Tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; đồng thời bảo đảm thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như sau:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 – 8%/năm trong giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020 GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

Tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có chính sách khuyến khích tăng tích lũy cho đu tư phát trin. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Anh thương em còn non dại

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%-7% vào năm 2015 và được tiếp tục duy trì ở mức hợp lý trong giai đoạn 2016-2020.

Phấn đấu giảm thâm hụt cán cân vãng lai, ổn định cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tiến tới thặng dư; tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập khẩu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đạt mức mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP vào năm 2015 và khoảng 4% GDP trong giai đoạn 2016-2020.

Nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 55% GDP; nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tc duy trì sổn đnh chính tr – xã hi và thể chế

a) Tăng cường sự ổn định chính trị, nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật và duy trì các hoạt động của đất nước trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

b) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và tăng cường cải cách hành chính.

c) Không ngừng thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội nhằm giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các đối tượng, vùng, miền và khu vực địa lý.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; đảm bảo công khai, minh bạch trong các mục tiêu, quyết định chính sách.

đ) Xây dựng chính sách đối ngoại phù hợp, nhất là đối với các quốc gia láng giềng, duy trì và củng cố hòa bình, đồng thời tránh xảy ra các xung đột mang tính khu vực.

2. Bảo đảm n định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế

a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt

Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.

Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả, đồng thời kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức độ hợp lý và hạn chế nợ xấu.

Điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung – cầu ngoại tệ, góp phần khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Thực hiện tốt công tác dự báo, công khai, minh bạch thông tin thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, vàng.

b) Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra hết học kỳ 1 môn Toán lớp 8 có đáp án

Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng phát triển kinh tế “xanh”, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ trả nợ; đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư cho con người, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Rà soát, sắp xếp lại danh mục đầu tư, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tác động lan tỏa cao, tạo ra tiền đề để tái cơ cấu nền kinh tế.

Tập trung nguồn lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; hướng các nguồn lực tài chính nhà nước và thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư cho khoa học, công nghệ và môi trường, ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo, y tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong tng thời kỳ.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo hướng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, công cụ quản lý nợ, hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay; nâng cao tính chủ động trong công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.

c) Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng nhà nước định giá, kiểm soát giá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công ích.

Tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiện chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn.

Xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng, vật tư, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

3. Thực hiện đầy đủ và nhất quán tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

a) Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các đề án tái cơ cấu kinh tế, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng, tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các định chế tài chính, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát trin bn vững.

b) Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung vào hoàn thiện các thể chế của kinh tế thị trường; tiếp tục nâng cao chất lượng các quy hoạch, gắn chiến lược với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đồng bộ và ngành nghề ưu tiên phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, cải thiện, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và phát triển khoa học, công nghệ.

c) Đổi mới đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, kể cả chi đầu tư từ ngân sách nhà nước và ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật thiết yếu; phân định rõ nội dung, phạm vi đầu tư giữa Trung ương và địa phương, tạo cơ chế để các địa phương thu hút nguồn lực cho phát triển phù hợp với quy hoạch, năng lực và tài lực của từng địa phương.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì môn Âm nhạc lớp 9 - Trường THCS Sông Mã, Sơn La (Đề 3) Đề kiểm tra môn Nhạc

d) Khẩn trương thực hiện cải cách toàn diện và sâu sắc hệ thống doanh nghiệp nhà nước; tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chú trọng vào các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước theo hướng giảm slượng, đa dạng hóa sở hữu, thu hút các nhà đầu tư chiến lược mạnh trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích người lao động mua cổ phần tại doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, nâng cao năng lực, hiệu lực quản trị và thực hiện công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

đ) Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của thị trường chứng khoán, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, hiệu quả các thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế niêm yết cổ phiếu, trái phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên thị trường tài chính nhằm tăng cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán; hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm công bố thông tin của các công ty đại chúng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

4. Tăng cường hiệu quả thu thập và cung cấp thông tin

a) Từng bước thiết lập hệ thống thông tin, số liệu cập nhật, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

b) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan trong quá trình thu thập, cung cấp số liệu; tăng cường tính chủ động của các cơ quan quản lý trong việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.

c) Chủ động xây dựng các báo cáo kinh tế – xã hội quốc gia hàng năm, xây dựng báo cáo đánh giá cụ th vnhững vn đthuộc ngành, lĩnh vực gn với nội dung đánh giá tín nhiệm, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, tin tệ, bao gm cả dự trữ ngoại hối.

d) Tăng cường công tác quảng bá, gặp gỡ với các nhà đầu tư theo định kỳ nhằm tăng cường thông tin về Việt Nam cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình huy động vốn trên thị trường, đặc biệt là phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động trang Web (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) để truyền tải thông tin có liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, nâng cao cht lượng, số lượng và tần suất công bố thông tin trên trang Web, đặc biệt đi với các thông tin thống kê đặc thù đối với xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

e) Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nht là các biện pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo ra sự đồng thuận cả ở trong nước và quốc tế.

g) Chú trọng tăng cường tranh thủ các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài có uy tín, có lượng độc giả lớn, đặc biệt là các hãng tin kinh tế quảng bá vViệt Nam nói chung và tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam, các chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định 304/2013/QĐ-TTg Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *