Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật An Dương Vương (2 Dàn ý + 13 mẫu) Phân tích An Dương Vương hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để thấy được công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và cả những sai lầm của An Dương Vương khi chủ quan, khinh địch dẫn đến nước mất nhà tan.

Phân tích nhân vật An Dương Vương gồm 2 dàn ý chi tiết kèm theo 13 bài văn mẫu phân tích nhân vật An Dương Vương được chúng tôi tổng hợp từ những bài văn mẫu hay nhất của các bạn học sinh lớp 10 trên toàn quốc. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Dàn ý số 1

I. Mở bài

– Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

– Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước

II. Thân bài

1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc

– Rời đô:

Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.

→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

– Quá trình xây thành.

+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.

+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc

→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

– Chế nỏ

+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

– Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

→ Bài học về dựng nước và giữ nước.

⇒ Tiểu kết:

– Nội dung:

+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

– Nghệ thuật:

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

2. An Dương Vương và những sai lầm

– Những sai lầm của An Dương Vương

+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

– Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

– Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

⇒ Tiểu kết:

– Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

– Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

III. Kết bài

– Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

– Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

Giới thiệu nhân vật cần phân tích.

Đất nước ta đã có từ bao giờ, mảnh đất quê hương đã chứng kiến bao lớp thế hệ ngã xuống rồi lại ươm mầm cho những thế hệ hệ tương lai. Trang sử dân tộc bắt đầu bằng mười tám vị vua Hùng và được viết tiếp bởi bao thế hệ mai sau. An Dương Vương chính là người kế tục công cuộc dựng xây đất nước ấy, một vị vua lập nhiều công lao to lớn, cũng có những sai lầm nhưng luôn sống trọn vẹn trong tâm tưởng của nhân dân.

II.Thân bài

1. An Dương Vương có công dựng nước và giữ nước

a. Rời đô

An Dương Vương là người kế tục sự nghiệp dựng nước của các vua Hùng.

Cho rời đô về vùng đồng bằng để ổn định cuộc sống con dân.

Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ sáng suốt của vị vua anh minh.

b. Xây thành Cổ Loa

  • Ban đầu: nhiều khó khăn, thành đắp đến đâu lở đến đấy.
  • Nhà vua cho lập đàn trai giới, nhờ thần Kim Quy giúp đỡ nên đã xây được tòa thành vững chắc trong nửa tháng.
  • Thành cao hào sâu, giúp bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
  • Quá trình xây thành nhiều gian nan thử thách nhưng nhà vua lại không hề từ bỏ, cho thấy đức tính kiên trì, đồng thời cũng thể hiện lên trang giấy một vị vua tài năng với tầm nhìn xa trông rộng, biết quý trọng hiền tài.
  • Thành xây được thần giúp đỡ cho thấy việc xây thành vừa hợp ý trời lại vừa lòng dân.

c. Chế nỏ thần

  • Nỏ thần được chế tạo theo sự giúp đỡ của thần Kim Quy trước khi từ biệt.
  • Nhà vua khi thần Kim Quy từ biệt đã băn khoăn: “Nếu có giặc ngoại xâm thì lấy gì mà chống ?”, thần Kim Quy đã rút móng vuốt giúp vua làm lẫy.
  • Câu hỏi cho ta thấy An Dương Vương là người biết lo xa, một vị vua luôn mang tinh thần cảnh giác cao độ trước mối nguy ngoại xâm.

d. Đánh giặc

Nhờ thành ốc kiên cố, có nỏ thần, tinh thần cảnh giác, nhà vua đã đánh thắng quân Triệu Đà.

An Dương Vương trở thành tấm gương cho công cuộc dựng nước và giữ nước.

2. An Dương Vương và những sai lầm

a. Nhưng sai lầm của An Dương Vương

  • Bằng lòng gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, không nhận ra âm mưu đằng sau hành động cầu hòa của giặc.
  • Ỷ vào sức mạnh của nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ khi quân Triệu Đà tiến vào.
  • Chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng và quên đi hiện tại.

b. An Dương Vương sửa sai

  • Tự tay chém chết con gái Mị Châu.
  • Chi tiết thể hiện sự dứt khoát của người làm vua, làm việc lớn, đặt đất nước nhân dân lên trên tình thân gia đình, tình phụ tử.
  • Đồng thời còn là sự thức tỉnh muộn màng của An Dương Vương.

3. Cái chết của An Dương Vương

  • Thần Kim Quy rẽ nước cho An Dương Vương đi xuống biển cả.
  • Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương.
  • Là tấm lòng biết ơn đời đời của nhân dân với người có công lao to lớn với đất nước.

4. Đánh giá

  • An Dương Vương là vị vua vừa có công vừa có lỗi, là hình tượng lịch sử gắn liền với bài học dựng nước giữ nước và bài học mất nước.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Kết hợp giữa yếu tố lịch sử và chi tiết hư cấu, tạo màu sắc huyền ảo cho câu chuyện.
  • Thể hiện tấm lòng ngợi ca của nhân dân với vua An Dương Vương.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận về nhân vật.
  • Nhân vật An Dương Vương là hình tượng ẩn chứa nhiều thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau này, là những bài học sâu sắc và muôn thuở cho đất nước và nhân dân. Đồng thời, dân gian cũng gửi gắm mơ ước về một đất nước hùng mạnh, độc lập, tự cường.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 1

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

(Tố Hữu)

Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại mội cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên. Vị vua đó chính là An Dương Vương.

Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

Đọc “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ta thấy được công lao, vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc, đồng thời thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.
An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua.

Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe dọa đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang, dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.

Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.

Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được Rùa vàng giúp đỡ, chi tiết Rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.

Như vậy ở phần đầu của tác phẩm, với vị trí là vua nước Âu Lạc, là người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, An Dương Vương đã khẳng định vai trò và công lao to lớn của mình trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Là một vị vua yêu nước, luôn có tinh thần trách nhiệm trước đất nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân đời đời mến phục ngợi ca.
Bi kịch nước mất, nhà tan là trọng tâm trong phần thứ hai của tác phẩm. Trong phần này, tác giả dân gian tập trung phản ánh và khắc họa những nguyên nhân dẫn tới việc mất nước Âu Lạc và thể hiện thái độ, tình cảm của mình trước trách nhiệm của mỗi nhân vật liên quan.

Về phía An Dương Vương, nhà vua là người xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính đẩy Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc, lịch sử không thể tha thứ.

Nguyên nhân nào đã đưa Âu Lạc đến diệt vong và cha con An Dương Vương bị “tan đàn, xẻ nghé”? Có thể nói, sai lầm nghiêm trọng nhất của An Dương Vương là nhà vua đã quá chủ quan, khinh địch. Nhà vua không những đã không giám sát, đề phòng Trọng Thuỷ khi hắn ở rể Âu Lạc mà khi hay tin Đà phát binh đánh Âu Lạc, An Dương Vương ỷ vào sức mạnh của nỏ thần, vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, chủ quan tự mãn, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Những sai lầm nghiêm trọng của người đứng đầu đất nước không còn cơ hội sửa chữa. An Dương thảm bại. Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, muôn dân chìm đắm trong kiếp nô lệ lầm than. Sự nghiệp dựng nước, công lao xây thành, chế tạo vũ khí để giữ nước kết tinh từ trí tuệ, mồ hôi, công sức của muôn dân, vì sai lầm của An Dương Vương, phút chốc tan tành. An Dương Vương đã phải bỏ cả thành trì để chạy thoát thân, đem theo Mị Châu hi vọng giữ lại một chút hạnh phúc gia đình. Nhưng nước đã mất thì nhà cũng tan, đến bước đường cùng, nhà vua cũng đã được Rùa Vàng cho biết: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc”. Hành động của An Dương Vương tuốt kiếm tự tay chém đầu con gái là hành động trừng phạt nghiêm khắc,dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để trừng trị kẻ đắc tội với non sông. Đặt quyền lợi của quốc gia lên trên lợi ích của gia đình, chứng tỏ nhà vua đã có sự tỉnh ngộ dù đó là sự tỉnh ngộ muộn màng, không có gì còn có thể cứu vãn, nhưng chính trong cái giờ phút thử thách quyết liệt ấy, càng khẳng định lòng yêu nước của nhà vua trước sau không thay đổi. Chính vì vậy, tuy nhà vua có mất cảnh giác chính trị để đến nỗi “cơ đồ đắm bể sâu”, nhưng trong tâm thức của dân gian, An Dương Vương vẫn mãi là một ông vua yêu nước, được nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca. Việc không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông như trong sử sách mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biến Đông, hoà vào cõi bất tử cùng non sông, đất nước đã khẳng định tình cảm đó của nhân dân ta đối với nhà vua.

Thành công nghệ thuật của truyện là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật. Kết cấu truyện chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước…). Truyện còn xây dựng được nhân vật truyền thuyết An Dương Vương với những nét tính cách, lời nói, hành động hợp lí.

Tóm lại, truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một trong những truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Trong tác phẩm, bằng trí tưởng tượng phong phú, kết hợp giữa những yếu tố hư cấu với các yếu tố lịch sử, ông cha ta đã đưa ra cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nước Âu Lạc; bày tỏ tình cảm, thái độ và cách đánh giá về An Dương Vương, Trọng Thuỷ, Mị Châu, những nhân vật của một thời kì lịch sử. Đồng thời, thông qua tác phẩm, ông cha ta cũng để lại những bài học lịch sử cho con cháu muôn đời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 2

An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy qua ngòi bút khắc họa của tác giả dân gian trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Mỗi nhân vật đều được “thần thánh hóa” tạo nên nét đặc sắc cho câu chuyện. Trong đó nhân vật An Dương Vương là một trong những nhân vật được khắc họa rõ nét từ hình ảnh đến hành động.

An Dương Vương là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Điều ấy thể hiện được việc ông dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để ổn định cuộc sống nhân dân. Khi dời đô về Cổ Loa, việc đầu tiên An Dương Vương làm đó là xây dựng thành kiên cố. Việc xây thành là để chống giặc ngoại xâm, nhưng cũng là sự chuẩn bị bảo vệ cho chính mình của An Dương Vương.

Nhưng việc xây thành không như suy nghĩ. Thực tế dù đã tập trung nhiều nhân công, nhưng ngày xây thì đêm đổ. Dù xây thành đắp lũy gặp không ít gian nan, thử thách nhưng An Dương Vương không hề bỏ cuộc. Đến mức An Dương Vương phải “lập đàn làm chay mấy tháng liền”. Chi tiết cụ già từ phương Đông đi lại báo tin cho vua biết sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp thể hiện nước cờ này của vua là đúng.

Vậy nên dưới sự giúp sức, chỉ đường dẫn lối của thần Kim Quy, An Dương Vương đã trừ được yêu tinh, xây xong thành. Hình tượng Loa Thành “cao dài hơn nghìn trượng, hình trôn ốc” thể hiện sự cảnh giác và bất khả xâm phạm tới nhân dân Âu Lạc.

Khi thần Kim Quy làm tròn sứ mệnh, từ giã ra về, An Dương Vương ngoài lời cảm tạ, đã không ngần ngại bày tỏ nỗi lòng “nhờ thần phù trợ, thành đã xây xong, nhưng làm thế nào chống giữ quận địch”. Điều này cho thấy vị vua này không tin tưởng tuyệt đối vào thành lũy, mà luôn băn khoăn lo sợ giặc ngoại xâm chiếm đóng.

Vậy nên khi được thần Kim Quy tặng móng để làm nỏ, theo lời thần dặn, An Dương Vương đã ngay lập tức tìm người chế nỏ thần. Đó là chiếc nỏ “bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch”. Thế nên, An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, vì cả vận mệnh dân tộc nằm trong tay ông, “lúc nào cũng treo gần chỗ nằm”. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhìn xa trông rộng, nên cùng với nỏ thần vua tôi An Dương Vương đã giành nhiều thắng lợi to lớn, đánh tan dã tâm xâm lược của quân Triệu Đà, đến mức “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”.

Dù là một vị vua anh minh, sáng suốt bao nhiêu nhưng cũng có lúc An Dương Vương mắc vào mưu sâu kế hiểm của địch. Vì quân Triệu Đà không thể chống lại được vũ khí và chín vòng thành của An Dương Vương nên đã trì hoãn bằng cách cầu hòa và còn cầu hôn Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương cho Trọng Thủy.

Việc đồng ý gả Mị Châu cho Trọng Thủy là một sai lầm lớn của An Dương Vương. Đến việc cho Trọng Thủy ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc lại càng sai. Đó chính là hành động “cõng rắn cắn gà nhà” mở đầu cho liên tiếp bi kịch sau này.

Có lẽ khi cho Mị Châu lấy Trọng Thủy, An Dương Vương không đứng ở góc độ là một quân vương, mà là một người cha, người cha “thấy đôi trẻ yêu thương nhau” nên không ngần ngại gả con gái mình.

Và chính sự ngây thơ của Mị Châu lại tiếp tay cho Trọng Thủy biết được bí mật quốc gia và tráo đổi nỏ thần. Trước đây An Dương Vương cảnh giác bao nhiêu thì giờ đây lại sơ hở bấy nhiêu. Vì chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần mà ngủ quên trên chiến thắng, không phòng bị gì. Đến mức khi quân Triệu Đà đánh sang cổng thành, An Dương Vương vẫn điềm nhiên mà rằng “Đà không sợ nỏ thần sao”. Để khi thức tỉnh nhận ra thì đất nước đã rơi vào tay kẻ thù.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11

An Dương Vương cùng con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế nguy cấp vô cùng, quân địch đuổi ngay sau lưng. Khi đến bước đường cùng, An Dương Vương liền chạy ra biển “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Thần Kim Quy xuất hiện và bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”.

Lúc này vua mới thật sự tỉnh ngộ, dù đau khổ vô cùng nhưng ông không ngần ngại rút gươm giết chết con gái duy nhất của mình. Hành rộng rút gươm giết con gái thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát. Khi ấy ông không còn là một người cha, ông đứng trên lập trường của một vị vua vì công lý và quyền lợi dân tộc để trừng trị kẻ tội đồ.

Cùng một lúc An Dương Vương phải chịu tới hai nỗi đau, đó là nỗi đau mất nước và nỗi đau nhà tan cửa nát. Sự hối hận muộn màng của An Dương Vương cũng là bài học xương máu, lời cảnh tỉnh cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.

Cuối cùng, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về với biển cả. Có lẽ chi tiết kì ảo cuối bài là thể hiện sự khoan dung của nhân dân dành cho vị vua ấy. Vì dù có tội nhưng đó là vô tình mà gây ra.

Thông qua phân tích nhân vật An Dương Vương ta thấy được công tội mà ông đã gây ra. Thông qua hình tượng An Dương Vương có lẽ cũng là thông điệp mà ông cha muốn gửi gắm đến thế hệ sau này về tính cảnh giác trong đấu tranh giữ nước.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 3

Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.

An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương.

Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã cho xây dựng thành kiên cố để chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Nhưng ngày xây thì đêm đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”. Chi tiết một cụ già từ phương Đông đi tới báo sẽ có người đến giúp, và sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã khẳng định tính chất đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, không lâu sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc.

Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm. Được Rùa Vàng tặng vuốt, An Dương Vương ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, Vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan sự xâm lược của quân Triệu Đà, chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác ông đã rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết không thể chống lại vũ khí đánh xa và chín vòng thành của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng cách cầu hòa. An Dương Vương không nhận ra mưu sâu kế hiểm ấy nên nhận lời. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không mảy may nghi ngờ, nhận lời gả người thân duy nhất của mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương không hề có kế sách đối phó. An Dương Vương cho Trọng Thủy qua ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối đầu tiên dẫn đến bi kịch mất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho tên gián điệp đội lốt chú rể khám phá bí mật quân sự quốc gia.

Người đứng đầu quốc gia như vậy thì con gái là Mị Châu cũng không hề nghi ngờ, để con trai kẻ thù là nội gián, nàng ngây thơ tin tưởng và tiếp tay cho Trọng Thủy tráo đổi nỏ thần. Trước đây cảnh giác bao nhiêu dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chín vòng thành và vũ khí đánh xa nhưng đến đây An Dương Vương hoàn toàn không chút cảnh giác, ngủ quên trên chiến thắng, cậy mình có nỏ thần mà không hề phòng bị. Quân Triệu Đà kéo sang, An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Sự nghiệp bao nhiêu năm gây dựng bỗng chống tan thành mây khói, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù. An Dương Vương mang theo con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế vô cùng nguy cấp, nhà vua bị đẩy đến bước đường cùng: Trước mặt là biển cả mênh mông, sau lưng quân giặc đã đuổi đến cận kề, ông thất vọng kêu cứu sứ Thanh Giang: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng xuất hiện và chỉ kẻ sau lưng chính là giặc. An Dương dù vô cùng đau khổ nhưng phải rút gươm giết chết người con gái duy nhất của mình. Hành động đó thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ông thực hiện nó khi đứng trên lập trường công dân, công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội với đất nước. Như vậy, cùng một lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch nhà tan, giết chết người con mình yêu quý. Hành động cuối cùng của ông tuy muộn màng nhưng cũng là sự thức tỉnh, bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.

Sau khi giết chết Mị Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về biển cả. Nhân dân ta đã bất tử hóa sự sống của An Dương Vương. Chi tiết kì ảo thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân. Nhân dân tiếc thương vị anh hùng có công dựng nước nhưng vì một chút lơ là mà cơ đồ đắm biển sâu. An Dương Vương tuy có tội nhưng là vô tình nên được nối dài sự sống.

Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần, để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.

Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lờ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 4

Kho tàng truyện dân gian Việt Nam là nơi đúc kết kinh nghiệm cũng như lưu giữ những giá trị lịch sử, đặc biệt là thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, chúng ta không thể không nhắc tới truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”. Bởi đây là một câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta tìm hiểu về một vị vua anh minh, tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng – An Dương Vương.

An Dương Vương là vị vua có công xây dựng và lập ra đất nước Âu Lạc. Suốt cả cuộc đời của mình, ông đã tạo dựng được những điều lớn lao mà không phải ai cũng có thể làm được. Thế nhưng, vì một chút tự tin thái quá, tin tưởng người con rể – nội gián – con trai của kẻ thù, cùng với sự tự phụ, tự mãn, ông đã khiến sự nghiệp cả đời mình dựng lên sụp đổ và cũng làm tan vỡ cả hạnh phúc của gia đình.

Trước hết, ta thấy ở An Dương Vương là một vị vua có tài có đức, biết trọng dụng người tài, biết nhìn xa trông rộng, có tài thao lược nên nhận được sự ủng hộ của muôn dân và cả thần linh. Nói ông là một vị vua có tài bởi vì chính ông là người đã gây dựng sự nghiệp của mình bằng việc lập ra đất nước Âu Lạc – đất nước mà do ông làm chủ. Mặc dù có nhiều người tài trong xã hội lúc bây giờ nhưng liệu mấy ai có đủ chí khí, tài năng mà đứng lên lãnh đạo để lập ra một đất nước của riêng mình? Nếu không có tài thao lược dẫn dắt, có đức năng hợp lòng dân thì liệu có thể xây dựng được cho mình một đế chế riêng như vậy chăng?

Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Bởi khi đó, nước ta chỉ là một vương quốc nhỏ ở phía Nam, thường xuyên bị các cường quốc bên cạnh nhòm ngó. Chính vì vậy, ông đã tìm kiếm một vùng đất để xây dựng một thành trì vững chãi chống lại quân thù. Nơi vùng đất ông chọn là vùng Phong Khê, Đông Anh ngày nay, ông lệnh cho quân lính của mình xây dựng một thành trì vững chắc có hình xoáy ốc, bên ngoài đào hào sâu, nhằm chống lại những cuộc tấn công của kẻ thù. Ngoài ra, ông cũng luôn chuẩn bị vũ khí (nỏ thần) để nghênh chiến kẻ thù bất cứ lúc nào. Nếu như không phải là một vị vua anh minh, biết nhìn xa, thì liệu An Dương Vương có thể có được những quyết định đúng đắn như vậy hay không?

Hơn thế, An Dương Vương còn là một người luôn có lòng kiên trì, quyết tâm hoàn thành công việc, dù việc đó có khó khăn đến thế nào đi nữa. Tương truyền, An Dương Vương cho “xây thành ở đất Việt Thường, nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “xây nhiều lần nhưng cứ bị sập đổ, tốn nhiều công sức”. Thế nhưng, không nản lòng, ông vẫn tiếp tục cho xây dựng thành trì trên mảnh đất ấy. Nếu như là một người dễ dàng nản chí, chịu thất bại thì liệu sau bao nhiêu lần sập đổ, “tốn nhiều công sức mà không thành”, liệu ông có tiếp tục cho xây dựng thành trì tại đó nữa hay không? Phải nói rằng, đây là một vị vua có chính kiến, có lòng kiên trì với công việc chung của đất nước, có trách nhiệm, lo lắng cho an nguy của đất nước. Chính vì thế, ông luôn kiên trì tới cùng với những quyết định của mình và thực hiện tới cùng quyết định ấy.

Không chỉ là một người có lòng quyết tâm sắt đá, ông cũng là người luôn biết trọng dụng người tài, biết trọng kẻ sĩ trong xã hội. Khi xây thành nhiều lần không được, ông đã cho người lập đàn cầu đảo mong thánh thần sẽ tới phù hộ cho công việc của mình. Thế nhưng vẫn không có kết quả, cho tới khi có một cụ già từ phương tây tới cửa thành mà than rằng: ” Xây dựng thành này biết bao giờ mới xong được?”. Chính vì câu nói này, nhà vua đã vội đón cụ vào trong điện, “vái mà hỏi rằng”. Nếu không nặng lòng với non nước, quyết tâm với công việc của mình, trọng người tài giúp ích cho việc nước thì liệu ông – một nhà vua trên cao có phải cúi mình vái một ông già xa lạ hay không? Không chỉ vậy, sau khi nghe tin sẽ được thánh thần giúp đỡ, ông đã thức dậy “chờ đợi” ở cửa đông. Thân là một vị vua trên cao nhưng luôn hết lòng vì dân vì nước. Đến khi gặp được Cao Lỗ, là một thợ làm cung tiễn giỏi, ông cũng đã đón vào cung, dành cho Cao Lỗ vị trí đặc biệt, giao cho việc chế tạo nỏ thần, cùng giúp ông việc nước. Phải nói, An Dương Vương là một vị vua tài đức, luôn sẵn lòng trọng dụng người giúp ích cho đất nước.

Không chỉ vậy, ông cũng là vị vua có tinh thần cảnh giác cao độ, có ý chí chiến đấu mạnh mẽ cùng tài chỉ huy thao lược, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho việc chiến đấu chống kẻ thù. Chính vì vậy, nhiều lần Triệu Đà ở phương Bắc mang quân đánh chiếm Âu Lạc đều bị An Dương Vương đánh bại. Đó chính là kết quả từ việc xây dựng Loa thành kiên cố cùng với việc có tinh thần cảnh giác cao độ và vũ khí sẵn sàng.

Tóm lại ta thấy rằng, An Dương Vương là một vị vua anh minh, có tài thao lược, có tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, đồng thời luôn có lòng cảnh giác cao độ với kẻ thù. Chính vì những phẩm chất đó, ông đã được sự ủng hộ của nhân dân và cả thần linh trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của mình.

Thế nhưng, sau chiến thắng trước kẻ thù mạnh, có được thành trì Loa thành vững chãi cùng vũ khí lợi hại, ông đã mắc phải những sai lầm quan trọng khiến cho mình rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Đó là sự tự phụ và mất cảnh giác với kẻ thù. Như chúng ta thấy rằng, sau chiến thắng với Triệu Đà, An Dương Vương đã ngày càng trở nên tự phụ. Ông coi mình có “nỏ thần”, một lần bắn ra trăm mũi tên, khiến cho quân giặc khiếp hãi thì chúng sẽ không tấn công Âu Lạc nữa. Chính sự tự phụ ấy đã khiến ông phải trả một cái giá đắt: Đất nước rơi vào tay kẻ thù, gia đình phải ly tán đau đớn. Ông luôn cho rằng có nỏ thần thì quân địch sẽ không dám tiến đánh Âu Lạc mà không hề nghi ngờ, cảnh giác được âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. Đến khi quân địch tới chân Loa thành, ông vẫn tự phụ cho rằng: ” Đà không sợ nỏ thần hay sao?” mà không hề biết rằng nỏ thần đã bị con rể đánh tráo.

Cũng chính vì lòng tự phụ, tự mãn ấy của bản thân mình, An Dương Vương đã lơi lỏng cảnh giác. Ông đã chấp nhận dễ dàng lời cầu hòa của Triệu Đà mà không hề nghi ngờ âm mưu mà hắn dựng lên phía sau đó. Hơn thế, ông còn chấp nhận gả con gái của mình cho con trai của kẻ thù và còn để hắn ở rể tại Loa thành. Có lẽ sự tự tin thái quá trước kẻ thù, sự mất cảnh giác, những sai lầm liên tiếp ấy chính là những nguyên nhân gây ra sự đại bại của Âu Lạc. An Dương Vương đã mất cảnh giác, lơi lỏng tới mức uống say để kẻ thù có cơ hội đánh tráo cả báu vật quốc gia. Ông đã quá tin tưởng con rể vốn là con trai của kẻ thù mà gây ra thảm kịch cho cả Âu Lạc.

Đến khi nhận ra tình thế không thể cứu vãn, bị giặc đuổi giết, An Dương Vương cũng chỉ biết đường trốn tránh mà không dám suy xét, đương đầu với kẻ thù. Sự tự mãn, tự phụ đã khiến ông mất đi tất cả! Nó khiến ông không nhận ra được mưu kế cũng như không đánh giá đúng thực lực của kẻ thù để rồi phải nhận lấy thất bại nặng nề. Cũng chính sai lầm to lớn ấy của ông khiến ông phải chính tay mình giết chết con gái ruột – người thân ruột thịt của mình. Đây là một hình phạt đau đớn nhất mà ông phải nhận khi đã buông lỏng cảnh giác với kẻ thù, gây nên những cảnh lầm than cho vương quốc. Dù sau này, ông được thần Kim Quy cứu rồi cầm sừng tê tê rẽ nước xuống biển rồi biến mất. Nhưng sự bất tử đó của ông lại đánh dấu sự kết thúc của đất nước Âu Lạc.

Tóm lại ta có thể thấy ở đây, An Dương Vương hiện lên là một vị vua thông thạo việc trị nước, có lòng thương dân, có tài có đức, là một vị vua anh minh sáng suốt. Thế nhưng chỉ vì một phút lơi lỏng cảnh giác với kẻ thù đã khiến ông mất đi tất cả, kết thúc một triều đại do ông dựng xây lên. Đó là bài học to lớn mà ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu thời sau: Phải luôn cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.

Kết thúc câu chuyện là cái chết của con gái An Dương Vương – Mị Châu. Đó là một kết thúc buồn nhưng đó là hình phạt thích đáng dành cho An Dương Vương khi chính ông đã tự tay đánh mất đất nước của mình. Bằng hình ảnh đi vào bất tử của ông, nhân dân muốn bày tỏ lòng thương tiếc với vị vua tài giỏi, đã có công dựng xây và bảo vệ đất nước, non sông.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 5

Lời thơ của nhà thơ Tố Hữu cất lên:

“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Gợi nhắc ta nhớ tới câu chuyện truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”, lấy cốt truyện dựa theo sự kiện lịch sử, truyện tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về nhân vật An Dương Vương vừa là anh hùng vừa là kẻ có tội.

Qua ngòi bút khắc họa của tác giả dân gian, An Dương Vương hiện lên là người hết lòng về đất nước. Ngài có công dựng nước và giữ nước trong những ngày đầu gian nan nhất của nhà nước Âu Lạc. Cách giới thiệu rõ ràng lai lịch của nhà vua làm tăng tính thuyết phục của yếu tố đời thực. Nỗi bận tâm, bao trăn trở của nhà vua khi “xây thành tới đâu lở tới đấy”. Sự thành tâm thể hiện qua hành động “ lập đàn, cầu đảo bách thần”. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa vàng, nhà vua xây được thành lũy kiên cố. Một vị vua anh minh như vậy nhận được sự đồng tình, ủng hộ của thần dân. Không chỉ âu lo về việc dựng nước, An Dương Vương còn nặng lòng việc giữ nước, sự bình yên cuộc sống muôn dân. Rùa vàng vì cảm động tấm lòng ấy mà trao cho vuốt làm nỏ thần bảo vệ xã tắc. Mọi vẻ đẹp của nhà vua được tác giả dân gian đậm tô thể hiện niềm kính ngưỡng trước tài đức của Người.

Nhân vật An Dương Vương được xây dựng ở hai góc nhìn vừa là người anh hùng có công lớn với đất nước vừa là người có tội với giang sơn. Nhưng xuyên suốt “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” quan điểm nhân dân vô cùng vững vàng, sáng suốt khi sử dụng các chi tiết kì ảo mà vẫn giữ được tính chân thực.

An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành. Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?

Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước. Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.

Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng – biểu tượng dân tộc – giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua – tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn – để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 6

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là một trong những truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn học nước ta về chủ đề đấu tranh giữ nước. Câu chuyện là sự sáng tạo mang đậm yếu tố thần kì của dân gian xung quanh cốt lõi lịch sử có thật về nhân vật An Dương Vương. Qua đó, chúng ta có thể thấy được An Dương Vương là vị vua có công vĩ đại trong việc xây thành đắp lũy, yêu nước thương dân nhưng vì chủ quan nên khinh địch nên khiến đất nước rơi vào tay kẻ thù.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 1498/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2004 - 2011

An Dương Vương trước hết là một vị vua yêu nước thương dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây thành đắp lũy. Ông xuất hiện với những sứ mệnh lịch sử mới; thống nhất đất nước về phương tiện dân tộc, lãnh thổ; xây dựng nhà nước sơ khai và chống giặc ngoại xâm. Ông là một trong những biểu tượng anh hùng của người Việt cổ. Việc cho xây thành Cổ Loa cho thấy tầm nhìn của một nhà quân sự tài ba và tấm lòng của một ông vua lo lắng cho vận mệnh đất nước và sự bình yên của nhân dân, chứng tỏ nhà vua đã có ý thức thiết lập một nhà nước phong kiến sơ khai với kinh thành là trung tâm, điều hành, giải quyết những công việc trong đại của đất nước. Đây là một công lao to lớn vì trước đây, ở thời đại vua Hùng, nước ta chỉ mang tính chất tổ chức của những thị tộc, bộ lạc và chưa hề có thành lũy.

An Dương Vương còn là vị vua một lòng muốn xây dựng, bảo vệ đất nước và biết trọng dụng người tài. Việc xây thành gặp nhiều khó khăn nên nhà vua lo lắng và lập đàn cầu đảo bách thần. Khi có cụ già xuất hiện từ phương đông nói về việc xây thành, nhà vua mừng rỡ, tiến hành nghi thức chào đón. Sau đó, khi Rùa Vàng xuất hiện, nhà vua dùng xe bằng vàng rước vào thành. Khi thành được xây xong và ba năm sau, Rùa Vàng từ biệt ra về, An Dương Vương lại lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng và hỏi Rùa Vàng cách chống lại quân thù. Câu hỏi “Nay có giặc ngoài lấy gì mà chống?” cho thấy ông là vị vua một lòng vì nước vì dân và luôn lắng lo cho vận mệnh dân tộc.

Tuy nhiên, sau đó, nhờ vào nỏ thần dễ dàng đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà nên nhà vua trở thành người chủ quan khinh địch. Sai lầm đầu tiên gián tiếp dẫn đến việc mất nước Âu Lạc xuất phát từ việc nhà vua gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy – con trai Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể. Nhà vua không hề hay biết đằng sau việc cầu hôn chứa đựng âm mưu chính trị thôn tính đất nước. Sai lầm thứ nhất của ông chính là nguyên nhân dẫn đến sai lầm của Mị Châu. Bởi sau khi trở thành vợ của Trọng Thủy, nàng nhẹ dạ cả tin đặt hết tình yêu và sự tin tưởng vào chồng mà không hề hay biết rằng mình bị lợi dụng và chỉ là một quân cờ trong bàn cờ chính trị. Sai lầm thứ hai của ông là khi Triệu Đà đem quân tấn công lần thứ hai, ông vì cậy có nỏ thần mà điềm nhiên đánh cờ, cho tới khi quân giặc tiến sát thì vua mới phát hiện ra lẫy nỏ bị đánh cắp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất nước. Vì cậy vào nỏ thần nên ông đã quên đi việc xây dựng quân đội và kêu gọi, đoàn kết nhân dân chống giặc ngoại xâm.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, An Dương Vương vẫn là một vị vua đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Dù cho Mị Châu là con gái ruột duy nhất của mình nhưng trước lời buộc tội của Rùa Vàng, cho rằng Mị Châu là giặc, nhà vua đã rút gươm ra chém, thể hiện ông có lập trường dứt khoát, đứng về phía vận mệnh dân tộc. Chi tiết này thể hiện sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua. Đồng thời cũng là cái giá mà ông phải trả cho sự chủ quan của chính mình.

Thông qua những chi tiết thần kì, nhân dân ta đã thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá đối với An Dương Vương. Trước hết đó là sự cảm phục, biết ơn, tự hào đối với vị vua đầu tiên tiến hành việc xây thành đắp lũy bảo vệ dân tộc, là minh chứng điển hình cho sự trưởng thành về mặt ý thức của thời đại An Dương Vương. Sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng là ẩn dụ cho sự ủng hộ của nhân dân, đồng thời biểu trưng cho sức mạnh thần bí của dân tộc. Và khi đất nước rơi vào tay giặc, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ sóng xuống biển khơi. Nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để thể hiện tình cảm, thái độ đối với người anh hùng. Họ đính chính lại lịch sử theo quan điểm của mình, xây dựng người anh hùng lí tưởng, có công với dân tộc để biến họ trở thành những tấm gương tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho các thế hệ sau.

Như vậy, nhân vật An Dương Vương hiện lên với vị thế là một người anh hùng có công lớn trong việc xây thành đắp lũy, bảo vệ đất nước nhưng cũng là vị vua vì chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Thông qua việc xây dựng nhân vật cùng những chi tiết thần kì, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã để lại bài học giáo dục vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về việc xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ đất nước, luôn phải nêu cao cảnh giác và đề phòng đối với kẻ thù.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 7

An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lời khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết, sau khi được truyền ngôi báu, An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa.

Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. (Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng gấp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.)

Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe dọa đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước.

Việc An Dương Vương lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, việc nhà vua đón mời cụ già có tướng lạ vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón xứ Thanh Giang , dùng xe bằng vàng rước Rùa Vàng vào thành đã thể hiện quyết tâm đó của nhà vua.Được sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương đã xây được Loa Thành kiên cố, là thành trì vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành.

Cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã cảm động tháo vuốt của mình cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần. Vua lại sai Cao lỗ lào nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy thành nỏ thần có sức mạnh ghê gớm. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc, khiến chúng ta lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”.Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan.

Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát , ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được làng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 8

Có lẽ trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết là những giá trị lịch sử một thời mà cha ông ta gửi gắm và là suối nguồn mát lành nuôi dưỡng văn học viết sau này. Trong số ấy, thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan và ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước, cùng tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.

Trước hết, An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Sau khi lên ngôi Vua, ngài lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần để mong xây thành được thuận lợi. Lo lắng cho an nguy của xã tắc, non sông mong muốn cho nhân dân được sống ấm no hạnh phúc nên ý thức muốn xây thành giữ nước chính là biểu hiện của một bậc thánh quân, một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, điều này là điều mà các thế hệ trước chưa ai nghĩ tới.Hơn thế nữa, ông cũng tỏ ra là người biết trọng dụng người tài.

Khi được một cụ già báo tin sẽ có xứ Thánh Giang đến giúp đỡ việc xây thành, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào trong thành, kính cẩn tiếp đón. Những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, biết quý trọng và trọng dụng người tài chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước. Sau đó, được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”.

Không chỉ dừng lại ở đấy , tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận vì sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đó cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột. Như vậy với những phẩm chất như yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với non sông và tầm nhìn xa trông rộng cùng tấm lòng bao dung, khoan hòa đấy cũng chính những phẩm chất mà cha ông ta gửi gắm vào những vị lãnh tụ vĩ đại.Nhưng An Dương Vương lại mất đề cao, cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù.

Khi thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai, vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá tin tưởng, và thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nham hiểm của kẻ thù. Ông đã không nhận ra được bản chất thâm độc, cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược nên vẫn còn ngoan cố mà không hề đề phòng hay sáng suốt phân tích tình hình.

Qua sự sai lầm và sự tin tưởng mù quáng ấy Của An Dương Vương cha ông ta muốn gửi gắm đến con cháu đời sau bài học về việc giữ nước, về sự tin tưởng, sáng suốt đặc biệt là những nhà lãnh đạo. Đó là nỗi đau mất nước sâu sắc để lại nhiều bài học đớn đau cho dân tộc, nhắc nhở nhân dân ta bài học về việc giữ nước mà cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Qua hình tượng An Dương Vương, cha ông ta đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Đồng Thời gửi gắm khát khao muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường, hùng manh.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 9

Chúng ta không khó thể nhận thấy được trong kho tàng văn học dân gian thì những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết được đánh giá chính là những giá trị lịch sử, tinh thần của người xưa. Nói đến truyền thuyết thì truyền thuyết An Dương Vương-Mị Châu-Trọng Thủy được nhắc đến là một trong những truyền thuyết tiêu biểu phản ánh bi kịch mất nước nhà tan. Đồng thời cũng còn là ý thức lịch sử của nhân dân, trong đó nhân vật An Dương Vương dường như đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Thêm với đó là tấm lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh tụ.

Đầu tiên, người đọc có thể nhận thấy được nhà vua An Dương Vương hiện lên là một vị vua yêu nước, lại còn có tính thương dân có tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của xã tắc non sông. Khi mà An Dương Vương lên ngôi vua thì ngài cũng đã lập đàn trai giới để mong cầu được bách tính ấm no, hạnh phúc. Có thể thấy được An Dương Vương là một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng và điều này cũng chính là điều mà các thế hệ trước chưa có ai nghĩ đến.

Không chỉ dừng lại ở đó thì vua An Dương Vương cũng là một người luôn biết trọng dụng người tài. Minh chứng cho điều này đó chính là khi có một cụ già báo tin là sẽ có xứ Thanh Giang giúp đỡ việc xây thành và nhà vua cũng đã dùng xe vàng rước vào trong thành, đồng thời ngài cũng kính cẩn tiếp đón. Có thể nhận thấy được những bậc hiền tài là nguyên khí quốc gia, luôn luôn biết quý trọng và trọng dụng người tài được đánh giá chính là biểu hiện của sự sáng suốt và biết xây dựng chính sách có ích cho sự cai trị và phát triển đất nước.

Nhờ nhận được sự giúp đỡ của Rùa Vàng nhà vua cho người đúc nỏ thần gọi là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Rồi tấm lòng của nhà vua còn thể hiện ở việc, sau khi Triệu Đà đem quân sang đánh thất bại bèn dùng kế cho Trọng Thủy – con trai của hắn làm rể để mật thám tin tức thì vua An Dương Vương cũng vui vẻ chấp nhận cho Mị Châu – con gái của mình lấy Trọng Thủy. Và có lẽ chính sự hòa hiếu bang giao của hai bên. Đồng thời cũng chính là truyền thống ngàn đời của người dân ta đó là yêu chuộng hòa bình đồng thời cũng không muốn xảy ra chiến tranh, xung đột. Thế rồi với những phẩm chất như yêu nước, thương dân luôn luôn lại có một tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, non sông và với tầm nhìn xa trông rộng cùng với đó là một tấm lòng bao dung, luôn chan hòa.

Điều đáng trách ở đây chính là vua An Dương Vương lại mất đi sự cảnh giác và quá tin tưởng mù quáng vào bản chất của kẻ thù. Nhất là khi vua thấy Triệu Đà đem quân sang đánh lần hai và dường như cũng cứ vẫn điềm nhiên đánh cờ vì quá tin tưởng. Chính vì bị thiếu cảnh giác vào sự mưu mô nham hiểm của kẻ thù. Chính vua An Dương Vương đã không nhận ra được bản chất thâm độc, đồng thời cố hữu và tham vọng, dã tâm của những kẻ xâm lược mà vẫn còn ngoan cố mà không phân biệt được được tình hình. Trải qua sự sai lầm cũng như sự tin tưởng đến mù quáng đó của vua An Dương Vương thì nhân dân ta đã rút ra một bài học về việc giữ nước cũng như về sự tin tưởng sáng suốt, đặc biệt là những nhà lãnh đạo đất nước.

Thông qua với hình tượng An Dương Vương thì cha ông ta cũng đã gửi gắm những thông điệp triết lí sâu sắc về việc dựng nước và giữ nước. Không những thế thì còn gửi gắm vào đó những khát khao mong muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường và hùng mạnh.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 10

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng và kể lại nguyên nhân mất nước Âu Lạc liên quan đến mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. Qua truyền thuyết, ta thấy được nhân vật An Dương Vương là một vị vua đáng được ca ngợi vì những công lao to lớn nhưng cũng đáng phê phán vì những sai lầm dẫn đến mất nước. Nhân vật An Dương Vương được xây dựng dựa trên “minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và sự suy vong của nhà nước Âu Lạc”. An Dương Vương với tầm nhìn xa trông rộng chọn vùng đồng bằng làm kinh đô để giúp cuộc sống nhân dân ổn định và xây thành lũy để bảo vệ bờ cõi. Vị vua tài đức với tầm nhìn xa trông rộng gặp không ít những lần khó khăn trong việc xây đắp thành lũy, cho đắp tới đâu thì lở tới đó. Dù gặp vô vàn khó khăn nhưng do biết trọng hiền tài mà việc xây thành đắp lũy thành công chỉ sau nửa tháng nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng.

Nhờ vào tài năng, tầm nhìn xa trông rộng cùng với sự kiên trì, mến trọng nhân tài giúp nước, An Dương Vương ghi danh muôn đời với sử sách nước nhà.

Sau khi xây thành xong, Rùa Vàng từ biệt trở về. An Dương Vương với ý thức cao độ về việc giữ nước bèn hỏi Rùa Vàng: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Với sự thành khẩn mong con dân được yên bình nên đã làm động lòng đến thánh thần mà Rùa Vàng đã đem vuốt của Rùa cho.

Khi giặc xâm lăng, nhờ thành lũy kiên cố và bộ nỏ thần được chế từ vuốt của Rùa Vàng mà đất nước được an toàn, thái bình, kẻ thù phải run sợ xin hòa. Qua đó cho thấy An Dương Vương rất anh minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, biết quý hiền tài. Nhân dân dành cho An Dương Vương một thái độ ngợi ca và tự hào. Qua chi tiết hư cấu “Rùa Vàng”, “Chiếc nỏ thần”,… kết hợp với chi tiết sự thật lịch sử đã tạo nên câu chuyện lập nước Âu Lạc.

Tuy nhiên, với những công lao to lớn đấy, An Dương Vương vẫn phạm những sai lầm để kẻ thù chiếm mất Âu Lạc.

Sai lầm đầu tiên đó là việc An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy- con của kẻ thù và cho về ở rể. Vì sự chủ quan của mình mà đã bị kẻ thù che mắt thực hiện âm mưu cướp vũ khí lợi hại. Từ sai lầm đầu tiên, An Dương Vương đã nối tiếp các sai lầm khác. Vì ỷ vào nỏ thần mà để đến khi giặc tiến hành xâm bờ cõi vẫn ung dung đánh cờ, mặc cho đất nước đang hiểm nguy. Để khi giặc tới sát thành mới biết nỏ thần đã bị đánh tráo. Sai lầm của An Dương Vương đã để lại một bài học to lớn cho chúng ta sau này: không được chủ quan, khinh địch, không được ngủ quên trong chiến thắng để tránh hậu họa về sau.

Hành động chém Mị Châu của An Dương Vương thể hiện sự dứt khoát, sửa sai của mình trong muộn màng. Trước hành động đứng về phía công lý đó, nhân dân đã bày tỏ thái độ khoan dung cũng như biết ơn tới vị vua có công lao to lớn đối với đất nước bằng việc xây dựng nên chi tiết hư cấu “Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”.

Nhân dân ta đã kết hợp chi tiết lịch sử cùng với các chi tiết hư cấu để làm nên câu chuyện truyền thuyết giải thích cho sự ra đời của nước Âu Lạc và nguyên nhân mất nước. Ngoài ra, nhân dân ta còn bày tỏ thái độ ngợi ca trước những thành quả mà An Dương Vương đã mang đến, tuy cùng với những sai lầm làm mất nước nhưng nhân dân ta vẫn bày tỏ thái độ khoan dung và nhân hậu cho vị vua này.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 11

Mở bài: Trong nền văn học Việt Nam, nếu kể đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong buổi đầu sơ khai thì văn học dân gian là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn của dân tộc Lạc Việt. Có rất nhiều thể loại được hình thành qua sự truyền miệng dân gian và hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân. Một trong số thể loại được nhiều người quan tâm và nó đã tác động đến cuộc sống của chúng ta đó chính là truyền thuyết. Khác với thần thoại, truyền thuyết phản ánh cốt lõi của lịch sử. Đó là công cuộc đấu tranh ngoại xâm bảo vệ đất nước, thể hiện niềm tự hào của dân tộc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân – Âu Cơ. Một trong những câu chuyện lịch sử để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc đó là “truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Nhân vật An Dương Vương trong tác phẩm là một nhân vật then chốt để lại bao ấn tượng sâu sắc. Đó vừa là ông vua anh minh sáng suốt nhưng vì một phút chủ quan mà dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi kịch của nhân vật để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau.

“Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa
Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc
Giếng ngọc vơi đầy hạt lệ pha
Cây cỏ vẫn cười ai bạc mệnh
Cung đình chưa sạch bụi phồn hoa
Hưng vong biết chửa, người kim cổ
Tiếng cuốc năm canh bóng nguyệt tà.”

Bài thơ vang lên như bao quát nỗi đau mất nước lẫn bi kịch lớn của tình yêu: tình yêu gia đình lẫn tình yêu đôi lứa. Xuất hiện đầu tiên và xuyên suốt cả tác phẩm, nhân vật An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết…

Tham khảo thêm:   Quyết định 109-QĐ/TW Công tác kiểm tra việc tu dưỡng đạo đức của cán bộ đảng viên

Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết

Tìm hiểu và phân tích nhân vật An Dương Vương cần đi qua công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước cũng như bài học mất nước chỉ vì chủ quan khinh địch.

An Dương Vương và công cuộc xây dựng đất nước

Khi phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy trước hết, ông là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. An Dương Vương nối nghiệp các vua Hùng đã dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương về kinh tế, văn hóa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. Bởi dễ thấy việc về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Đồng bằng với vốn đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, nuôi sống và phát triển con người. Hơn nữa, đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.

Quá trình dời đô phản ánh sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh trí tuệ bản lĩnh sáng suốt của vua An Dương Vương. Bài học ấy sau này được thế hệ đời sau dùng đến như vua Lí Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long, lập ra một triều đại oai hùng.

An Dương Vương và công cuộc bảo vệ đất nước

Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối phương. Quá trình dựng nước luôn đi liền với quá trình giữ nước, cho nên ngay khi về Cổ Loa, An Dương Vương thấy trước mối đe dọa đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sằng phòng thủ giặc ngoại xâm.

Phân tích nhân vật An Dương Vương, ta cũng nhận thấy ông tự chuẩn bị cho mình sự che chở nhân tạo là chín vòng thành. Công việc xây thành của nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thành “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “tốn nhiều công sức mà không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, không nản chí trước thất bại tạm thời, nhà vua đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Khi thấy cứ xây vào ban ngày thì đêm lại đổ, vua bèn “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”.

Chi tiết một cụ già từ phương Đông đi tới báo sẽ có người đến giúp, và sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang đã khẳng định tính chất đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Cùng với sự giúp đỡ của Rùa Vàng, chỉ nửa tháng sau thì chín vòng thành đã xây xong, tạo thành một thành lũy kiên cố bảo vệ đất nước. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ông dành cho dân tộc là như thế nào.

Hình ảnh Loa Thành “rộng hơn ngàn thước, xoắn như hình trôn ốc” phản ánh tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao độ chống giặc ngoại xâm của nhà vua và toàn thể nhân dân Âu Lạc. Không chỉ vậy ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, khi xây thành xong ông bày tỏ nỗi lòng với Rùa Vàng: “Nhờ ơn của thần, thành đã xây được. Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Nỗi băn khoăn ấy đã phản ánh nỗi lo lắng thường trực của đất nước thường có nạn giặc ngoại xâm.

Phân tích nhân vật An Dương Vương, người đọc cũng thấy khi được Rùa Vàng tặng vuốt, vị vua này đã ngay lập tức chế tạo nỏ thần, thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc xâm lược của vua tôi Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị ấy, vua tôi An Dương Vương đã giành được thắng lợi to lớn, đánh tan từng bước xâm lược của quân Triệu Đà. Quân binh Âu Lạc buộc chúng thua lớn, “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”. Điều đó khẳng định công lao và vai trò to lớn của An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Mặc dù phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương nhưng trong truyền thuyết, nhân dân ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm.

Chi tiết nhà vua xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ thần và cả việc công dụng thần kỳ của nỏ thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được lòng dân, hợp lòng trời nên được cả thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự hào về những chiến công và thành tựu kỹ thuật của nhân dân thời Âu Lạc.

Như vậy ở phần đầu của tác phẩm, với vị trí là vua nước Âu Lạc, là người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, An Dương Vương đã khẳng định vai trò và công lao to lớn của mình trong buổi đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Là một vị vua yêu nước, luôn có tinh thần trách nhiệm trước đất nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân đời đời mến phục ngợi ca.

An Dương Vương và bài học mất nước

Khi phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy cũng chính vì lợi thế có nỏ thần trong tay mà đã hình thành tính tự mãn nơi ông. An Dương Vương không ngờ rằng quân xâm lược chưa từ bỏ giấc mộng xâm chiếm bờ cõi xứ mình. Khi Triệu Đà đem quân đánh mãi không thành, y bèn nghĩ kế độc, đưa con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu – người thân thích duy nhất của ông.

An Dương Vương không mảy may chút nghi ngờ, ông đã đồng ý gả con gái mình cho con trai kẻ thù. An Dương Vương cho Trọng Thủy sang ở rễ theo tục lệ của nước Âu Lạc. Đây chính là đầu mối dẫn đến bi kịch mất nước, là cơ hội lớn cho phía tên gián điệp đội lốt chú rể khám phá bí mật quốc gia. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích chính là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.

“Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương”

“Một đôi kẻ Việt người Tần” lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng An Dương Vương không hề màng tới điều đó. Vị vua xứ Âu Lạc phần vì chủ quan phía thông gia, phần vì tin yêu con rể nên đã mất cảnh giác. Hơn nữa, trong suy nghĩ của mình, ông chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau.

Nhưng ông không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta nhưng chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ông nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi ích hòa hiếu giữa hai nước nên không hề có kế sách đối phó. Ông và các quân ung dung, vui vẻ mà không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ông đã đưa cả cơ đồ “đắm biển sâu”.

Phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy nhà vua là người xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính đẩy Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc. Ở phần sau, tác phẩm thể hiện bi kịch nước mất, nhà tan và cũng là lúc An Dương Vương chịu trách nhiệm của mình với đất nước.

Trước đây, ông cảnh giác bao nhiêu khi dời đô về, sợ kẻ thù sẽ kéo sang, nên chuẩn bị chu đáo cả chín vòng thành. Nhưng khi có được mọi thứ trong tay, An Dương Vương đã ngủ quên trên chiến thắng, không một chút cảnh giác. Ông cậy mình có nỏ thần, ngồi cùng quan lại đánh cờ, điềm nhiên trông ra bờ cõi. Khi quân Triệu Đà kéo sang, ông cười mà hỏi rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.

Sự nghiệp bao nhiêu năm nay gây dựng bỗng chốc tan thành mây khói. Cũng vì bản tính chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù. Lúc rời bỏ thành mà chạy, ông chỉ biết mang theo con gái yêu của mình mà tìm đường ra cửa biển. Trong lòng ông mong nhờ sự giúp đỡ từ phía thần Kim Quy.

Tình thế vô cùng nguy cấp, nhà vua bị đẩy đến bước đường cùng. Trước mặt ông là biển cả mênh mông, sau lưng bóng quân giặc thấp thoáng đã đuổi theo cận kề, ông thất vọng, kêu cứu sứ Thanh Giang: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau lại cứu”. Rùa Vàng nổi sóng xuất hiện và chỉ kẻ sau lưng chính là giặc.

An Dương Vương quay lưng nhìn con gái rơi nước mắt và chiếc áo lông ngỗng, ông từ từ hiểu ra và dù vô cùng đau khổ nhưng ông phải rút gươm giết chết người con gái duy nhất của mình. Hành động đó không còn dưới cương vị, danh phận của một người cha mà thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát, ông thể hiện nó khi đứng trên lập trường công dân, công lí và quyền lợi của dân tộc để trừng trị kẻ có tội với đất nước.

Phân tích nhân vật An Dương Vương, ta thấy hành động cuối cùng của ông tùy muộn màng nhưng cũng chính là cái giá cho sự thức tỉnh, là bài học xương máu cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước. Cuối cùng, ông được Rùa Vàng dẫn đi về nơi biển sâu.

Nhận xét tác phẩm khi phân tích nhân vật An Dương Vương

Xây dựng nhân vật An Dương Vương các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo: sự giúp đỡ của Rùa Vàng, nỏ thần, … để khẳng định đề cao những chiến công của ông đối với đất nước. Sau khi giết chết Mị Châu, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, rẽ nước trở về với biển cả.

Ở đoạn này, nhân dân ta đã thể hiện sự sáng tạo cốt truyện và thể hiện tấm lòng của mình. Việc bất tử hóa sự sống của An Dương Vương qua sự xuất hiện chi tiết kì ảo thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân. Nhân dân tiếc thương vị anh hùng có công dựng nước nhưng vì một chút lơ là mà cơ đồ đắm biển sâu. Phân tích nhân vật An Dương Vương, ta nhận thấy vị vua này tuy có tội nhưng là vô tình nên được nối dài sự sống. Ngoài ra, tác phẩm còn mang giọng điệu phong phú, khi ngợi ca tôn vinh, khi ngậm ngùi, chua xót cho cảnh nước mất nhà tan.

Qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã dựng lên chân dung vị vua vừa có công vừa có tội. Có công khi đã dời đô, xây dựng kinh thành kiên cố, phát triển đất nước giàu mạnh. Có tội vì đã lơ là mất cảnh giác để đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân chịu cảnh lầm than. Nhân vật đã để lại bài học sâu sắc cho muôn thế hệ sau về việc dựng nước và giữ nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 12

Nhân vật của An Dương Vương trong An Dương Vương và Mỹ Châu – truyện của Trọng Thủy đã để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả. Đó là cả một vị vua khôn ngoan và khôn ngoan, nhưng vì một khoảnh khắc chủ quan dẫn đến bi kịch mất nước. Số phận bi thảm của nhân vật để lại một bài học sâu sắc cho tất cả các thế hệ sau này.

An Dương Vương là một vị vua khôn ngoan, khôn ngoan và có tầm nhìn. An Dương Vương kế vị các vị vua Hùng đã chuyển thủ đô từ núi Nghĩa Linh đến đồng bằng Cổ Loa để mở rộng giao thương kinh tế và văn hóa. Quá trình di chuyển thủ đô phản ánh sự phát triển của nhà nước Âu Lạc, đồng thời phản ánh sự dũng cảm khôn ngoan của vua An Dương Vương.

Quá trình xây dựng đất nước luôn gắn liền với quá trình bảo vệ đất nước, nên khi trở về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã xây dựng một thành phố kiên cố để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. An Dương Vương chuẩn bị cho mình bảo vệ nhân tạo là chín vòng. Nhưng ngày xây dựng, màn đêm buông xuống, và nhà vua “thiết lập giới luật và cầu nguyện cho một lời cầu khẩn của một thiên thần” Chi tiết về một ông già từ phương Đông đến báo sẽ có người giúp đỡ, và sự hỗ trợ của Rùa Vàng đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng Loa Thành. Với sự giúp đỡ của Rùa Vàng, ngay sau khi nó được hoàn thành, chín bức tường thành phố đã được xây dựng, tạo thành một pháo đài kiên cố để bảo vệ đất nước. Hình ảnh của Loa Thành “rộng hơn một ngàn mét và xoắn như xoắn ốc” phản ánh sự cảnh giác và sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm cao chống lại quân xâm lược nước ngoài của nhà vua và toàn dân Âu Lạc.

Không chỉ vậy, anh còn có một tầm nhìn xa trông rộng, khi anh xây dựng thành phố xong, anh bày tỏ lòng biết ơn đến Rùa Vàng: Cảm ơn ân sủng của thần, thành phố đã được xây dựng. Bây giờ nếu có kẻ thù bên ngoài, chúng ta nên chiến đấu chống lại điều gì? Những mối quan tâm như vậy phản ánh mối quan tâm thường trực của đất nước thường có giặc ngoại xâm. Được tặng bởi Rùa vàng, An Dương Vương lập tức tạo ra một cây nỏ ma thuật, thể hiện quyết tâm của nhà vua đối với Âu Lạc. Và nhờ sự chuẩn bị đó, vua An Dương Vương của tôi đã giành được một chiến thắng vĩ đại, đánh bại quân đội Triệu Đà, họ đã thua rất nhiều, “chạy đến Trau Son để xây dựng pháo đài không dám chiến đấu, nên đã cầu xin hòa bình. “. Điều này khẳng định công trạng và vai trò to lớn của An Dương Vương trong giai đoạn đầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhưng vì một phút lơ là, mất cảnh giác, anh rơi vào bi kịch mất nước. Triệu Đà biết rằng mình không thể chống lại vũ khí và chín bức tường của An Dương Vương nên tìm cách trì hoãn bằng hòa bình. An Dương Vương không nhận ra rằng kế hoạch luẩn quẩn nên chấp nhận. Triệu Đà cầu hôn tôi Châu cho Trọng Thủy. An Dương Vương cũng không có bất kỳ nghi ngờ nào, chấp nhận kết hôn với người thân duy nhất của mình với con trai của kẻ thù. An Dương Vương không có kế hoạch đối phó. An Dương Vương cho phép Trọng Thủy ở lại nhà vợ theo phong tục của Âu Lạc. Đây là manh mối đầu tiên dẫn đến thảm kịch mất đất nước sau này, An Dương Vương đã tạo cơ hội thuận lợi cho một điệp viên trong chiêu bài khám phá bí mật quân sự quốc gia.

Người đứng đầu đất nước như thế, con gái của Mỵ Châu không nghi ngờ gì, vì vậy mà con trai của kẻ thù là người trong cuộc, cô hồn nhiên tin tưởng và giúp Trọng Thủy đổi nỏ. Trước đây cảnh giác với việc di chuyển thủ đô, vì sợ rằng kẻ thù sẽ kéo vào, nên chuẩn bị chín bức tường thành và vũ khí để bay đi, nhưng đến đây, An Dương Vương hoàn toàn không biết, ngủ trên chiến thắng, hy vọng anh ta có nỏ ma thuật mà không cần phòng thủ . Quân Đà Đà kéo vào, An Dương Vương vẫn bình tĩnh ngồi cờ và vừa cười vừa hỏi: “Đà không sợ nó à?”. Trong nhiều năm sự nghiệp, anh bất ngờ chống lại việc tan thành mây, vì chủ quan, mất cảnh giác, An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay kẻ thù.

An Dương Vương, người đưa con gái Mê Châu chạy trốn, đang ở trong một tình huống rất nguy hiểm, nhà vua bị đẩy ra cuối đường: Trước mặt anh, anh rẽ một nơi to lớn, phía sau quân địch, anh đuổi theo. Anh sang một bên. giải cứu sứ Thanh Giang: “Trời làm hại tôi, đâu là sứ của Thanh Giang để nhanh chóng cứu anh ấy”. Rùa vàng xuất hiện và chỉ có kẻ đứng sau nó là kẻ thù. An Dương, dù đau khổ vô cùng, vẫn phải rút gươm để giết con gái duy nhất của mình. Hành động này cho thấy quyết tâm và quyết đoán, ông thực hiện nó khi đứng ở vị trí công dân, công lý và quyền của người dân để trừng phạt tội nhân với đất nước. Vì thế, cùng lúc An Dương Vương phải đối mặt với hai bi kịch: bi kịch mất nước và bi kịch của ngôi nhà, giết chết đứa con trai yêu dấu của mình. Hành động cuối cùng của anh là muộn màng nhưng cũng thức tỉnh, bài học đẫm máu cho thế hệ tiếp theo trong quá trình giữ nước.

Sau khi giết Mê Châu, An Dương Vương lấy bảy inch sừng tê giác để trở về biển. Nhân dân ta đã bất tử hóa cuộc đời của An Dương Vương. Chi tiết huyền diệu cho thấy tình cảm và thái độ của mọi người. Mọi người thương tiếc người anh hùng đã giúp xây dựng đất nước, nhưng vì một chút lơ là, con tàu đắm đã chìm sâu. An Dương Vương, dù có tội nhưng vô tình kéo dài cuộc sống của mình.

Xây dựng nhân vật An Dương Vương, các tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố ma thuật: sự giúp đỡ của Rùa vàng, nỏ ma thuật, v.v … để khẳng định thành quả của mình trong nước. Giai điệu phong phú, khi ca ngợi khen ngợi, khi xót xa, thấm thía cho cảnh quê quê mất.

Thông qua các văn bản của An Dương Vương và Mê Châu – Trọng Thủy, các tác giả dân gian đã tạo nên bức chân dung của vị vua có cả công đức và tội lỗi. Được khen ngợi sau khi di chuyển thủ đô, xây dựng một thành phố kiên cố, phát triển một đất nước giàu có và thịnh vượng. Có tội vì bỏ bê mất bảo vệ để đất nước rơi vào tay kẻ thù, người dân sẽ phải chịu cảnh khốn khổ. Nhân vật này đã để lại một bài học sâu sắc cho các thế hệ xây dựng và bảo vệ đất nước, luôn đề cao sự bảo vệ của mình trước kẻ thù.

Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mẫu 13

Nhắc chúng tôi về câu chuyện truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, dựa trên một câu chuyện dựa trên các sự kiện lịch sử, những câu chuyện gây ấn tượng mạnh với độc giả về nhân vật An Dương Vương và một anh hùng đều có tội.

Qua ngòi bút của tác giả dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một người hết lòng trở về nước. Ông có công xây dựng và bảo vệ đất nước trong những ngày khó khăn nhất của nhà nước Âu Lạc. Giới thiệu rõ ràng về nền tảng của nhà vua làm tăng sức thuyết phục của yếu tố đời thực. Mối quan tâm, lo lắng của nhà vua khi “xây dựng đến nơi hạ cánh”. Sự chân thành thể hiện trong hành động “lập một diễn đàn, cầu nguyện cho đảo thần”. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa vàng, nhà vua đã xây dựng một pháo đài kiên cố. Một vị vua thông minh như vậy đã nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ của các đối tượng của mình. Không chỉ lo lắng về việc xây dựng đất nước, An Dương Vương còn rất nặng nề trong việc giữ gìn đất nước và cuộc sống bình yên của mọi dân tộc. Con rùa vàng chạm vào trái tim cô và trao nó cho cô như một cây nỏ để bảo vệ công xã. Tất cả vẻ đẹp của nhà vua được tác giả dân gian thể hiện một cách táo bạo trong sự ngưỡng mộ về công lao của ông.

Nhân vật An Dương Vương được xây dựng theo hai quan điểm, vừa là anh hùng có công lớn với đất nước vừa có tội với Giang Sơn. Nhưng xuyên suốt “Câu chuyện về An Dương Vương và Mê Châu – Trọng Thủy”, quan điểm của người dân là vô cùng ổn định và sáng suốt khi sử dụng các chi tiết kì diệu trong khi vẫn duy trì tính chân thực.

An Dương Vương đã xây dựng Co Loa nhiều lần nhưng khi được bảo hiểm, nó lại đến. Nhà vua giúp đỡ bằng tinh thần đã xây dựng thành phố. Kể rằng sự giúp đỡ kỳ diệu đó, người dân muốn khẳng định An Dương Vương là một vị vua có lòng yêu nước và bảo vệ đất nước. Làm thế nào để bản chất mất cảnh giác của nhà vua?

Bị mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện ra bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn để Trọng Thủy cầu hôn tôi Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc. Trọng Thủy đã lừa dối tôi Châu, lén nhìn vào chiếc nỏ ma thuật và cố gắng lừa đảo nỏ, Mê Châu tiết lộ bí mật quốc gia cho Trọng Thủy để biết vũ khí nguy hiểm của đất nước. Khi Triệu Đà xâm chiếm, An Dương Vương tin tưởng chiếc nỏ ma thuật. Anh vẫn bình tĩnh chơi cờ và cười. Anh ta nói rằng Da không sợ nỏ ma thuật. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng quốc phòng của đất nước phải luôn cảnh giác với kẻ thù mọi lúc, mọi nơi. Thế là đất nước rơi vào bi kịch một lúc, ngôi nhà bị giải thể.

Đây là một bài học chuyên đề trong việc bảo vệ đất nước. Tạo chi tiết về Rùa vàng, Mê Châu, nhà vua chặt đầu con gái, nhân dân ta muốn thể hiện thái độ công bằng với lịch sử. Con rùa vàng – biểu tượng của quốc gia – đã giúp nhà vua xây dựng tòa thành của mình, kiềm chế trí tuệ, sự sáng tạo và sự kiên trì của cha mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia. Con rùa vàng gọi Me Chau là kẻ thù vì cô là người có trái tim sai trái trên đầu, vì vậy cô phải chịu cái chết của cha mình khi người đứng đầu quốc gia bị trừng phạt. Nó cũng thể hiện thái độ không khoan nhượng của người dân đối với bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Mặc dù nhà vua có công xây dựng và bảo vệ đất nước, ông đã chủ quan và mất cảnh giác trước kẻ thù của mình, dẫn đến một thảm kịch của quốc gia, gia đình và cá nhân. Tai họa xảy ra, An Dương Vương đặt đất nước vào nhà, vua quan hệ – tôi vào mối quan hệ cha con (tàn sát Mê Châu). Con rùa vàng dẫn nhà vua xuống biển, không cho phép anh ta chết, cũng không để kẻ thù lấy thi thể của nhà vua. Chi tiết này cho thấy niềm tự hào dân tộc. Thể hiện sự cảm thông và tôn trọng của mọi người đối với An Dương Vương, mặc dù anh ta phạm tội lớn – để mất đất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha anh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật An Dương Vương (2 Dàn ý + 13 mẫu) Phân tích An Dương Vương hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *