Soạn bài Trong nắng chiều sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về câu cầu khiến, nghe viết Cùng vui chơi, trao đổi Em đọc sách báo trang 101, 102, 103 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Trong nắng chiều – Bài 8: Rèn luyện thân thể của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Soạn bài phần Đọc: Trong nắng chiều
Đọc hiểu
Câu 1: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt?
Gợi ý trả lời:
Sân bóng của các bạn nhỏ đặc biệt là: đó là ruộng làng sau khi gặt xong, cỏ sân vàng óng.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi?
Gợi ý trả lời:
Những chi tiết cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi là:
– Mười “tên” chia hai đội
Đen nhẫy tấm lưng trần.
– Trọng tài đứng giữa sân
Bụm tay làm còi thổi
Cuồng nhiệt quên bắt lỗi
Reo ầm: “Sút! Sút đi!”.
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”?
Gợi ý trả lời:
Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê”: Các bạn dùng kĩ thuật đá bóng tốt, đưa bóng vào khung thành.
Câu 4: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào?
Gợi ý trả lời:
Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh là:
Đàn cò sà ngọn tre
Trong ráng chiều rực đỏ
Những chú bò no cỏ
Luyện tập
Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ nói về môn bóng đá.
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ nói về môn bóng đá trong bài thơ là: sân bóng, cọc gôn, trọng tài, sút, bắt lỗi, cú đá xoáy, thủ môn, cầu thủ.
Câu 2: Tìm một câu khiến trong bài thơ.
Một câu khiến trong bài thơ: Reo ầm: “Sút! Sút đi!”
Câu 3: Đặt một câu khiến:
a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân.
b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình.
c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành.
Gợi ý trả lời:
a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân: Cố lên! Sút đi!
b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình: Minh ơi! Chuyền bóng qua đây!
c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành: Nam ơi! Tập trung giữ khung thành đi!
Soạn bài phần Viết: Cùng vui chơi
Câu 1
Nghe – viết: Cùng vui chơi (3 khổ thơ đầu)
Gợi ý trả lời:
Em hoàn thành bài viết vào vở.
Câu 2
Chọn vần phù hợp với ô trống:
a) Vần oăn hay ăn?
c) Vần oeo hay eo?
Gợi ý trả lời:
a) Vần oăn hay ăn?
Băn khoăn
Cái khăn
Ngoằn ngoèo
Ngăn cản
b) Vần oăt hay ăt?
Thắt nút
Thoăn thoắt
Loắt choắt
Chỗ ngoặt
Xanh ngắt
c) Vần oeo hay eo?
Giàu nghèo
Ngoằn ngoèo
Ngoẹo cổ
Khéo léo
Khoeo chân
Câu 3
Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
b) Chữ it hay ich?
Gợi ý trả lời:
a) Chữ ch hay tr?
Bao nhiêu trái hồng đỏ
Treo đèn lồng trên cây
Sớm nay chim đã đến
Mách hồng chín rồi đây.
NGUYỄN VIẾT BÌNH
b) Chữ it hay ich?
Buổi sáng, ở tít trên ngọn tre có con chích chòe hót ríu rít: “Chuých! Tu chuých! Chòe chòe!”. Bài bảo Nụ: Con chích chòe đang nói: “Tôi thích! Tôi thích múa xòe!”.
Theo HẢI HỒ
Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
Câu 1
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao) mà em đã đọc ở nhà.
M:
Không chịu đầu hàng
Năm Glin lên 7, cậu bị bỏng nặng cả hai chân. Các bác sĩ cứu sống được cậu bé. Nhưng họ nói với bố mẹ cậu rằng cậu sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời, không đi lại được nữa.
Nhưng vết thương vừa lành, cậu bé kiên cường đã bắt đầu tập đi trở lại. Mỗi bước đi đều làm cậu đau buốt. Mặt cậu nhăn lại, mồ hôi túa ra như tắm. Nhưng cậu bé không chịu bỏ cuộc.
Dần dần, Glin đã đi được từng bước ngắn. Chẳng bao lâu sau, trước sự kinh ngạc của mọi người, cậu đã đi lại được bình thường. Nhưng Glin vẫn không dừng ở đó. Cậu quyết tâm tập chạy trên đôi chân chằng chịt vết sẹo.
Sau nhiều năm kiên trì tập chạy, Glin đã trở thành vận động viên chạy đường dài. Rồi cậu bé tàn tật ngày nào trở thành nhà vô địch. Năm 1934. Glin lập kỉ lục thế giới chạy 1 dặm hết 4 phút và 6 giây. Ông được vinh danh là một trong những vận động viên tiêu biểu nhất thế kỉ 20 của nước Mỹ.
Theo sách Truyện kể về ý chí và nghị lực
Gợi ý trả lời:
Em dựa vào gợi ý, chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Em dựa vào gợi ý, chủ động hoàn thành bài tập.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Trong nắng chiều (trang 101) Bài 8: Rèn luyện thân thể – Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.