Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du (25 Mẫu) Mở bài Chí khí anh hùng hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mở bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du gồm 25 mẫu hay, được đánh giá cao. Mở bài Chí khí anh hùng hay sẽ giúp các bạn lớp 10 có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Đồng thời còn tạo ấn tượng cho người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu.

Với 25 mở bài bài thơ Chí khí anh hùng hay về còn giúp các em rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài thật hay cho các bài: phân tích bài thơ Chí khí anh hùng, phân tích 12 câu đầu Chí khí anh hùng, cảm nhận nhân vật Từ Hải, phân tích nhân vật Từ Hải, phân tích 14 câu cuối bài Chí khí anh hùng.

Mục Lục Bài Viết

Mở bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du

  • Mở bài 12 câu đầu bài Chí khí anh hùng
  • Mở bài Phân tích bài Chí khí anh hùng 
  • Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng
  • Mở bài cảm nhận nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng
  • Mở bài phân tích 14 câu cuối bài Chí khí anh hùng

Mở bài 12 câu đầu bài Chí khí anh hùng

Mở bài mẫu 1

Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường. Nổi bật lên là 12 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng.

Mở bài mẫu 2

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.

Mở bài mẫu 3

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường. Điều đó được thể hiện rất rõ qua 12 câu thơ đầu.

Tham khảo thêm:   Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động lực học chất điểm 5 chủ đề và bài kiểm tra

Mở bài Phân tích bài Chí khí anh hùng

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 1

Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một người anh hùng với khí phách hiên ngang. Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏi cảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Hai người chung sống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên đã từ biệt Thúy Kiều ra đi. Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 2

Đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 3

Truyện Kiều là một trong những kiệt tác để đời trong nền văn học Việt Nam của Nguyễn Du. Với tài và tâm của mình, Nguyễn du vận dụng sáng tạo ngôn ngữ , nghệ thuật và sự thấu hiểu cảm thông tái hiện cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều và những mối tình nàng trải qua với bao đau khổ. Trong đó có anh hùng Từ Hải được khắc họa qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 4

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến “Truyện Kiều” – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 5

Truyện Kiều là kiệt tác trong sáng tác của Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm làm nên sự hưng thịnh văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Qua Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện sự đồng cảm, xót xa với cuộc đời truân chuyên của nàng Kiều mà còn gửi gắm ước mơ về người anh hùng có thể cứu dân, dẹp loạn thông qua hình tượng Từ Hải. Trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”, nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 6

Tố Hữu đã từng dành những lời ngợi ca sâu sắc nhất cho một nhà đại thi sĩ rằng:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”

Người đó không ai khác chính là Nguyễn Du cùng với kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ trong Truyện Kiều đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Ở đó, ẩn sau số phận cuộc đời mỗi nhân vật đã được nhà đại thi hào của dân tộc chúng ta gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Và trong số những trích đoạn của “Truyện Kiều”, đoạn trích “Chí khí anh hùng” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu nhất với sự phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí , khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng…

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 7

Truyện Kiều được xem là một đỉnh cao chói lọi của truyện thơ Nôm, là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, một kiệt tác của văn học Việt Nam. Đọc tác phẩm ta không thể không xót xa, thương cảm trước một nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, căm phẫn trước những Hoạn Thư ích kỉ, hẹp hòi với lòng ghen tuông ngút trời, Tú Bà độc ác, Mã Giám Sinh giả nhân giả nghĩa; đồng cảm trước một Thúc Sinh dù có chút nhu nhược nhưng là kẻ si tình, trọng tình trọng nghĩa. Và đặc biệt, ta không thể quên được hình ảnh một Từ Hải đầu đội trời, chân đạp đất, một người hùng lí tưởng với những phẩm chất và chiến công phi thường. Đoạn trích Chí Khí anh hùng đã thể hiện rõ nhất cốt cách của người anh hùng này.

Tham khảo thêm:   Công văn 1915/BGDĐT-GDTrH về tinh giảm cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông Tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên, học sinh

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 8

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, ông được mệnh danh là đại thi hào, suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật trong số đó có thể kể đến kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 9

Trong Truyện Kiều, bên cạnh việc bày tỏ tấm lòng đồng cảm, trân trọng với con người tài hoa nhưng phải chịu kiếp bạc mệnh như Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn bộc lộ ước mơ về một hình tượng người anh hùng lý tưởng thắp lên ánh sáng hy vọng được giải phóng giữa thực tế xã hội toàn thối nát. Điều này được thể hiện rất rõ đoạn trích Chí khí anh hùng.

Mở bài Phân tích Chí khí anh hùng – Mẫu 10

Ly biệt là một đề tài quen thuộc trở đi trở lại trong kim cổ Đông- Tây, một trong bốn bi kịch của đời người ấy chính là sinh- ly- từ- biệt. Thế nhưng trong đoạn trích “ Chí khí anh hùng” đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa một cách tài tình cuộc chia ly giữa nàng Kiều và Từ Hải mà không hề có tâm trạng của kẻ đi- người ở, đồng thời làm sáng bừng lên hình ảnh Từ Hải – người anh hùng với ý chí hoài bão lớn lao, với sức mạnh tinh thần và khát vọng làm nên sự nghiệp phi thường. Bốn câu thơ đầu tiên của đoạn trích chính là hình ảnh lúc lên đường của Từ Hải.

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu 1

Trên diễn đàn văn học Việt Nam, Thúy Kiều xuất hiện trong trang thơ của đại thi hào Nguyễn Du với số phận “hồng nhan bạc mệnh” qua mười lăm năm lưu lạc. Nhưng trong quãng đường đầy rẫy oan khổ đó, có những lúc nàng Kiều được tận hưởng những niềm hạnh phúc về lứa đôi, về gia đình. Đó chính là thời điểm nàng gặp gỡ Từ Hải. Vị anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” đó đã đem đến cho người phụ nữ tài sắc vẹn toàn một danh phận, một vị trí xứng đáng. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật Từ Hải với phẩm chất, chí khí, lí tưởng hiên ngang và mang tầm vóc vũ trụ.

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu 2

Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều – đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu 3

Chí khí anh hùng được trích từ phần thứ hai Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là phần do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong nguyên tác chữ Hán. Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu 4

Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Qua đoạn trích Chí khí anh hùng trích từ Truyện Kiều, có thể nhận thấy nhiều nét mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như ý nghĩa của hình tượng nhân vật này.

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Toán năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Hải Phòng Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán 2023

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu  5

Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du là một tuyệt tác thể hiện tên tuổi của Nguyễn Du. Trong đó, tác giả đã vô cùng thành công khi phác họa nhiều nhân vật có sức sống vô cùng mãnh liệt trong lòng người đọc như: Thúy Kiều, Hoạn Thư, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Từ Hải..

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu  6

Đoạn thơ dài 48 câu trích trong Truyện Kiều từ câu 2165 đến câu 2212. Ở đây đã cắt đi 12 câu (2183 – 2194) chỉ còn lại 36 câu. Trốn khỏi tay Hoạn Thư, Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Lần thứ hai Kiều bị đẩy vào chốn thanh lâu. Ít lâu sau Kiều may mắn gặp Từ Hải. “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”, Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ. Đoạn thơ ghi lại cuộc tri ngộ và tình duyên giữa Kiều với Từ Hải đầy màu sắc lãng mạn, ca ngợi Từ Hải, một anh hùng phi thường, một tài tử đa tình và hào hiệp.

Mở bài phân tích nhân vật Từ Hải – Mẫu 7

Nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du người ta hay tập trung vào những đề tài xoay quanh cuộc đời và số phận nàng Kiều hoặc miêu tả nhan sắc Thúy Kiều Thúy Vân, miêu tả Kim Trọng mà ít khi nói đến những nhân vật khác. Trong cuộc đời Kiều ngoài Kim Trọng ra thì cần phải nhắc đến Từ Hải – một người anh hùng chí lớn ở bốn phương. Người đã giúp Kiều trả ân báo oán, cho Kiều có những khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng lại chứa đầy niềm hạnh phúc. Qua đó ta thấy được những vẻ đẹp của Từ Hải trong Truyện Kiều.

Mở bài cảm nhận nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Mở bài cảm nhận nhân vật Từ Hải – Mẫu 1

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, tuy khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc, chợt “động lòng bốn phương”, thế là toàn bộ tâm trí hướng về “trời bể mênh mang”, với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng.

Mở bài cảm nhận nhân vật Từ Hải – Mẫu 2

Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải là ba nhân vật đã gắn bó với số phận và đời sống tình cảm của Thúy Kiều. Mối tình Kim – Kiều là mối tình đầu tuyệt đẹp giữa “Người quốc sắc, kẻ thiên tài” đã nặng tình thề nguyền ”Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Mối tình giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều là quan hệ “Trước còn trăng gió sau ra đá vàng”. Từ Hải với Thúy Kiều đã gắn bó với nhau bằng mối tình tri kỷ giữa “trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Những nhân vật ấy đã được thi hào Nguyễn Du thể hiện một cách tuyệt đẹp, làm cho cảm hứng nhân văn lung linh tỏa sáng trên những trang thơ “Truyện Kiều”.

Mở bài cảm nhận nhân vật Từ Hải – Mẫu 3

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải – một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc họa hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Mở bài phân tích 14 câu cuối bài Chí khí anh hùng

Mở bài phân tích 14 câu cuối – Mẫu 1

Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều ở trong tình trạng vô cùng đau đớn, tuyệt vọng:”Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều một phấn cho rồi ngày xanh”. Từ Hải xuất hiện đột ngột ở lầu xanh và tìm đến Kiều – một người tri kỷ. Với “con mắt xanh” tinh tường, Kiều đã mau chóng nhận ra Từ Hải là một anh hùng ngay từ lúc Từ chưa làm nên sự nghiệp. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ, nhưng tình yêu không thể níu giữ chân Từ Hải. Đang sống êm đềm và hạnh phúc bên người đẹp, Từ Hải đột ngột từ biệt Kiều ra đi lập nghiệp anh hùng.

Mở bài phân tích 14 câu cuối – Mẫu 2

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là đại thi hào, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật nhất có thể kể đến đó chính là đại kiệt tác Truyện Kiều. Đoạn trích Chí khí anh hùng là một trong những đoạn trích khá tiêu biểu, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung cũng như khát vọng làm nên sự nghiệp lớn của người anh hùng Từ Hải.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài Chí khí anh hùng của Nguyễn Du (25 Mẫu) Mở bài Chí khí anh hùng hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *