Bạn đang xem bài viết ✅ Thủ tục báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH Đối với các trường hợp ngừng việc/nghỉ việc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Câu hỏi: Công ty em muốn ngừng HĐLĐ cho 01 nhân viên thì phải làm những thủ tục Bảo hiểm gì? Có ai biết không chỉ giúp em?

Thủ tục báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc

Tên thủ tục

Báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc

Lĩnh vực

Thu BHXH, BHYT và BHTN

Trình tự thực hiện

1. Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây.

2. Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động

Nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây, dữ liệu điện tử (nếu có) tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH.

3. Bước 3: Đối với cơ quan BHXH

– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có) của đơn vị; Kiểm đếm thành phần và số lượng, nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định thì ghi rõ và trả lại. Sau đó chuyển hồ sơ đúng, đủ cho phòng Thu.

– Phòng Thu: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, nhập dữ liệu vào chương trình quản lý thu. Sau đó chuyển hồ sơ đã qua giải quyết cho bộ phận cấp sổ, thẻ.

– Phòng Cấp sổ thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian tham gia BHXH, chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa, riêng dữ liệu điện tử có thể chuyển qua internet….

Thành phần số lượng hồ sơ

1. Đơn vị:

a) Văn bản đề nghị (Mẫu D01b-TS).

b) Hai (02) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).

2. Người lao động:

a) Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

b) Sổ BHXH.

c) Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

Xác nhận sổ BHXH không quá 5 ngày làm việc. Riêng hưu trí không quá 7 ngày

Đối tượng thực hiện

Tổ chức

Cơ quan thực hiện

BHXH quận/huyện

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Sổ BHXH, thẻ BHYT

Lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Không

Cơ sở pháp lý

Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT.

Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế – Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.

Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội hội bắt buộc.

Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

Thông tư 23/2012/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH về sửa đổi Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.

Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH.

Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Tham khảo thêm:   Giáo án Địa lí 11 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Địa lý 11 năm 2023 - 2024

Bạn nhấn vào Tải về để xem thêm các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn Thủ tục báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thủ tục báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH Đối với các trường hợp ngừng việc/nghỉ việc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *