Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn gồm bài văn mẫu cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm Phân tích Dục Thúy sơn.

Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài Dục Thúy Sơn

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn.

2. Thân bài:

*Bức tranh thiên nhiên núi Dục Thúy:

– Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thúy được miêu tả thông qua điểm nhìn từ xa:

  • “Liên hoa phù thủy thượng”: dáng núi giống như đóa sen thanh cao, nổi trên mặt nước -> hình ảnh ẩn dụ độc đáo, thú vị.
  • “Tiên cảnh”: cảnh đẹp ở chốn tiên, “trụy”: rơi từ trên cao xuống -> nhấn mạnh núi Dục Thúy chính là cảnh đẹp chốn bồng lai tiên cảnh rơi xuống cõi trần.

– Núi Dục Thúy được gợi tả cận cảnh:

  • “Tháp ảnh”: bóng của ngọn tháp soi lên mặt nước, “trâm thanh ngọc”: chiếc trâm ngọc màu xanh -> hình ảnh so sánh thú vị, ví bóng tháp soi trên mặt nước giống như cái trâm cài tóc của người con gái.
  • “Ba quang”: ánh sáng sóng nước, “thúy hoàn”: mái tóc biếc -> liên tưởng ánh sáng sóng nước giống như chiếc gương, dáng núi phản chiếu trên dòng nước như đang soi mái tóc biếc.
Tham khảo thêm:   Thủ tục kê khai thuế khi mới thành lập doanh nghiệp

*Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật:

– Sử dụng thành công biện pháp so sánh, ẩn dụ.

– Hình ảnh thơ mĩ lệ, giàu sức gợi.

– Ngôn từ cô đọng.

3. Kết bài:

– Khẳng định vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên.

Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài Dục Thúy sơn

Từ trước tới nay, thiên nhiên luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao nhà văn, nhà thơ. Các tác giả đã họa nên vô vàn cảnh sắc tươi đẹp trong những sáng tác của mình. Ta bắt gặp phong cảnh trong trẻo ở đất Phật Hương Sơn trong “Hương Sơn phong cảnh” – Chu Mạnh Trinh hay bức tranh quê hương thanh bình trong “Thiên trường vãn vọng” – Trần Nhân Tông,… Nguyễn Trãi cũng không ngoại lệ. Ông đã mang đến nhiều tác phẩm viết về đề tài này, góp phần làm nên sự phong phú cho nền thơ ca trung đại. Tiêu biểu nhất phải kể đến thi phẩm “Dục Thúy sơn”, rút từ tập “Ức Trai thi tập”. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ được khắc họa trong bài thơ đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu đậm, khó phai.

Ngay ở câu thơ mở đầu, thi nhân đã khẳng định núi Dục Thúy chính là “tiên san”- ngọn núi tiên:

“Hải khẩu hữu tiên san;
Tiền niên lũ vãng hoàn.”

(“Cửa biển có non tiên;
Từng qua lại mấy phen.”)

Ngọn núi được mệnh danh “núi thơ” có vị trí gần ngay cửa biển. Dù đã nhiều lần qua lại nhưng nhân vật trữ tình vẫn cảm thấy núi Dục Thúy thật đẹp, như chốn tiên cảnh vậy. Cụm từ “tiên san” đã nhấn mạnh vào cảnh sắc trong trẻo, thoát tục ở nơi đây.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 3 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3 - Family and Friends

Để miêu tả bức tranh toàn cảnh, nhà văn quan sát, cảm nhận từ xa, qua điểm nhìn rộng lớn, khái quát:

“Liên hoa phù thủy thượng;
Tiên cảnh trụy trần gian.”

(“Cảnh tiên rơi cõi tục;
Mặt nước nổi hoa sen.”)

Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thủy thượng” và từ “phù” đã góp phần lột tả khung cảnh ở núi Dục Thúy. Dáng núi cao lớn, kì vĩ được ví với đóa sen thanh cao nổi trên mặt nước. Trong câu thơ phiên âm, ta thấy nhà thơ không hề sử dụng từ ngữ biểu thị việc so sánh mà chỉ dùng động từ “phù”. Như vậy, Nguyễn Trãi coi dáng núi và hoa sen giống nhau hoàn toàn, đến mức có thể hợp làm một. Hình ảnh đóa sen mang ý nghĩa biểu tượng, gợi nhắc đến sự thuần khiết, thoát tục. Giờ đây, núi Dục Thúy cũng giống như loài hoa kia, đẹp đến độ tinh khôi, trong trẻo, ngỡ như “cảnh tiên rơi cõi tục” vậy. Từ “trụy” mang nghĩa rơi, rớt. Viết “tiên cảnh trụy”, nhà thơ như muốn nhấn mạnh phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây chính là cảnh đẹp từ chốn tiên rơi xuống dương thế.

Bức tranh thiên nhiên núi Dục Thúy tiếp tục được khắc họa qua cái nhìn cận cảnh, cụ thể:

“Tháp ảnh trâm thanh ngọc;
Ba quang kính thúy hoàn.”

(“Bóng tháp hình trâm ngọc;
Gương sông ánh tóc huyền.”)

Khi xưa, Trương Hán Siêu – người đặt tên cho ngọn núi, từng viết trong “Dục Thúy sơn” rằng “Trung lưu quang tháp ảnh,” (“Lòng sông in bóng tháp,”). Tiếp bước tiền nhân, Nguyễn Trãi cũng miêu tả hình ảnh bóng tháp soi trên mặt nước. Tuy nhiên, câu thơ của ông có hồn, trữ tình hơn nhờ việc so sánh bóng tháp giống như cái trâm ngọc xanh. Kế đến, hình ảnh sóng nước được gợi tả cụ thể qua liên tưởng “ba sông kính thúy hoàn”. Ánh sáng dòng nước như chiếc gương khổng lồ, còn dáng núi phản chiếu trên bề mặt như đang soi mái tóc xanh biếc. Có thể thấy, chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt sắc ở núi Dục Thúy. Qua đây, ta cũng thấy được bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo của thi sĩ. Trong thơ cổ, các tác giả thường lấy chuẩn mực thiên nhiên để khắc họa nét đẹp con người. Còn Nguyễn Trãi thì hoàn toàn ngược lại. Như vậy, những yếu tố “phá cách” về nghệ thuật cũng là một nét đặc sắc của tác phẩm.

Tham khảo thêm:   Nghị định 104/2014/NĐ-CP Quy định mới về khung giá đất

Với hình ảnh thơ mĩ lệ, giàu sức gợi, ngôn từ cô đọng cùng việc sử dụng thành công biện pháp so sánh “Tháp ảnh trâm thanh ngọc;/ Ba quang kính thúy hoàn”, ẩn dụ “Liên hoa phù thủy thượng”, thi sĩ đã miêu tả rõ nét bức tranh tươi đẹp, huyền ảo như chốn cảnh tiên ở núi Dục Thúy. Những liên tưởng, hình dung mới lạ trong tác phẩm cũng cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tấm lòng yêu mến thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Giống như bao bài thơ viết về danh lam thắng cảnh của đất nước, “Dục Thúy sơn” đã mang đến cho bạn đọc một khung cảnh non nước hữu tình. Đồng thời, giúp ta hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ – một con người nhạy cảm, lãng mạn và phóng khoáng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *