Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Trích – Thân Nhân Trung ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia bao gồm 5 mẫu mở bài trực tiếp và gián tiếp siêu hay. Qua đó các bạn nhanh chóng biết cách viết đoạn mở bài cho các đề văn phân tích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, hay nghị luận về Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một tác phẩm hay, tiêu biểu. Nó không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà tác phẩm ấy đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị khi mà trong xã hội hiện nay giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu. Vậy dưới đây là TOP 5 Mở bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia hay nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Mở bài mẫu 1

Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã nhìn nhận:“Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu” để khẳng định giá trị của những trang nam tử, hảo hán cũng như những người tài trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ xưa tới nay, người ta luôn đề cao vai trò của hiền tài trong bất cứ hoàn cảnh, triều đại nào. Cũng bàn về vấn đề này, trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba , Thân Nhân Trung đã đề bút: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”.

Tham khảo thêm:   Thông báo 4544/TB-LĐTBXH Lịch nghỉ Lễ, Tết năm 2020 của Cán bộ, công chức mới nhất

Mở bài mẫu 2

Thân Nhân Trung là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ, tài năng và là một nhà giáo mẫu mực của thời đại. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một tác phẩm tiêu biểu khẳng định được rõ nét tên tuổi của ông trong lòng độc giả. Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Chính vì thế cần phải bồi dưỡng nhân tài là việc cần làm để cùng xây dựng quốc gia ngày càng thịnh vượng.

Mở bài mẫu 3

Thân Nhân Trung là người học rộng tài cao, có tầm nhìn xa trông rộng. Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ông đã thể hiện rất rõ tầm nhìn của mình thông qua việc thể hiện tư tưởng coi trọng người hiền tài đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Mở bài mẫu 4

Thân Nhân Trung (1418 – 1499) tên chữ là Hậu Phủ, người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, từng là thành viên trong Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập. Là người có tài văn chương nên năm 1484, ông đã được nhà vua tin cậy giao cho soạn thảo “Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba”. Văn bản này giữ vai trò quan trọng như lời “Tựa” chung cho cả 82 tấm bia Tiến sĩ ở nhà bia Văn Miếu, Hà Nội. Bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trích từ bài kí này, trong đó có câu : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1662/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2004 - 2011

Mở bài mẫu 5

Từ thời xưa, dân tộc ta luôn nuôi dưỡng và coi trọng người tài, sự đề cao đó đã được đánh gia cáo bằng cách khắc tên trên bia tại Quốc Tử Giám. Để nói lên tầm quan trọng và vai trò của người tài thì Thân Nhân Trung đã viết nên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để nhấn mạnh điều ấy và còn có mục đích kêu gọi người tài đóng góp cho đất nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Trích – Thân Nhân Trung của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *